Nghĩa và tầm quan trọng của giáo dục hướng nghiệp cho HSPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT hoàng diệu, hai bà trưng, hà nội (Trang 30 - 32)

1.2 .1Hướng nghiệp, GDHN và hoạt động GDHN

1.4 Nội dung và hình thức hoạt động GDHN trong trƣờng phổ thông

1.4.1 nghĩa và tầm quan trọng của giáo dục hướng nghiệp cho HSPT

GDHN có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với mỗi cá nhân và tồn xã hội, nó ln đƣợc gắn liền với giáo dục phổ thơng, nó đƣợc thể hiện rõ nét ở bốn mặt; Giáo dục, kinh tế, chính trị và xã hội.

1.4.1.1 Về mặt giáo dục:

GDHN là một bộ phận của giáo dục. GDHN giúp HS có hiểu biết về thế giới nghề nghiệp; hình thành nhân cách nghề nghiệp cho HS; giáo dục thái độ đúng đắn với lao động; tạo ra sự sẵn sàng tâm lý đi vào lao động nghề nghiệp.

Đây là việc điều chỉnh động cơ chọn nghề của HS, điều chỉnh hứng thú nghề nghiệp cho các em theo xu thế của nhu cầu xã hội và phân công lao động xã hội. Thực tế đã cho chúng ta thấy: sự lựa chọn nghề nghiệp một cách tự phát của thanh thiếu niên ít khi phù hợp với hƣớng sản xuất, nhu cầu lao động xã hội nên mới xảy ra tình trạng mất cân đối nhƣ hiện nay (ngƣời có trình độ đại học thì có q nhiều trong khi đó cơng nhân, kỹ thuật thợ lành nghề thì lại thiếu). Từ đó mới sảy ra tình trạng làm việc trái ngành nghề đƣợc đào tạo, kỹ sƣ có trình độ đại học đi làm cơng nhân… Do vậy tác dụng của GDHN có ý nghĩa rất to lớn đối với sự phát triển của xã hội. Kết quả của GDHN chính là giúp HS tự đánh giá năng lực của bản than để lựa chọn nghề phù hợp, có điều kiện phát triển tiềm năng của mỗi em, nhƣ vậy chất lƣợng giáo dục đào tạo nguồn nhân lực sẽ cao hơn. GDHN giúp học sinh tự giác chọn nghề trên cơ sở biết điều hịa lợi ích tập thể, lợi ích của xã hội, sao cho phù hợp với nguyện vọng của bản thân.

Giáo dục hƣớng nghiệp cịn góp phần vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục của trƣờng phổ thông. Nhƣ chúng ta đã biết hiện nay nhà trƣờng phổ thơng có vai trị là đào tạo thế hệ trẻ thành những ngƣời lao động trong những lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể, sau khi tốt nghiệp phổ thơng HS phải có năng lực tham gia một nghề ở địa phƣơng hoặc tiếp tục học để sau này làm tốt một nghề. Nhƣ vậy hoạt động GDHN trong nhà trƣờng phổ thông không chỉ dừng

lại ở việc ý thức lao động chung chung mà phải hƣớng các em đi vào lao động cụ thể.

1.4.1.2 Về mặt kinh tế

GDHN góp phần phân luồng HSPT tốt nghiệp các cấp, giảm ách tắc giao thơng; góp phần bố trí hợp lý 3 nguồn lao động dự trữ đảm bảo sự phù hợp nghề; giảm tai nạn lao động; giảm sự thuyên chuyển nghề, đổi nghề; là phƣơng tiện quản lý cơng tác kế hoạch hóa phát triển kinh tế, xã hội trên cơ sở khoa học.

GDHN luôn hƣớng vào việc sử dụng hợp lý tiềm năng lao động của tuổi trẻ đất nƣớc từ đó nâng cao năng xuất lao động xã hội, đồng thời đƣa thanh thiếu niên vào đúng vị trí lao động nghề nghiệp, giúp họ phát huy hết năng lực sở trƣờng lao động. Đây là việc làm hết sức có ý nghĩa trong cơng tác giáo dục hƣớng nghiệp. từ đó biến nghề nghệp khơng chỉ là nơi kiếm sống đơn thuần mà còn là nơi giúp cá nhân thể hiện nhân cách, phát triển tài năng, hết mình cống hiến sức lực và trí tuệ cho cơng cuộc xây dựng đất nƣớc.

Tuy nhiên để đảm bảo ý nghĩa kinh tế của GDHN thì trong trƣờng phổ thông phải gắn mục tiêu đào tạo, với những mục tiêu kinh tế xã hội của địa phƣơng và đất nƣớc đang thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sự phát triển kinh tế của xã hội phụ thuộc rất nhiều vào việc chuẩn bị cho thế hệ trẻ đi vào lao động sản xuất, đi vào phân công lao động trong phạm vi cả nƣớc và từng địa phƣơng. Chính vì vậy hƣớng nghiệp có nhiệm vụ quan trọng bởi thơng qua đó hƣớng nghiệp là một trong những yếu tố làm đồng bộ hóa đội ngũ lao động nghề nghiệp. phân bố lại lực lƣợng lao động trong xã hội, chun mơn hóa tiềm năng lao động tuổi trẻ.

1.4.1.3 Về mặt chính trị

GDHN có tác dụng góp phần cụ thể hóa mục tiêu giáo dục của trƣờng phổ thơng, điều đó có ý nghĩa là hoạt động GDHN có chức năng thực hiện hóa đƣờng lối giáo dục của Đảng và Nhà nƣớc, thự hiện hóa đƣờng lối giáo dục trong đời sống xã hội. Ngày nay, cuộc chạy đua giữa các nƣớc về khoa học – kỹ thuật là cuộc chạy đua về sản xuất diễn ra rất mãnh liệt. trong cuộc

chạy đua này, những nƣớc tụt hậu phần lớn là không làm tốt công tác đào tạo ngƣời lao động, đào tạo một đội ngũ thợ lành nghề và những cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ cao, hay nói khác đi là những nƣớc chƣa làm tốt GDHN.

GDHN phải đƣợc coi là điều kiện đảm bảo chất lƣợng và hiệu quả giáo dục. GDHN sẽ tạo nên những yếu tố mới trong con ngƣời lao động – yếu tố cơ bản của việc tăng năng xuất lao động xã hội. Làm tốt công tác giáo dục hƣớng nghiệp sẽ có những lớp ngƣời mới đủ năng lực và phẩm chất cách mạng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tóm lại GDHN có ý nghĩa có ý nghĩa đối với sự triển khai chiến lƣợc con ngƣời – một bộ phận của chiến lƣợc kinh tế và khoa học – kỹ thuật.

1.4.1.4 Về mặt xã hội

GDHN giúp HS tự giác đi học nghề; khi có nghề sẽ tự tìm việc làm; giảm tỷ lệ thất nghiệp, giảm tệ nạn xã hội, giảm tội phạm; và góp phần ổn định xã hội.

GDHN có tác dụng điều chỉnh sự phân công lao động xã hội, tạo ra sự cân bằng trong việc phân bố lực lƣợng dân cƣ. Khi xã hội gặp khó khăn trong việc tìm kiếm cơng ăn việc làm cho thanh niên, hƣớng nghiệp kết hợp chặt chẽ với lao động sản xuất và dạy nghề sẽ có tác dụng giúp ổn định đời sống xã hội góp phần tạo điều kiện cho xã hội sử dụng hết lực lƣợng HSPT ra trƣờng trong mọi lĩnh vực kinh tế.

Chúng ta biết rằng để thanh thiếu niên đứng ngoài lao động nghề nghiệp sẽ gây lên nhiều tác hại phức tạp về mặt xã hội. bởi vậy cần hƣớng dẫn thanh niên chọn nghề cho mình sao cho phù hợp đồng thời có thái độ sẵn sang tham gia vào lao động sản xuất và hoạt động nghề nghiệp nhằm góp phần sức lực, trí tuệ cho cơng cuộc xây dựng đất nƣớc. Qua đó tạo nên ý thức xã hội và xây dựng vị trí chỗ đứng trong xã hội của thế hệ trẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT hoàng diệu, hai bà trưng, hà nội (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)