Biện pháp 1: Quản lý tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục trường mầm non hai bà trưng thành phố phủ lý tỉnh hà nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 75 - 78)

nhận thức về tầm quan trọng của công tác XHHGDMN

a. Mục tiêu của biện pháp:

Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho mọi người về vai trò, tầm quan trọng của GD, công tác XHHGD, trách nhiệm tham gia giáo dục.

Nhận thức được đầy đủ, thấu đáo những quan điểm, đường lối chủ trương cơ bản của Đảng và Nhà nước trong XHHGDMN sẽ tạo ra sự chuyển biến mới về nhận thức trong toàn XH về tầm quan trọng của XHHGD và tăng cường quản lý XHHGDMN đối với sự phát triển của đất nước cũng như đối với quyền lợi, lợi ích của mọi cơng dân.Từ đó thiết thực tham gia mang tính tự nguyện, tự giác đối với cơng tác XHHGD nói chung và QLXHHGDMN nói riêng.

b. Nội dung biện pháp:

Đẩy mạnh, quán triệt, tuyên truyền rộng rãi tới các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các tổ chức CT-XH, các ban ngành, đồn thể địa phương, các tầng lớp nhân dân, GV, NV, CMHS về quan điểm GD của Đảng, coi “Giáo dục là quốc sách hàng

đầu” tuyên truyền Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp: Nghị quyết Đại hội Đảng toàn

quốc lần thứ VIII, IX, X, XI, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Phủ Lý, .... - Luật giáo dục năm 2005, đưa “Luật giáo dục” vào cuộc sống;

- Nghị quyết 05/ 2005/ NQ-CP của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao;

- Quyết định số 161/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Thơng tư liên tịch số 05/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC về một số chính sách phát triển Giáo dục mầm non;

- Những mơ hình GDMN mới, nhân tố điển hình trường chất lượng cao, điểm sáng về GDMN trong toàn thành phố và trên tồn quốc. Từ đó làm cho XH hiểu sâu sắc về vai trò quan trọng của GD trong chiến lược phát triển KT-XH của đất nước, XD ý thức cộng đồng trách nhiệm, mọi người cùng tham gia chăm lo phát triển và QLGD, tạo dựng môi trường GD lành mạnh, đảm bảo nề nếp kỷ cương trong nhà trường, đặc biệt là đội ngũ CBGV và học sinh phải giữ vai trò chủ động, nòng cốt trong việc tạo ra mơi trường trên. Đồng thời phát huy vai trị tích cực của gia đình trong cơng tác CSGD trẻ, tạo mơi trường thuận lợi để con em học có điệu kiện học tập tốt nhất, ngăn chặn những tác động tiêu cực của môi trường xã hội ảnh hưởng đến trẻ.

Huy động các lực lượng tham gia vào q trình đa dạng hóa các hình thức học tập, huy động các lực lượng đóng góp nhân lực, vật lực, tài lực để XD trường lớp, mua sắm TBDH phục vụ dạy và học, góp phần chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho giáo viên, giúp đỡ trẻ em nghèo, khuyến khích bé giỏi- bé chăm ngoan, bồi dưỡng nhân tài cho địa phương và đất nước.

c. Cách thức tiến hành:

Trước hết tổ chức các lớp tập huấn, các hội nghị triển khai để quán triệt chủ trương, đường lối XHHGD và QLXHHGD của Đảng và Nhà nước.

Thứ nhất: Là phát huy tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân, thông

qua Đại hội giáo dục các cấp để nâng cao nhận thức của cán bộ lãnh đạo và nhân dân về vị trí, vai trị của GD - ĐT, GDMN, huy động toàn XH, đặc biệt là các đối tượng chính sách, người nghèo được thụ hưởng thành quả GD&ĐT ở mức độ ngày càng cao. Các ngành, các cấp và các đoàn thể từ xã, phường, quận, huyện đến thành phố quan tâm tuyên truyền, vận động tập trung chỉ đạo và ưu tiên đầu tư các nguồn lực (con người, tài chính, đất đai…) cho phát triển GD&ĐT của các địa phương.

Thứ hai: Tổ chức hội thảo, tọa đàm, tư vấn:

Hàng năm cứ vào dịp nghỉ hè, Phòng GD&ĐT Thành phố lại tham mưu với Thành ủy-HĐND-UBND Thành phố tổ chức cho 100% CBQL các nhà trường tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm với những địa phương có phong trào GDMN tốt, tổ chức cho 100% CBQL được quán triệt và học tập nhiệm vụ năm học, đặc biệt các nhiệm vụ trọng tâm của ngành ln được bàn bạc tham gia đóng góp của tất cả các cơ sở giáo dục trên địa bàn và từ đó giao nhiệm vụ cho từng ngành để cùng chăm lo

cho GDMN, đặc biệt yêu cầu lãnh đạo các xã, phường có trách nhiệm về tổ chức hội nghị tại địa phương và tiếp tục giao nhiệm vụ cho các phòng ban, tổ của địa phương cùng chăm lo cho GD nói chung và GDMN nói riêng.

Nội dung công khai:

+ Nhà trường thông qua báo cáo tổng kết năm học trước (cũ).

+ Thông qua kế hoạch của năm học mới nội dung cần bàn sâu, đó là việc huy động các lực lượng, nâng cao chất lượng CSGD, cần chăm sóc cháu ăn ngủ như thế nào? GD nội dung gì? và các hội thi cần triển khai, cần phải phối hợp với phụ huynh học sinh và các ban ngành đoàn thể địa phương...

- Học phí và các khoản thu khác đặc biệt công tác XD trường các đại biểu đóng góp ý kiến, tư vấn cho nhà trường để nâng cao chất lượng CS-GD trẻ toàn diện trong nhà trường và huy động được nhân lực, vật lực, đóng góp, ủng hộ cho việc xây dựng cải tạo tu sửa cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị ở nhà trường.

Thứ ba: Sử dụng sức tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng:

- Tổ chức tốt công tác tuyên truyền vận động, cung cấp thông tin cho các LLXH về vị trí, vai trị của GDMN cũng như nhận thức về XHHGDMN.

- Luôn luôn đổi mới nội dung tuyên truyền về kiến thức CS-ND, giáo dục trẻ cho các bậc cha mẹ phù hợp với nhiệm vụ của cấp học và điều kiện thực tế của nhà trường.

- Tích cực phối hợp với cơ quan, ban ngành chức năng chỉ đạo, tổ chức thực hiện cơng tác thơng tin, truyền thơng bằng nhiều hình thức, các thành tựu, giải pháp phát triển GDMN của địa phương, phổ biến những quy định của ngành thông qua hoạt động thực tiễn và các hoạt động chuyên môn của ngành để chia sẻ kinh nghiệm; phổ biến kiến thức khoa học về nuôi dạy con cho cha mẹ trẻ và trong cộng đồng dân cư. Những nơi có điều kiện xây dựng trang thông tin điện tử để phụ huynh, các ban ngành đoàn thể…trao đổi về cách ni dạy con tại gia đình.

Chủ động giới thiệu, viết tin, viết bài cho các phương tiện thông tin đại chúng… nhằm phát huy ảnh hưởng của GDMN đối với XH, đồng thời tích cực huy động sự tham gia của cha mẹ và cộng đồng cùng chăm lo cho GDMN. Yêu cầu phải đảm bảo nề nếp thường xuyên về thông tin báo cáo các hoạt động CS-ND, giáo dục trẻ hàng tháng và GD theo chủ đề, các lớp phối hợp chặt chẽ với phụ huynh qua

thơng báo trên các góc tun truyền nhằm nâng cao chất lượng CS-ND-GD trẻ toàn diện.

Đồng thời chỉ đạo các nhóm lớp xây dựng góc tuyên truyền về nội dung hoạt động và kết quả chăm sóc giáo dục trẻ qua các ngày, tuần, tháng, kỳ (đặc biệt phát huy tính tích cực của Đảng viên).

Thứ tư: Phát động phong trào biên soạn sưu tầm các tài liệu để tuyên truyền quản lý công tác XHHGDMN:

Như các Nghị quyết, Nghị định, Quyết định, Đề án; các bài phát biểu của lãnh đạo, của nhân dân có nói về cơng tác XHHGDMN.

Đồng thời các nội dung GD về chăm sóc sức khoẻ, nâng cao chất lượng GD toàn diện; chuyên đề, cuộc vận động của Đảng, Nhà nước, ngành nhằm giúp cho nhà trường được đón nhận sự quan tâm giúp đỡ của các tập thể, cá nhân chăm lo cho GDMN. Nội dung các tài liệu trưng bày cần được biên soạn ngắn gọn, thiết thực, thay đổi cập nhật thơng tin thường xun, hình thức phong phú hấp dẫn để mọi người dễ xem, dễ ghi nhớ.

d. Điều kiện thực hiện:

- Đối với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương: Nhận thức đúng đắn về những kiến thức cần CSGD trẻ, về cơ chế quản lý XHHGD nói chung và GDMN nói riêng để nâng cao trách nhiệm của mình trước Đảng, trước nhân dân, chủ động việc hoạch định, chỉ đạo vận động toàn XH tham gia XD GDMN.

- Đối với ngành Giáo dục: Đội ngũ CBQL, GV sẽ làm tốt vai trò nòng cốt, hạt nhân trong việc nâng cao nhận thức cho mọi LLXH và các tổ chức xã hội tham gia tích cực, chủ động đối với sự nghiệp GDMN.

- Đối với các LLXH và nhân dân: Xác định rõ vị trí, vai trị trách nhiệm của mình, tham gia tích cực và chủ động vào các hoạt động chăm sóc các thế hệ tương lai của đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục trường mầm non hai bà trưng thành phố phủ lý tỉnh hà nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)