Cơ sở xây dựng biện pháp:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT hoàng diệu, hai bà trưng, hà nội (Trang 72 - 76)

1.2 .1Hướng nghiệp, GDHN và hoạt động GDHN

3.1 Cơ sở xây dựng biện pháp:

3.1.1 Các văn bản về những chủ chương của Đảng và Nhà nước về nâng cao chất lượng hoạt động GDHN ở trường PT. về nâng cao chất lượng hoạt động GDHN ở trường PT.

Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nƣớc đã quan tâm đến công tác hƣớng nghiệp và tƣ vấn hƣớng nghiệp, cụ thể nhƣ sau:

* Nghị quyết 14 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung Ƣơng khóa IV ngày 11 tháng 1 năm 1979 về cải cách giáo dục đã khẳng định hƣớng nghiệp là bộ phận khăng khít của giáo dục đào tạo, nghị quyết đã đòi hỏi hệ thống giáo dục chuyên nghiệp và đại học, đặc biệt là dạy nghề phải đào tạo nhiều đầu ra cho học sinh phổ thông tốt nghiệp các cấp ra trƣờng.

* Ngày 19 – 3 – 1981, Chính phủ đã ban hành quyết định số 126/CP về công tác hƣớng nghiệp và sử dụng hợp lý học sinh các cấp PTCS, PTTH tốt nghiệp ra trƣờng. Tiếp đó Bộ Giáo dục đã ban hành Thông tƣ số 31/TT hƣớng dẫn thực hiện Quyết định 126/CP trong đó chỉ rõ: Công tác hƣớng nghiệp trong trƣờng phổ thông qua 4 con đƣờng cơ bản:

-Hƣớng nghiệp qua dạy các mơn văn hóa.

-Hƣớng nghiệp qua dạy học các môn kỹ thuật (nay là các môn công nghệ, nghề phổ thông) và qua hoạt động lao động sản xuất.

-Hƣớng nghiệp qua việc giới thiệu các ngành nghề.

-Hƣớng nghiệp qua các hoạt động ngoại khóa trong và ngoài nhà trƣờng. Đặc biệt Quyết định 126/CP đã quy định mục đích, nhiệm vụ của cơng tác hƣớng nghiệp và giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành địa phƣơng phối hợp với ngành giáo dục thực hiện.

*Thông tƣ 48/BT ngày 27/4/1982 của Hội đồng Bộ trƣởng hƣớng dẫn thực hiện quyết định 126/CP. Thơng tƣ của Chính phủ u cầu các ngành, các cấp cần phổ biến ngay quyết định 126/CP và các thơng tƣ hƣớng dẫn tới tồn

*Nghị quyết Trung Ƣơng II khóa VIII về Giáo dục – Đào tạo đã vạch ra “mở rộng và nâng cao chất lượng giáo dục Kỹ thuật tổng hợp – Hướng

nghiệp, Ngoại ngữ, Tin học ở Trường Trung học. Nâng cao năng lực tự học và thực hành cho học sinh.”

* Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ lần thứ 9 (năm 2001) của Đảng đã khẳng định coi trọng công tác hƣớng nghiệp và phân luồng HS Trung học chuẩn bị cho thanh thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cả nƣớc và từng địa phƣơng. Nguồn nhân lực hiện nay đƣợc coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Giáo dục đào tạo chính là biện pháp cơ bản nhất, chủ yếu và quan trọng nhất để phát triển nguồn nhân lực đi vào cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.

*Báo cáo Chính trị của Đại hội Đảng lần thứ IX (04/2001) đề ra nhiệm vụ: “Tiếp tục nâng cao chất lượng toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp

dạy và học, hệ thông trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục, thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”. Nhƣ vậy Đảng ta ln quan tâm đến sự phát triển nguồn lực con ngƣời để khởi đầu cho sự phát triển nguồn lực này, Đảng chỉ rõ là phải bồi dƣỡng đào tạo thế hệ trẻ vừa có tri thức, vừa có năng lực nghề nghiệp để ln thích nghi với mọi điều kiện, hoàn cảnh của xã hội, tạo nội lực cho đất nƣớc. Đồng thời phân bổ, sử dụng và phát huy có hiệu quả nguồn nhân lực trong thời kỳ CNH – HĐH đất nƣớc. Với tinh thần đó, chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực là một bộ phận quan trọng hàng đầu của chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội. Để đạt đƣợc điều đó thì cơng tác GDHN trong Nhà trƣờng phải ln đổi mới về nội dung, hình thức, cơng tác quản lý và chỉ đạo trong lĩnh vực hoạt động này.

3.1.2 Các văn bản của Bộ GD – ĐT về hướng nghiệp và dạy nghề.

Để đẩy mạnh hoạt động GDHN ở các trƣờng phổ thông ngày 23/7/2003 Bộ trƣởng GD – ĐT đã ký chỉ thị số 33/2003/CT – BGD – ĐT về việc tăng cƣờng GDHN cho HSPT. Nội dung cơ bản của chỉ thị là: nâng cao hơn nữa nhận thức của đội ngũ quản lý và GV về ý nghĩa, mục đích, nhiệm vụ và

những biện pháp GDHN cho HSPT; quán triệt yêu cầu của giáo dục hƣớng nghiệp vào xây dựng chƣơng trình, biên soạn SGK, sách giáo viên các môn khác ở tất cả các cấp từ tiểu học đến THPT; nghiêm túc thực hiện chƣơng trình GDHN với dạy nghề phổ thông; quán triệt chủ trƣơng xã hội hóa GDHN… đồng thời chỉ thị nêu rõ: “GDHN là một bộ phận của nội dung giáo dục phổ thơng tồn diện đã đƣợc xác định trong luật giáo dục…” và yêu cầu: “…Nghiêm túc triển khai thực hiện sinh hoạt hƣớng nghiệp cho HS ở các trƣờng THCS, THPT và Trung tâm KTTH – HN theo tài liệu hƣớng dẫn của Bộ GD – ĐT, giúp HS, đặc biệt là HS cuối cấp, tìm hiểu thế giới nghề nghiệp, thị trƣờng lao động và đánh giá năng lực bản thân, hƣớng dẫn HS lựa chọn nghề nghiệp, lựa chọn ngành học phù hợp với năng lực cá nhân và yêu cầu của xã hội…”

Quyết định số 16/2006/QĐ – BGD - ĐT ngày 5/6/2006 về việc ban hành chƣơng trình giáo dục phổ thơng. Bộ chƣơng trình giáo dục phổ thơng gồm chƣơng trình chuẩn của 23 mơn học và hoạt động giáo dục từ tiểu học, THCS, THPT. Trong bộ chƣơng trình chuẩn này có chƣơng trình chuẩn hoạt động GDHN, hoạt động dạy nghề phổ thông.

Chỉ thị số 32/2006/CT – BGD – ĐT ngày 1/8/2006 của Bộ GD – DDT về “ nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thơng, giáo dục thƣờng xun… trong đó có nêu: Tiếp tục thực hiện đổi mới chƣơng trình, nội dung, phƣơng pháp giáo dục, trọng tâm là tổ chức thực hiện tốt phân ban kết hợp với tự chọn ở lớp 10; trên cơ sở giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, GDHN và giáo dục pháp luật”. Chỉ thị 32 yêu cầu: “Thực hiện đầy đủ, có chất lƣợng hoạt động GDHN và tƣ vấn hƣớng nghiệp cho HSPT; nâng cao chất lƣợng dạy nghề phổ thơng; duy trì hoạt động trong các nhà trƣờng”.

3.1.3 Yêu cầu của công tác hướng nghiệp trong chiến lược GDHN của Luật giáo dục của Luật giáo dục

Điều 27 nói về mục tiêu của giáo dục phổ thông ( Luật giáo dục năm 2005) khoản 3 và khoản 4 có ghi: “ Giáo dục THPT nhằm giúp HS củng cố và

phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thơng ở trình độ cơ sở và có những hiểu biết thơng thƣờng về kỹ thuật và hƣớng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hƣớng phát triển, tiếp tục đi học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động…”. Nhƣ vậy luật đã chỉ rõ bên cạnh học vấn THPT, mục tiêu của bậc THPT đều yêu cầu học sinh có: hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hƣớng nghiệp, đó là những yêu cầu có tính chất pháp lý bắt buộc đối với mỗi HS trung học.

Điều 28: “ Nội dung giáo dục phổ thông bảo đảm tính phổ thơng, cơ bản, tồn diện, hƣớng nghiệp và có hệ thống…”

Điều 3 nghị định 75/2006/NĐ – CP hƣớng dẫn thi hành luật giáo dục 2005 có ghi:

-Hƣớng nghiệp trong giáo dục là hệ thống các biện pháp tiến hành trong và ngồi nhà trƣờng để giúp học sinh có kiến thức nghề nghiệp và có khả năng lựa chọn nghề nghiệp trên cơ sở kết hợp nguyện vọng sở trƣờng của cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội.

-Phân luồng trong giáo dục là biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục trên cơ sở thực hiện hƣớng nghiệp trong giáo dục, tạo điều kiện để học sinh tốt nghiệp THCS, THPT tiếp tục ở cấp học hoặc trình độ cao hơn, học trung cấp, học nghề hoặc lao động, phù hợp với năng lực, điều kiện cụ thể của cá nhân và nhu cầu của xã hội, góp phần điều tiết cơ cấu ngành nghề của lực lƣợng lao động phù hợp với nhu cầu phát triển của đất nƣớc.

3.1.4 Các văn bản của địa phương

Trong kế hoạch năm học hàng năm Sở Giáo dục – Đào tạo ……

Với mục đích hƣớng nghiệp và giới thiệu việc làm, ngày 16/3/2008 Sở giáo dục và Đào tạo Hà Nội phối hợp với Báo tuổi trẻ đã tổ chức Ngày hội tƣ vấn tuyển sinh và Hƣớng nghiệp tại Trung tâm triển lãm Giảng Võ, có hơn 55 gian hàng của các trƣờng ĐH, CĐ thu hút đƣợc hơn 5000 HS các trƣờng THPT tại Hà Nội.

Ngày 18 – 19/3 Sở Giáo dục – Đào tạo Hà Nội phối hợp với Thành đoàn, Sở Lao động Thƣơng binh Xã hội Hà Nội tổ chức “Ngày hội thanh niên thủ

đô với nghề nghiệp” tại Trƣờng Trung học Thƣơng mại Du lịch Hà Nội (đƣờng Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội). Đây là lần đầu tiên có sự tham gia của gần 60 trƣờng nghề, trung tâm việc làm. Ở đây thu hút đƣợc rất nhiều học sinh lớp 12, các em tới đƣợc các nhà quản lý giáo dục tƣ vấn chọn trƣờng, chọn nghề phù hợp với trình độ và nhu cầu của thị trƣờng lao động cũng nhƣ trao đổi với các nhà tuyển dụng về đầu ra của lao động nghề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT hoàng diệu, hai bà trưng, hà nội (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)