chính quyền địa phương và PGD về việc ban hành và ủng hộ thực hiện chủ trương XHHGDMN
a. Mục tiêu biện pháp:
XHHGDMN có ý nghĩa là sự huy động, phát huy tối đa sức mạnh tổng hợp của mọi nhân tố, mọi LLXH. Việc tham mưu sẽ giúp cho nhà trường tạo dựng được hành lang pháp lý, thực hiện công tác XHHGD đúng theo định hướng của Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương. Có thể nói trường MN là một tổ chức rộng lớn, mọi đề xuất tham mưu trên lĩnh vực quản lý hoạt động XHHGDMN về mặt tinh thần nhằm phục vụ tốt nhất cho sự nghiệp GD nói chung, GDMN nói riêng. Từ đó, xây dựng một mơi trường GD&ĐT lành mạnh giúp trẻ ngày càng trưởng thành phát triển toàn diện các mặt đức, trí, thể, mỹ…
b. Nội dung của biện pháp
Một trong những yêu cầu của công tác tham mưu là phải xác định được tiềm năng của các nguồn lực cần huy động cho GDMN. Có hai nguồn lực chính cần được quan tâm trong q trình huy động đó là: Nguồn lực phi vật chất và nguồn lực vật chất. Cán bộ QLGDMN trước khi đề xuất các giải pháp huy động nguồn lực từ XH, nhất thiết phải tìm hiểu và đánh giá được tiềm năng của địa phương hiện có về nguồn nhân lực, vật lực, tài lực phục vụ giảng dạy, học tập trong nhà trường. Ngoài ra, hiệu trưởng cần quan tâm thỏa đáng tới các yếu tố phi vật chất như: môi trường giáo dục thống nhất, các yếu tố tinh thần, quan điểm ủng hộ chủ trương phát triển GDMN, công tác tư vấn và trao đổi thông tin, kinh nghiệm.
Các nội dung tham mưu được cụ thể hóa bằng việc ban hành văn bản chỉ đạo từ cấp quản lý của nhà trường. Đây chính là những quyết định QL nhằm tác động tới số đông các tầng lớp và các cơ quan chức năng. Tác dụng của những văn bản được ban hành vừa mang tính chỉ đạo, vừa mang tính định hướng cho các hoạt động gắn kết cộng đồng, phối hợp liên thông giữa các cơ quan, ban ngành đoàn thể nhằm thực hiện mục tiêu chăm lo cho GDMN và phát triển nhà trường.
Cần làm tốt công tác tham mưu vào với các nội dung cơ bản sau:
+ Hiệu trưởng cần tham mưu đề xuất trong việc phê duyệt kế hoạch của nhà trường phải đảm bảo đủ điều kiện để thực hiện nhiệm vụ năm học. Bao gồm: quy mô trường lớp, nguồn ngân sách, CSVC đặc biệt là việc xây dựng cơ bản như các phòng học chức năng; đủ biên chế giáo viên, nhân viên theo quy định.
+ Tham mưu trong việc chỉ đạo chuyên môn, các hoạt động giáo dục.
+ Tham mưu với cấp trên để chỉ đạo phường, các ban ngành phối hợp với nhà trường tuyên truyền về chủ trương XHHGD của Đảng và Nhà nước, tuyên truyền về vị trí vai trị của nhà trường.
+ Tham mưu tăng cường công tác tuyên truyền, vận động CMHS và các tổ chức xã hội ủng hộ công tác XHHGD.
c. Cách thức tiến hành:
Cơng tác GDMN có liên quan trực tiếp đến mọi người, mọi gia đình và tồn thể cộng đồng trong XH. Do đó, hoạt động của nhà QLGD cần tập trung vào các biện pháp huy động lực LLXH tham gia chăm lo phát triển GD&ĐT.
Trước hết, Hiệu trưởng cần chủ động xây dựng kế hoạch, tham mưu về phương hướng, chủ trương và giải pháp thực hiện các mục tiêu phát triển GDMN, rà soát lại các đối tượng huy động; xem xét đánh giá tiềm năng của từng đối tượng, căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của tổ chức đoàn thể, ban ngành cũng như năng lực của từng nhóm đối tượng, dự kiến sẽ huy động, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng cũng như hoàn cảnh cụ thể của từng GV và CMHS trong nhà trường.
Bên cạnh việc tham mưu cho lãnh đạo, nhà trường cần kiểm soát chặt chẽ các mối liên hệ giữa GĐ-NT-XH. Đây là cơ sở tạo nên một môi trường GD lành mạnh, mang lại nhiều lợi ích cho trẻ của nhà trường.
Chủ động tích cực tham mưu với lãnh đạo các cấp, tuy nhiên, việc tham mưu được chuẩn bị chu đáo, cẩn trọng, không tham mưu lặt vặt theo vụ việc, không tham mưu khi chưa có sự chuẩn bị kĩ càng. Trình bày nội dung một cách toàn diện, trọng tâm. Sau khi được lãnh đạo chấp thuận, thực hiện xong phải báo cáo lại trung thực, kịp thời để tạo niềm tin, uy tín, tạo tâm lý tích cực cho lãnh đạo khi tiếp nhận ý kiến tham mưu lần sau.
Tạo được nhiều cơ hội để cấp ủy, chính quyền địa phương đến thăm CSVC, gặp gỡ GV nhà trường. Định kỳ làm việc với cấp ủy và chính quyền địa phương để
kịp thời báo cáo được diễn biến của nhà trường và xin ý kiến chỉ đạo hỗ trợ những vấn đề ngồi quyền hạn của hiệu trưởng. Ln chủ động tranh thủ sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, khơng ngồi chờ và đổ lỗi cho sự quan tâm ấy khi nhà trường gặp khó khăn.
Mỗi lần đề xuất một chủ trương gì về giáo dục ở địa phương đều phải tham mưu cụ thể các biện pháp thực hiện.
Phải kiên trì, tham mưu với các đồng chí trong cấp ủy, chính quyền để được tập thể địa phương ủng hộ, đồng tình với đề xuất của nhà trường.
Tóm lại: Tích cực tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và Phòng GD&ĐT về các giải pháp xây dựng về phát triển GDMN bằng con đường XHHGD là thực hiện tốt chủ trương của ngành GD&ĐT. Công tác tham mưu phải được nhà trường coi trọng đặc biệt. Tham mưu đúng và trúng các vấn đề thực tiễn cần giải quyết sẽ giúp cho việc thực hiện XHHGD tại nhà trường được thuận lợi và hiệu quả.