2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
Phủ Lý là thành phố trực thuộc tỉnh, tỉnh lỵ của tỉnh Hà Nam. Đây là trung tâm văn hóa, chính trị và kinh tế và là đô thị loại 3 của tỉnh Hà Nam. Thành phố này nằm ở vị trí cửa ngõ phía Nam Hà Nội và cũng là thành phố ngã ba sông hợp lưu lại là sông Đáy, sông Châu Giang và sông Nhuệ. Địa giới hành chính thành phố Phủ Lý: Đông và Nam giáp huyện Thanh Liêm; Tây giáp huyện Thanh Liêm và huyện Kim Bảng; Bắc giáp huyện Kim Bảng và huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Sau khi tái lập tỉnh năm 1997, thị xã Phủ Lý đã nỗ lực phấn đấu, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, tiến hành quy hoạch để chính thức trở thành đơ thị loại 3 vào ngày 01 tháng 01 năm 2007 và trở thành thành phố trực thuộc tỉnh Hà Nam vào ngày 09 tháng 6 năm 2008 theo Nghị định 72/2008/NĐ-CP. Đây là sự kiện rất quan trọng đánh dấu sự phát triển của một thành phố trẻ.
Thành phố Phủ Lý có diện tích tự nhiên 3.426,77 ha và 121.350 nhân khẩu với 12 đơn vị hành chính, gồm các phường: Minh Khai, Hai Bà Trưng, Lương Khánh Thiện, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Lê Hồng Phong và các xã Thanh Châu, Liêm Chính, Lam Hạ, Phù Vân, Liêm Chung, Châu Sơn... Mức tăng dân số hàng năm của thành phố là; 4,41% trong đó tăng cơ học là: 3,51%; tăng tự nhiên là: 0,9%.
Là đơ thị cửa ngõ phía Nam thủ đơ Hà Nội; là đầu mối giao thông đường
sắt, đường thuỷ, đường bộ có ý nghĩa liên vùng đồng bằng sơng Hồng; có vị trí quan trọng về quốc phịng đối với vùng thủ đơ Hà Nội về phía Nam.
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
Phủ Lý có lợi thế là đầu mối giao thông, gần thủ đô Hà Nội, là vùng kinh tế
trọng điểm Bắc Bộ có đủ điều kiện để phát triển tổng hợp ngành kinh tế dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống, đưa ngành dịch vụ thành ngành kinh tế quan trọng.
Thành phố Phủ Lý là trung tâm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN- TTCN): Các cơ quan, xí nghiệp, doanh nghiệp của Trung ương, của Tỉnh chủ yếu đóng trên địa bàn thành phố. Trên địa bàn có 03 khu CN - TTCN với diện tích trên 400 ha; trên 400 doanh nghiệp và hàng ngàn hộ, cơ sở sản xuất CN- TTCN.
Thành phố có 01 Trung tâm thương mại lớn; 03 phường được quy hoạch phường thương mại dịch vụ, có 08 chợ phường nội thị, nhiều nhà hàng, khách sạn đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, nghỉ ngơi, du lịch của nhân dân trong tỉnh và khách du lịch. Là đầu mối cung cấp hàng hoá dịch vụ cho các địa phương trong tỉnh .
Có trung tâm văn hố thơng tin tỉnh, Nhà thi đấu TDTT, sân vận động, công viên... đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, vui chơi tập luyện của nhân dân. Các phường, xã đều có các điểm sinh hoạt cơng cộng, khu VHTT tập trung.
2.1.3 Tình hình phát triển Giáo dục và Đào tạo thành phố Phủ Lý
Được duy trì cả về số lượng và chất lượng. Với phương châm 3 hoá (chuẩn hoá - xã hội hoá - hiện đại hoá), thành phố đã tập trung đầu tư cho xây dựng cơ sở vật chất trường lớp, nâng cao chất lượng của các ngành học, cấp học. Ngành Giáo dục và đào tạo của thành phố luôn là lá cờ đầu của ngành giáo dục Tỉnh Hà Nam.
Tính đến thời điểm tháng 5/2016. Ngành Giáo dục& Đào tạo thành phố Phủ Lý có:
Giáo dục Mầm non:
- Có 21 trường mầm non cơng lập. Tổng số nhóm lớp: 293 nhóm, lớp, trong đó: 83 nhóm trẻ (61 nhóm trẻ trong trường, 20 nhóm tư thục, 02 nhóm nhà dịng), 210 lớp mẫu giáo. Huy động trẻ ra Nhà trẻ: 1801/5807 cháu đạt 31,01% dân số độ tuổi, trẻ ra lớp Mẫu giáo: 8640/9253 cháu đạt 93,4% dân số độ tuổi; riêng trẻ 5 tuổi ra lớp: 2613/2616 cháu đạt 100% (có 03 cháu khuyết tật nặng), 100% trẻ đến trường được học 02 buổi/ngày.
- Duy trì, nâng cao chất lượng đạt chuẩn phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi. Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố tổ chức kiểm tra công tác phổ cập, đảm bảo 21/21 xã, phường trong Thành phố được công nhận đạt chuẩn PCGDMNTENT sau 2 năm.
- 100% trẻ đến các cơ sở GDMN đều được đảm bảo an toàn, được khám sức khoẻ định kỳ 2 lần/năm, được theo dõi sự phát triển thể lực bằng biểu đồ tăng trưởng.
Giáo dục Tiểu học:
- Duy trì 22 trường Tiểu học với 11823 học sinh/373 lớp, huy động 100% trẻ 6 tuổi vào học lớp 1; Củng cố, duy trì và nâng cao kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, thành phố đạt phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2 (100% các phường, xã).
- Các trường Tiểu học chủ động thực hiện tốt việc xây dựng kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh; triển khai, kiểm tra đánh giá, tổng kết các hoạt động đổi mới đánh giá học sinh tiểu học, đổi mới phương pháp dạy, phương pháp học, tích hợp dạy học các môn, chú trọng giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
- Các nhà trường thực hiện nghiêm túc nội dung giảm tải của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thực hiện đúng thời khoá biểu học 2 buổi /ngày, quản lý chặt chẽ việc dạy môn tự chọn. 22/22 trường dạy Tiếng Việt Công nghệ lớp 1 và dạy tiếng Anh Văn cho học sinh từ lớp 3 đến lớp 5 theo Đề án “Dạy và học ngoại ngữ theo hệ thống Giáo dục Quốc dân giai đoạn 2008-2020”; 22/22 trường dạy tiếng Anh tăng cường đối với học sinh lớp 1.
- Triển khai dạy học đại trà theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”. Chỉ đạo 08 trường Tiểu học triển khai mơ hình trường Tiểu học mới (VNEN) (Châu Sơn, Quang Trung, Trần Hưng Đạo, Lương Khánh Thiện, Đinh Xá, Liêm Tiết, Lê Hồng Phong, Phù Vân) kết quả: giáo viên đã làm quen với phương pháp dạy, học sinh nắm vững kiến thức và tự tin hơn trong giao tiếp.
- Ứng dụng CNTT trong dạy học, đa dạng hố hình thức bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên một cách thiết thực hiệu quả. Chỉ đạo tốt công tác giáo dục trẻ khuyết tật, quan tâm giáo dục học sinh yếu và nâng cao chất lượng đại trà.
Giáo dục THCS:
- Duy trì 19 trường THCS với 7205 học sinh/211 lớp, huy động học sinh hồn thành chương trình Tiểu học vào lớp 6 đạt 100%. Củng cố và giữ vững kết quả phổ cập THCS. Duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chuẩn phổ cập giáo dục xóa mù chữ của 21/21 xã, phường.
- Chỉ đạo tốt các trường thực hiện tích hợp giáo dục đạo đức, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; giáo dục pháp luật; chú trọng tuyên truyền, giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; bảo vệ môi trường; đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên; giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo; ứng phó với biến đổi khí hậu, phịng tránh và giảm nhẹ thiên tai; giáo dục an tồn giao thơng; hướng dẫn tổ chức tham quan, học tập thông qua di sản; tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục
ngồi giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa chuyển mạnh sang hướng hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
- Chỉ đạo tốt các trường tích cực đổi mới phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học và vận dụng kiến thức, kỹ năng của học sinh; tiếp tục đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục theo hướng khoa học, hiện đại, tăng cường mối quan hệ thúc đẩy lẫn nhau giữa các hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động dạy học - giáo dục, đánh giá trong quá trình dạy học - giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục, thực hiện chủ trương: “Mỗi giáo viên, CBQL giáo dục thực hiện một đổi mới
phương pháp dạy học và quản lý. Mỗi trường có một kế hoạch cụ thể về đổi mới phương pháp dạy học...”; Chỉ đạo các trường triển khai áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn
bột” trong giảng dạy các mơn học và các phương pháp tích cực khác; tích cực ứng dụng cơng nghệ thông tin phù hợp với nội dung bài học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, phương pháp tự học; bảo đảm cân đối giữa trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng và định hướng thái độ, hành vi cho học sinh; chú ý việc tổ chức dạy học phân hoá phù hợp với các đối tượng học sinh khác nhau.
- Chỉ đạo 100% các trường tích cực nâng cao chất lượng đại trà, làm tốt công tác phụ đạo học sinh yếu kém, chú trọng công tác phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi ở các khối lớp.
Giáo dục thƣờng xuyên, chuyên nghiệp:
- 100% các phường, xã thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Đề án “Xây dựng xã
hội học tập giai đoạn 2012-2020”; Đề án “Xóa mù chữ đến năm 2020” và các cuộc
vận động, phong trào thi đua của ngành.
- 100% các TTHTCĐ tổ chức khai mạc “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời và khai giảng năm học mới từ ngày 02 đến 10/10/2015”; chú trọng phối hợp với Hội khuyến học đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dịng họ, cộng đồng dân cư và các câu lạc bộ.
- 100% các trung tâm học tập cộng đồng có nội dung chương trình, hình thức giáo dục đa dạng như: mở các lớp sinh hoạt chuyên đề ngắn hạn, thu hút đông đảo hội viên tham gia; giới thiệu được nhiều cuốn sách hay bổ ích; thành lập một số câu lạc bộ về một số lĩnh vực sản xuất và đời sống;
- 100% các đơn vị viết bài tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh của phường, xã về hưởng ứng tuần lễ học tập suốt đời với chủ đề năm 2015 “Chung tay xây dựng thư viện, thường xuyên đọc nhiều sách hay”. Tổ chức Hội thi "Giới thiệu sách và Kể
chuyện theo sách" cấp phường, xã, cấp thành phố dành cho học viên các trung tâm học tập cộng đồng cấp Thành phố năm học 2015-2016. Kết quả 21/21 thí sinh tham dự đạt giải, trong đó: 01 giải nhất, 04 giải nhì, 07 giải ba, 09 giải khuyến khích.