triển nhà trường
a. Mục tiêu biện pháp:
Biện pháp này nhằm tạo ra môi trường GD thực sự dân chủ, lành mạnh, thực hiện theo quan điểm GD của dân, do dân, vì dân, GD gắn chặt với lợi ích của cộng đồng, đáp ứng yêu cầu đa dạng của cộng đồng theo triết lý: Giáo dục là giáo dục cho mọi người, học tập là hoạt động suốt đời. Thực hiện dân chủ, tức là nhằm phát
huy quyền làm chủ, khơi dậy tiềm năng trí tụê của tập thể, góp phần xây dựng nhà trường văn hố, tăng cường trách nhiệm của tất cả mọi người trong việc thực hiện công tác quản lý giáo dục. Việc phát huy dân chủ sẽ giúp nhà trường huy động được sức mạnh tổng hợp của tập thể sư phạm nhà trường và cộng đồng để xây dựng và phát triển nhà trường, nhờ đó sự nghiệp GD&ĐT khơng cịn khép kín trong nhà trường mà trở thành sự nghiệp của toàn XH. Xây dựng kế hoạch để huy động cộng đồng nhằm xây dựng nhà trường phát triển một cách có quy hoạch tổng thể.
b. Nội dung của biện pháp:
Trong nhà trường, khái niệm “Dân” được hiểu là các đối tượng có liên quan đến mọi hoạt động của nhà trường, đó là tập thể sư phạm, học sinh, hội CMHS, các tổ chức xã hội có liên quan. Dân chủ hố GD, dân chủ hoá nhà trường một mặt đảm bảo quyền học tập của mọi người (học sinh), mặt khác tạo điều kiện để nhân dân phát huy quyền làm chủ của mình trong giáo dục, các nghĩa vụ đóng góp, xây dựng nhà trường, nhà trường cần nhận thức một cách đầy đủ ý nghĩa của nó.
Dân chủ hố quản lý nhà trường gắn liền với việc tăng cường quyền tự chủ của nhà trường, với việc lôi cuốn các LLXH vào việc tổ chức và QL công việc nhà trường. Hiệu trưởng nhà trường phải có kế hoạch, biện pháp thu hút các LLXH, các ban ngành, đặc biệt là các bậc phụ huynh học sinh, cộng đồng dân cư tự nguyện tham gia GD, cùng quan tâm đến việc học tập của con em, đóng góp cơng sức, tiền của, góp phần xây dựng CSVC cho nhà trường. Khi các cấp, các ngành và tồn XH đã thực sự bị lơi cuốn, tự nguyện đầu tư vật chất, tinh thần cho GD và như vậy là họ đã tham gia vào công việc quản lý nhà trường, hiệu quả giáo dục của nhà trường sẽ được nâng cao hơn.
Trong nhà trường, ngồi Chi bộ Đảng, có tổ chức đồn thể như tổ chức Cơng đồn, Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội CMHS. Các tổ chức trên nhất thiết đều phải hoạt động có tính đồng bộ và thống nhất vì mục đích chung của nhà trường. Hiệu trưởng phải nắm vững chức năng, nhiệm vụ của mình để điều hành thống nhất hoạt động của tổ chức trong nhà trường. Tuy nhiên, trong q trình điều hành, hiệu trưởng khơng nên q cứng nhắc, mà cần quan tâm đến việc hình thành, duy trì và phát triển được mối quan hệ con người tốt đẹp. Đảm bảo thực hiện công khai dân chủ trong mọi hoạt động, nhất là với các nguồn tài chính.
Đối với việc xây dựng kế hoạch: Ngay từ đầu mỗi năm học, hiệu trưởng phải xây dựng được kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học, sau đó chỉ đạo các tổ chức cá nhân căn cứ chức năng nhiệm vụ xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ. Hiệu trưởng lấy ý kiến của tập thể, cá nhân rồi tổ chức thực hiện.
c. Cách thức tiến hành:
Để thực hiện dân chủ hóa trong nhà trường, hiệu trưởng phải thực hiện tốt các biện pháp sau:
Xây dựng đủ các loại kế hoạch và công khai mọi kế hoạch của nhà trường thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, trang website của nhà trường, qua bản tin nhà trường. Kế hoạch phải đảm bảo các nguyên tắc nói chung, trong đó phải quan tâm đến điều kiện thực tế của nhà trường, nhằm đảm bảo tính khả thi. Kế hoạch XHHGD được xây dựng trên một số yếu tố sau: Mục tiêu của việc huy động xã hội; xác định đối tượng huy động; phân cơng ai giữ vai trị chủ thể huy động? kết quả dự kiến đối với từng đối tượng; thời gian thích hợp nhất. Nguyên tắc ưu tiên để sử dụng trong quá trình triển khai thực hiện huy động cộng đồng. Đồng thời với đó, q trình thực hiện phải ln làm tốt cơng tác tổ chức, triển khai chi tiết cho từng hoạt động, theo dõi, nhận xét đánh giá hiệu quả, đề ra các giải pháp thực hiện và điều chỉnh kế hoạch. Do vậy, hiệu trưởng phải xây dựng kế hoạch tổng thể, chi tiết trong việc xây dựng CSVC cho nhà trường, nắm vững những quy định về CSVC đối với trường MN của Bộ GD&ĐT, điều kiện của địa phương, từ đó xây dựng kế hoạch tổng thể, hợp lý, khoa học.
Tổ chức hội thảo, hội nghị, đại hội cán bộ công chức, viên chức, xin ý kiến cán bộ quản lý, giáo viên, CMHS về kế hoạch của nhà trường.
Đặc biệt với nguồn tài chính trong nhà trường phải đảm bảo đúng nguyên tắc tài chính, thu chi rõ ràng, việc huy động các nguồn lực phải được sự đồng tình ủng hộ của quần chúng nhân dân và các lực lượng tham gia ủng hộ xây dựng nhà trường.
Đầu năm, tất cả các tổ chức trong nhà trường phải sớm được kiện toàn. Chi bộ Đảng, BGH, cơng đồn, đồn thanh niên, Hội CMHS, các tổ chuyên môn trong trường, nghiên cứu, bàn bạc để đề ra các chỉ tiêu và những biện pháp cơ bản trong phương hướng hoạt động chung của năm học. Trong các buổi họp của các tổ chức này cần phải tăng cường sự tham gia ý kiến vào việc quản lý nhà trường, vào quá trình hoạch định chính sách và ra quyết định. Tổ chức hội nghị CB-CN-VC để tập
thể tranh thủ ý kiến của quần chúng, thống nhất thành văn bản, nghị quyết và mọi người sẽ thực hiện theo văn bản nghị quyết đó. Hiệu trưởng và BGH đóng vai trị nịng cốt trong q trình dân chủ hóa giáo dục đào tạo: Chủ động xây dựng quy chế làm việc của trường, quy chế phối hợp với các tổ chức khác trong và ngoài nhà trường. Hướng dẫn các tổ chức đoàn thể xây dựng quy chế làm việc, dân chủ bàn bạc các chế tài xử lý khi nếu vi phạm, khen thưởng nếu làm tốt.
Về phía trẻ em: được đối xử cơng bằng, được hưởng mọi quyền lợi mà nhà nước quy định, các chính sách quan tâm, hỗ trợ trẻ em…
Về phía GV, khi giảng dạy và làm cơng tác giáo dục, GV cần kết hợp hài hịa giữa tơn trọng nhân cách, yêu thương, đối xử công bằng với mọi trẻ như chính con em mình. Phát huy dân chủ hóa trường học cịn có nghĩa là tạo điều kiện để GV trong Hội đồng sư phạm nhà trường phát huy được tốt nhất những phẩm chất, năng lực chuyên mơn. Mỗi GV có thể đề xuất, đóng góp những giải pháp hay, những biện pháp tốt để nâng cao chất lượng GD trong nhà trường trẻ muốn tới lớp, vận động trẻ đi học chuyên cần…
d. Điều kiện thực hiện:
Để đảm bảo hiệu quả giáo dục, CBQL, hiệu trưởng cần phải kiên quyết chỉ đạo chống bệnh chạy theo thành tích, chạy theo hình thức bề ngồi, quan liêu, tiêu cực, phải tôn trọng ý kiến của tập thể, của mỗi cá nhân, tích cực huy động được trí tuệ tập thể trong việc xây dựng kế hoạch và điều hành hoạt động chung. Trong quá trình cơng tác, người cán bộ quản lý, giáo viên cần có đạo đức phẩm chất tốt, phương pháp công tác tốt, trung thực, gắn bó với cộng đồng, quan hệ tốt với địa phương để được trẻ, phụ huynh và nhân dân tin yêu.