Biện pháp 3: Quản lý sự phối hợp 3 môi trường giáo dục: Nhà trường gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục trường mầm non hai bà trưng thành phố phủ lý tỉnh hà nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 80 - 83)

đình - xã hội

a. Mục tiêu biện pháp:

Nhà trường, gia đình và xã hội là ba lực lượng giáo dục đều có chung một mục đích là hình thành nhân cách tốt đẹp cho thế hệ trẻ. Vì vậy, thực hiện XHHGD phải nhằm phát huy tiềm năng về trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn XH chăm lo, phát triển sự nghiệp GD, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, làm cho mọi người, mọi tổ chức đều được hưởng lợi từ giáo dục và thực hiện trách nhiệm đối với giáo dục. Biện pháp này mang ý nghĩa thiết thực, tạo dựng môi trường giáo dục đồng thuận, thúc đẩy chất lượng giáo dục của nhà trường.

b. Nội dung biện pháp:

Nội dung của biện pháp rất đa dạng, song để thực hiện có hiệu quả cần tập trung vào các nội dung sau:

Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thống nhất 3 môi trường GD: GĐ-NT-XH, ba môi trường giáo dục này có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau tạo thành một chu trình GD tồn diện, khép kín. Nếu thiếu một trong 3 mơi trường giáo dục đó thì GD khơng thể đạt được kết quả cao, lấy hoạt động GD trong nhà trường làm trung tâm, từ Trung ương đến các địa phương nâng cao nhận thức, tích cực chỉ đạo quản lý chặt chẽ các hoạt động giáo dục; tăng cường sự giám sát của HĐND, sự quản lý của UBND các cấp, phát huy vai trò của các tổ chức mặt trận, các đoàn thể nhân dân và tổ chức xã hội khác tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục Mầm non.

Cần xây dựng cơ chế phối hợp với các tổ chức XH trong công tác tuyên truyền như: tổ chức các hoạt động CS-GD trẻ, giao lưu tại trường hoặc các sân chơi thuận lợi như nhà văn hóa, khu vui chơi cộng đồng, các đơn vị bộ đội, nhà thiếu nhi... Phối hợp tốt xây dựng kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ trong cả năm học, theo kỳ, tháng. Phối hợp xây dựng điều kiện cần thiết cho giáo dục, phối hợp trong việc tìm ra phương pháp, hình thức hiệu quả nhất tăng cường các mối quan hệ đảm bảo bền vững hiệu quả.

c. Cách thức tiến hành:

Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã dạy “Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần,

còn cần sự giáo dục ở ngồi xã hội và trong gia đình”. Để giúp cho việc giáo dục

trong nhà trường được tốt hơn thì phải phối kết hợp với gia đình và xã hội thì kết quả ni dạy trẻ mới đạt kết quả cao.

Để đạt hiệu quả cao trong công tác GDMN địi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa GD nhà trường với GD gia đình. Gia đình là tế bào của XH, gia đình có tác động to lớn đến sự phát triển của cá nhân và XH, gia đình tốt mới tạo ra XH tốt góp phần vào sự phát triển chung của đất nước. Gia đình tham gia vào hỗ trợ nhà trường để XD cải tạo, XD CSVC, bổ sung TBDH để tạo điều kiện cho việc giảng dạy và chăm sóc ni dưỡng trẻ ngày càng tốt hơn.

Công tác lãnh đạo chỉ đạo của địa phương, cơ sở GDMN phải có quy chế hoạt động rõ ràng, cụ thể đối với các hoạt động phối hợp giữa 3 môi trường.

- Đối với đại diện CMHS: Nhà trường phải thành lập ban Đại diện cha mẹ học sinh của trường, của lớp, thành phần trong ban này nên chọn những phụ huynh tiêu biểu nhiệt tình, có trách nhiệm, có trình độ nhận thức, có khả năng tuyên truyền

vận động và thuyết phục quần chúng, có uy tín với phụ huynh, biết thơng cảm và quan tâm đến việc CS-ND trẻ Mầm non. Ban đại diện CMHS sẽ giúp đỡ hỗ trợ cho nhà trường tuyên truyền vận động phụ huynh và các cá nhân, đoàn thể, xã hội hỗ trợ nhà trường về xây dựng cơ sở vật chất, tổ chức những ngày hội, ngày lễ trong năm học cho học sinh…

- Đối với CB-GV-NV: Phải thường xuyên trao đổi trực tiếp hàng ngày giữa nhà trường và phụ huynh thông qua giáo viên chủ nhiệm (qua giờ đón, trả trẻ, các buổi giao lưu, các hoạt động ngoại khóa hoặc mời phụ huynh đến dự các hội thi, hội lễ của trường...) những nội dung cần trao đổi như tình hình sức khoẻ, khả năng nhận thức, đặc điểm tâm sinh lý... của trẻ một cách kịp thời, chính xác để cùng thống nhất biện pháp chăm sóc ni dưỡng trẻ.

- Tổ chức họp phụ huynh định kỳ 2 lần/1 năm học (đầu năm, cuối năm) khi họp cần mời lãnh đạo nhà trường, phụ huynh, các ban ngành đồn thể có liên quan để bàn các giải pháp thực hiện kế hoạch mục tiêu, nhiệm vụ năm học nhằm tạo sự đồng thuận chia sẻ ủng hộ về tinh thần và vật chất để giúp nhà trường hoàn thành mục tiêu GDMN và kế hoạch đề ra trong năm học.

- Xây dựng hịm thư góp ý: giúp nhà trường từng bước rút kinh nghiệm hoàn thiện những mặt hạn chế và phát huy những ưu điểm, điều này sẽ giải quyết những mối e ngại trong phụ huynh cũng như cộng đồng tổ chức XH muốn trao đổi trực tiếp với CBQL hoặc giáo viên trong nhà trường. Biện pháp này cũng giúp cho việc phối hợp tăng thêm hiệu quả.

- CBQL cần có kế hoạch cụ thể hàng tuần, hàng tháng 3 công khai và kế hoạch để tiếp phụ huynh, thống nhất công tác phối hợp với các ngành liên quan.

Biện pháp này giúp cho CBQL tạo mối quan hệ với GĐ-XH được gắn bó gần gũi hơn, lắng nghe ý kiến của phụ huynh, của XH phản ánh và giải quyết kịp thời những vướng mắc tăng hiệu quả kết hợp giữa Gia đình - Nhà trường và Xã hội để làm tốt cơng tác chăm sóc trẻ.

- Cam kết trách nhiệm GĐ-NT-XH: Biện pháp này làm tăng trách nhiệm của gia đình và nhà trường trong cơng tác CS-GD trẻ.

- Tuyên truyền nuôi dạy trẻ theo khoa học và đẩy mạnh công tác phổ cập giáo dục trẻ 5 tuổi, đánh giá trẻ theo bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi. Biện pháp này nhằm nâng cao trình độ nhận thức của các bậc phụ huynh về công tác CS-GD.

- Sau mỗi học kỳ kết thúc một năm học (hoặc từng tháng, quý) tiến hành sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, rút ra những bài học thực tiễn nhằm đẩy mạnh hơn nữa hoạt động phối kết hợp giữa 3 môi trường: GĐ-NT-XH.

d. Điều kiện thực hiện:

- Nhà trường phải xác định đúng vị trí, chức năng và nhiệm vụ của mình để chủ động đề xuất nội dung, chương trình, kế hoạch phối hợp tổ chức các hoạt động của 3 môi trường: GĐ-NT-XH.

- Đội ngũ GV, CBQL phải nâng cao nhận thức, năng lực thực tiễn thực sự là những chủ thể tích cực, chủ động sáng tạo trong cơng việc thực hiện đúng nội quy, quy chế chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và thực hiện tốt các cuộc vận động, các quy định của Đảng và Nhà nước, của ngành, đặc biệt thực hiện tốt chương trình kế hoạch về cơng tác phối kết hợp của 3 môi trường giáo dục trong sự nghiệp chăm sóc ni dưỡng trẻ Mầm non.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục trường mầm non hai bà trưng thành phố phủ lý tỉnh hà nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)