Các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về XHHGD

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục trường mầm non hai bà trưng thành phố phủ lý tỉnh hà nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 35)

1.4. Một số vấn đề lý luận về công tác xã hội hóa giáo dục của trường Mầm non

1.4.1. Các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về XHHGD

a. Văn kiện Đại hội IX đề ra yêu cầu tiếp tục triển khai thực hiện XHHGD [26]: “Thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục, phát triển đa dạng các hình thức đào tạo, đẩy mạnh việc xây dựng các quỹ khuyến khích tài năng. Các tổ chức khuyến học, bảo trợ giáo dục”. Tăng đầu tư cho GD từ ngân sách Nhà nước và đẩy mạnh XHHGD&ĐT. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển GD ở tất cả các bậc học, đáp ứng nhu cầu đa dạng của XH. Ngân sách nhà nước tập trung nhiều hơn cho các bậc GD phổ cập, cho vùng nông thôn, miền núi...bảo đảm điều kiện học tập cho con em người có cơng và gia đình nghèo.

b. Nghị định 05/2005/NĐ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ [20] về đẩy mạnh XHH các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao.

Nội dung của Nghị định này đề cập đến vấn đề về XHHGD như sau:

Huy động nguồn lực của các ngành, các cấp, các tổ chức KT-XH và cá nhân để phát triển GD&ĐT.

Tăng cường quan hệ của nhà trường và gia đình, nhà trường và xã hội, huy động trí tuệ, nguồn lực của toàn ngành, toàn xã hội vào việc đổi mới nội dung, chương trình, thực hiện giáo dục tồn diện.

Ban hành cơ chế chính sách cụ thể khuyến khích và quy định trách nhiệm của ngành địa phương, các tổ chức KT-XH và người sử dụng lao động tham gia xây dựng trường, lớp học, hỗ trợ kinh phí cho người học, thu hút nhân lực đã đào tạo và giám sát các hoạt động giáo dục.

c. Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTC-BNV ngày 17 tháng 01 năm 2006 của liên tịch Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ [8] hướng dẫn thực hiện Nghị định số

130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước.

d. Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 09/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ [22] về phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012- 2020” đã đề ra các quan

điểm chỉ đạo như sau: Trong xã hội học tập, mọi cá nhân có trách nhiệm học tập thường xuyên, suốt đời, tận dụng mọi cơ hội học tập để làm người cơng dân tốt; có nghề, lao động với hiệu quả ngày càng cao, học cho bản thân và những người xung quanh hạnh phúc, học để góp phần phát triển quê hương, đất nước và nhân loại.

Các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, cộng đồng dân cư và gia đình có trách nhiệm cung ứng các cơ hội học tập và tạo điều kiện thuận lợi để mọi người được học tập suốt đời.

Xây dựng xã hội học tập dựa trên nền tảng phát triển đồng thời, gắn kết và liên thông giữa GD chính quy và GD thường xuyên; đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời ở ngồi nhà trường; ưu tiên các đối tượng chính sách, người dân tộc, phụ nữ, người bị thiệt thòi.

e. Nghị quyết Trung ương 8 (khoá XI) [5] “Về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT đáp ứng yêu cầu CNH- HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”: Nhà nước tăng đầu tư, đồng thời đẩy mạnh

XHH, huy động toàn xã hội chăm lo phát triển giáo dục. Phát triển nhanh và nâng cao chất lượng GD ở vùng khó khăn, vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; mở rộng các phương thức đào tạo từ xa và hệ thống các trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm giáo dục thường xuyên. Thực hiện tốt bình đẳng về cơ hội học tập và các chính sách xã hội trong giáo dục.

g. Nghị quyết số: 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành trung ương Đảng về “Đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo” [5] có nhấn mạnh đến nhiệm vụ và giải pháp: “Khuyến khích xã hội hóa để đầu tư xây dựng và phát triển các trường chất lượng cao ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo. Tăng tỷ lệ trường ngồi cơng lập đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học. Hướng tới có loại hình cơ sở giáo dục do cộng đồng đầu tư”

1.4.2. Vai trị của cơng tác XHHGDMN trong giai đoạn hiện nay

1.4.2.1. XHHGDMN góp phần nâng cao chất lượng giáo dục Mầm non.

XHHGDMN huy động được các nguồn lực cho GDMN góp phần tạo nên những chuyển biến căn bản về chất lượng giáo dục. Nhờ XHHGDMN mà cộng đồng có thể tham gia vào việc cụ thể hố mục tiêu GD phù hợp với yêu cầu của địa phương và cộng đồng. Giáo dục hình thành và phát triển nhân cách góp phần tạo ra “nguồn lực người” qua các thành tố tri thức, thái độ, hành động kỹ năng cuộc sống.

1.4.2.2. XHHGDMN sẽ huy động được các nguồn lực, tiềm năng của xã hội, khắc phục những khó khăn của q trình phát triển cơ sở giáo dục Mầm non.

XHHGDMN sẽ mang lại nhiều nguồn lực phục vụ cho mọi hoạt động của GDMN. Huy động các nguồn và đa dạng hố các nguồn lực là tính đến một phạm vi rất rộng rãi. Những nguồn lực này sẽ góp phần giải quyết được mâu thuẫn, khắc phục những khó khăn của q trình phát triển GDMN.

1.4.2.3. XHHGDMN tạo ra sự công bằng, dân chủ trong hưởng thụ và trách nhiệm xây dựng giáo dục Mầm non.

Nghị quyết lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII đã chỉ rõ “Thực hiện công bằng trong giáo dục người đi học phải đóng học phí, người sử dụng qua đào tạo phải đóng góp chi phí đào tạo, có chính sách bảo đảm cho người nghèo và các đối tượng chính sách đều được đi học”.

XHHGDMN tạo điều kiện cho các LLXH, gia đình và cộng đồng phát huy tinh thần làm chủ, thực hiện quyền và trách nhiệm đối với các hoạt động GDMN như quyền hưởng thụ lợi ích và dịch vụ chăm sóc GDMN, tham gia phát triển giáo dục Mầm non.

Nhờ thực hiện dân chủ hoá GDMN mà các thành phần tham gia công tác GDMN khơng chỉ bó hẹp trong phạm vi ngành GD mà trở nên đông đảo, rộng khắp

trong địa phương, cộng đồng và như vậy thì XHHGDMN chính là con đường để thực hiện trong giáo dục Mầm non.

1.4.2.4. Xã hội hố giáo dục Mầm non sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, phát huy truyền thống giáo dục của dân tộc.

Thực hiện XHHGDMN sẽ góp phần khắc phục được những khó khăn giải quyết những mâu thuẫn cơ bản trong q trình phát triển GDMN. Qua đó càng thấy rõ vai trị, tầm quan trọng của việc thực hiện XHHGDMN trong giai đoạn hiện nay.

1.4.3. Bản chất xã hội hoá giáo dục mầm non

Bản chất của XHH là cách làm, cách thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng bằng con đường giác ngộ, huy động và tổ chức sự tham gia của mọi người dân, mọi lực lượng XH, tạo ra sự phối hợp liên ngành một cách có kế hoạch dưới sự chỉ đạo và quản lý thống nhất của nhà nước, làm cho việc giải quyết các vấn đề XH thực sự là của dân, do dân và vì dân. Mặt khác, giáo dục cũng cần thực hiện đầy đủ trách nhiệm đối với XH. Chính vì vậy các trường MN phải quan tâm XD môi trường GD lành mạnh, phát huy vai trị tích cực của mình tới cộng đồng địa phương, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển xã hội.

1.4.4. Đặc điểm quản lý xã hội hoá giáo dục Mầm non

Quản lý XHHGD là một bộ phận của QLGD, QLXH. Cũng như cơng tác QLGD nói chung, việc quản lý con người cũng là yếu tố trung tâm của cơng tác QLGDMN. Trình độ và năng lực của con người CBQLGD thể hiện trước hết ở khả năng làm việc với những con người, biết đánh giá, bồi dưỡng và phát huy những khả năng của mỗi con người, động viên tự giác, tích cực, với tinh thần trách nhiệm cao.

Xuất phát từ tính thống nhất của mục tiêu GDMN. Cơng tác quản lý GDMN cũng có tính thống nhất, thể hiện ở kế hoạch chỉ đạo thống nhất về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục, giữa gia đình, nhà trường và xã hội với các trường Mầm non ở địa phương.

Quản lý xã hội hoá giáo dục Mầm non:

Phải đảm bảo thực hiện nghiêm túc quy chế “Nhà nước thống nhất quản lý” và “Tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục”. Quản lý xã hội hoá sự nghiệp giáo dục Mầm non là quản lý sự phối hợp các lực lượng xã hội tham gia các hoạt động ni dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ trên từng địa bàn dân cư. Thể hiện các cấp chính quyền, các cơ sở giáo dục, các tổ chức chính trị - xã

hội phải được tham gia hoạch định xã hội hoá sự nghiệp giáo dục từ khâu: kế hoạch hoá, tổ chức thực hiện, lãnh đạo và chỉ đạo, kiểm tra, hạch tốn, tính tốn, đánh giá hiệu quả.

Quản lý nguồn đầu tư từ ngân sách của Nhà nước và sự đóng góp của nhân dân, các tổ chức phi Chính phủ trong và ngồi nước.

Quản lý cơng tác ni dưỡng, chăm sóc, các hoạt động ngồi xã hội của giáo viên trên cơ sở kết hợp 3 mơi trường giáo dục: Gia đình - nhà trường - xã hội.

Việc phân cấp quản lý giữa Trung ương, địa phương, cơ sở là sự thể hiện dân chủ hoá trong quản lý giáo dục. Đồng thời tạo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và năng động của địa phương, của các cơ sở giáo dục.

1.4.5. Ngun tắc quản lý cơng tác xã hội hóa giáo dục

Nguyên tắc này là những điều cơ bản được Nhà nước hoặc một tổ chức xã hội định ra, đòi hỏi các thành viên trong xã hội hoặc các thành viên trong một tổ chức phải tuân theo trong các việc làm của mình. Chỉ đạo thực hiện xã hội hố sự nghiệp giáo dục Mầm non phải tuân thủ một số nguyên tắc sau:

- Lợi ích: Mỗi hoạt động hợp tác, phối hợp đều phải xuất phát từ nhu cầu và

lợi ích của cả hai phía: nhà trường và cộng đồng, mỗi bên tham gia đều cần tìm thấy lợi ích chung của cá nhân, tập thể cũng như của cả dân tộc.

- Chức năng nhiệm vụ: Nhà trường cũng như các LLXH, các tổ chức.. đều có

những chức năng và trách nhiệm riêng. Để khai thác, phát huy, khuyến khích họ tham gia vào một hoạt động nào đó thì phải phát hiện và nhằm đúng chức năng, trách nhiệm của đối tác

- Dân chủ: tạo mơi trường cơng khai, bình đẳng để cộng đồng hiểu đúng về

GD và nhà trường hơn, đồng thời góp phần thực hiện nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” các hoạt động XHHGD để mối quan hệ giữa NT-GĐ-XH phát triển toàn diện và mang lại hiệu quả thiết thực.

- Luật pháp: XHHGD phải tuân thủ pháp luật Nhà nước, có nghĩa là cần dựa

trên cơ sở pháp lý. Ngược lại, các cơ quan đoàn thể, các tổ chức xã hội... cũng cần có những cơ sở pháp lý để triển khai cũng như để tham gia huy động nguồn lực cho giáo dục.

- Phù hợp và thích ứng: CBQLGD phải biết lựa chọn thời gian thích hợp nhất để đưa ra một chủ trương XHHGD.Tuy nhiên, để thực hiện nguyên tắc này là phải xây dựng cho được kế hoạch cụ thể và kế hoạch mang tính định hướng, thực tế.

- Truyền thống, tình cảm: là sự khơi dậy và phát huy truyền thống hiếu học,

tôn trọng đạo lý, đề cao sự học, đề cao giá trị của học vấn... của mỗi gia tộc, dòng họ, niềm tin của cá nhân vào sự nghiệp phát triển chung của giáo dục, của từng nhà trường để có thể huy động nhiều nguồn lực khác nhau chăm lo cho sự nghiệp GD&ĐT.

- Kết hợp ngành- lãnh thổ: cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa địa phương

và ngành giáo dục, “nhà trường gắn liền với xã hội”.

- Giao tiếp: Có hai con đường giao tiếp đó là con đường chính thức (các văn

bản, cơng văn, đề nghị...) và con đường khơng chính thức (thơng qua ngun tắc truyền thống và tình cảm).

- Kế hoạch hóa: kế hoạch hóa là một trong bốn chức năng quản lý và là một

chức năng mang tính chủ đạo trong quá trình quản lý của người Hiệu trưởng. Kế hoạch XHHGD được xây dựng trên một số yếu tố sau: Mục tiêu của việc huy động XH, xác định đối tượng huy động, kết quả dự kiến đối với từng đối tượng, thời gian thích hợp, sự phân cơng một số thành viên trong chủ thể huy động, chi tiết hóa kế hoạch và hệ thống giải pháp cụ thể.

XHHGD phải đặt trong sự QL của Nhà nước, đây là một nguyên tắc bất di bất dịch. Nhà nước QL các hoạt động GD thông qua hệ thống pháp luật, thơng qua các cơ chế chính sách, tạo mọi điều kiện để các tổ chức XH, các doanh nghiệp và các cá nhân có thể tham gia đóng góp vào phát triển giáo dục.

1.4.6. Nội dung xã hội hóa giáo dục mầm non

Nội dung thứ nhất: Huy động toàn xã hội tham gia thực hiện mục tiêu, nội

dung giáo dục Mầm non, tạo ra sự đồng thuận về nhận thức, tư tưởng và hành động của từng gia đình, từng cộng đồng dân cư, các tổ chức chính trị- xã hội, các đồn thể quần chúng, các tổ chức phi Chính phủ trong và ngồi nước đối với sự nghiệp chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ ở lứa tuổi mầm non.

Nội dung thứ hai: Xây dựng môi trường tốt nhất cho giáo dục Mầm non, mơi

trường đó bao gồm: Gia đình, nhà trường, xã hội và sự kết hợp đồng bộ, thống nhất của ba mơi trường đó. Mơi trường gia đình, nhà trường, xã hội kết hợp hài hoà sẽ là

tác động tốt nhất làm trẻ được quan tâm giáo dục ở mọi nơi, mọi lúc, chất lượng cuộc sống của trẻ sẽ được nâng cao hơn cả về thể lực, sức khoẻ, trí tuệ và nhân cách, chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp 1.

Nội dung thứ ba: Huy động toàn xã hội đầu tư các nguồn lực cho giáo dục

Mầm non. Phải quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả các khoản kinh phí đầu tư hàng năm từ ngân sách Nhà nước, nguồn viện trợ của các tổ chức quốc tế, các khoản thu học phí của học sinh. Đồng thời phải thực hiện cuộc vận động lớn “Nhà nước và nhân dân cùng làm” để phát triển các loại hình giáo dục Mầm non, với phương thức động viên sự đóng góp của nhân dân để xây dựng trường sở, đổi mới trang thiết bị dạy và học.

Nội dung thứ tư: Xây dựng, mở rộng hệ thống trường, lớp và đa dạng hố

các loại hình giáo dục Mầm non. Đây là nhiệm vụ trung tâm, thường xun và có tính chiến lược lâu dài của xã hội hố sự nghiệp giáo dục nói chung và xã hội hố sự nghiệp giáo dục Mầm non nói riêng. Với tiêu chí tạo mọi điều kiện để trẻ ở lứa tuổi mầm non được thụ hưởng sự chăm sóc, giáo dục với những loại hình thích hợp, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả chăm sóc, giáo dục trẻ.

1.4.7. Con đường thực hiện xã hội hoá giáo dục Mầm non:

1.4.7.1. Dân chủ hố q trình tổ chức và quản lý giáo dục Mầm non.

Nhằm biến hệ thống giáo dục và trường học từ chỗ được coi là một thiết chế hành chính thành thiết chế giáo dục thực thụ hồn tồn là “Của dân, do dân và vì

dân”. Xố bỏ tính khép kín của hệ thống giáo dục và trường học, tạo điều kiện để

tất cả mọi tầng lớp nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội, các ban, ngành từ Trung ương đến địa phương có cơ hội nắm bắt những thơng tin giáo dục và hệ thống các cấp học, trường học để tham gia ý kiến, đóng góp cơng sức và tiền của vào sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục trường mầm non hai bà trưng thành phố phủ lý tỉnh hà nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)