lượng trong và ngoài nhà trường.
a. Mục tiêu biện pháp:
Biện pháp này nhằm cung cấp kỹ năng tham gia XHHGD của các lực lượng trong và ngoài nhà trường. Bên cạnh việc hiểu biết về giáo dục, mọi người còn phải biết cách tham gia một cách có hiệu quả vào sự nghiệp giáo dục theo khả năng, đặc điểm và hồn cảnh cụ thể của mình.
b. Nội dung biện pháp:
- Hiệu trưởng là lực lượng nịng cốt chịu trách nhiệm và có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả CS-ND-GD trẻ trong nhà trường. Từ nhận thức đúng, trên cơ sở đó có những biện pháp tích cực trong việc tuyên truyền, tư vấn để các đối tượng liên quan nhận thức đúng vai trị của cơng tác XHHGD.
- Giáo viên là lực lượng rất quan trọng giúp nhà trường thực hiện các hoạt động huy động sự đóng góp của cộng đồng, đặc biệt là vai trò của GV trong công tác phối hợp với CMHS. Việc tổ chức các hoạt động CS-GD trẻ toàn diện là nhiệm vụ hàng đầu trong nhà trường. Đó cũng là những tiêu chí quan trọng bậc nhất để đánh giá năng lực, phẩm chất, chuẩn nghề nghiệp của một GVMN.
- Tổ chức cơng đồn, đồn trường: cần nâng cao kỹ năng nghiệp vụ công tác tuyên truyền GD, kỹ năng tổ chức các hoạt động GD lành mạnh, thu hút sự tham gia của đồn viên cơng đồn, các tổ chức đoàn thể khác.
Các lực lượng ngoài nhà trường cần bồi dưỡng đó là:
- Cán bộ quản lý cấp phường: Là đơn vị trường đóng trên địa bàn, chính vì thế, hiệu trưởng cần làm tốt công tác tham mưu với lãnh đạo địa phương, tăng cường phối hợp với Đảng ủy, HĐND, UBND phường thực hiện việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đội ngũ này, đồng thời bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ cho họ thực hiện các hoạt động XHHGD.
- CMHS: cần bồi dưỡng để họ có kỹ năng tuyên truyền, phối hợp với nhà trường trong công tác giáo dục trẻ, quản lý ngoài giờ cho trẻ.
c. Cách thức tiến hành:
- Cơng tác bồi dưỡng ngồi nhà trường: Hiệu trưởng phải chủ động tham mưu với Phòng GD&ĐT mở các lớp bồi dưỡng cho các lực lượng ngoài nhà trường. Tham mưu với lãnh đạo phường, UBND phường mở các lớp bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ cho các cán bộ quản lý cấp phường, tổ phố. Nhà trường phải chủ động trong việc tham mưu tổ chức các nội dung bồi dưỡng.
- Công tác bồi dưỡng trong nhà trường: Hiệu trưởng phải chỉ đạo tốt công tác bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ, phù hợp với từng đối tượng. Nếu có điều kiện, tốt nhất nên phát tài liệu cho người được bồi dưỡng để học lưu giữ, tham khảo cho hoạt động sau này.
- Việc cử người đi bồi dưỡng nên chọn người nhiệt tình, có tâm huyết với giáo dục, mặt khác họ có khả năng nhất định trong việc tiếp thu và trình bày cho người khác nội dung được bồi dưỡng cho người khác.
- Cần thường xuyên liên lạc giữa giáo viên chủ nhiệm lớp với các bậc CMHS bằng nhiều hình thức như trao đổi trực tiếp, qua hịm thư góp ý, qua các cuộc họp CMHS, qua bản tin thông báo...
- Công tác bồi dưỡng hiệu trưởng: Nhà trường cần đề xuất với PGD tăng cường bồi dưỡng thường xuyên nghiệp vụ, nâng cao nhận thức, tư tưởng, tình cảm, thái độ đúng đắn, bồi dưỡng kỹ năng cơ bản của người CBQL, giúp họ thực hiện tốt chu trình quản lý ở từng khâu: lập kế hoạch tổ chức, điều hành chỉ đạo, kiểm tra tổng kết, đánh giá. Sao cho từng mắt xích trong cả chuỗi các hoạt động của quá trình XHHGD được hồn thành. Đồng thời bản thân người hiệu trưởng phải tăng cường hoạt động tự bồi dưỡng cả về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, chun mơn nghiệp vụ, năng lực quản lý.
- Công tác bồi dưỡng giáo viên: Để nhà trường phát huy hết vai trị nịng cốt của mình, hiệu trưởng cần phải tập trung đầu tư cho công tác xây dựng đội ngũ như bồi dưỡng chuyên môn, bồi dưỡng nghiệp vụ, chính trị, kiểm tra, thanh tra, động viên, đôn đốc, tuyên dương, khen thưởng hoặc xử lý kỷ luật nghiêm minh. Tạo điều kiện cho giáo viên học tập nâng cao trình độ, cử giáo viên tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên đúng thành phần; tăng cường công tác dự giờ thăm lớp, đẩy mạnh chất lượng các buổi sinh hoạt họp chun mơn, hoạt động ngoại khóa, khuyến khích việc tự học của GV.
Giáo viên trực tiếp đứng lớp là cầu nối giữa nhà trường với GĐ-XH.
Cần bồi dưỡng nghiệp vụ cơng tác QL cho GV, tạo lập uy tín cho GV trước học sinh, trước phụ huynh, tuyệt đối khơng làm mất uy tín của GV trước phụ huynh. Hiệu trưởng tham mưu với PGD mở các lớp tập huấn để rèn luyện các kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng tìm hiểu học sinh, kỹ năng tuyên truyền vận động học sinh cũng như kỹ năng tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoại khóa. Việc tổ chức họp, tổ chức hội thi GVG cấp trường cũng là một hình thức trang bị kiến thức, kỹ năng cho giáo viên.
Đối với CMHS: Nhà trường cần thực hiện biện pháp tăng cường các biện pháp củng cố hội CMHS, trang bị cho họ kiến thức nuôi con khoa học, tâm lý lứa
tuổi MN, xây dựng quy chế phối hợp hoạt động giữa gia đình và nhà trường trong cơng tác QL và GD trẻ, để tạo điều kiện cho trẻ phát triển một cách toàn diện. Ngồi ra, hiệu trưởng có thể thơng qua trao đổi trực tiếp với CMHS, thơng qua vai trị của GVCN, qua việc tổ chức các ngày hội, ngày lễ lớn, hội giảng, hội thi...