Nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT hoàng diệu, hai bà trưng, hà nội (Trang 33 - 38)

1.2 .1Hướng nghiệp, GDHN và hoạt động GDHN

1.4 Nội dung và hình thức hoạt động GDHN trong trƣờng phổ thông

1.4.3 Nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông

Nhiệm vụ thứ nhất: Tổ chức cho học sinh làm quen với một số ngành nghề của nền kinh tế quốc dân và các loại thông tin sau:

+ Thông tin về thế giới nghề nghiệp theo phân loại nghề

+ Thông tin về một số nghề cụ thể ở địa phƣơng và cả nƣớc theo mô tả nghề + Thông tin về hệ thống trƣờng đào tạo

+ Thông tin về thị trƣờng lao động

+ Thơng tin về tình hình kinh tế ở trung ƣơng và địa phƣơng + Thông tin về học sinh

Yêu cầu đạt được khi thông tin tuyên truyền nghề là:

+ Tạo đƣợc dƣ luận xã hội tích cực đối với các nghề trong các lĩnh vực Công nghiệp, Nông – Lâm –Ngƣ nghiệp, Giao thông vận tải, dịch vụ y tế, Văn hóa và Giáo dục, tác động vào tình cảm học sinh, làm cho các em thích thú muốn vào học một ngành nghề cụ thể sau khi tốt nghiệp phổ thông.

+ Tạo cho học sinh ấn tƣợng sâu sắc về nghề.

+ Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế dƣới ánh sáng văn kiện đại hội IX của Đảng.

Nhiệm vụ thứ hai: Tổ chức các hoạt động nhằm hình thành hứng thú nghề, khuynh hướng nghề, năng lực nghề ở học sinh giúp học sinh có ý thức chọn nghề.

Chúng ta vẫn coi GDHN là một bộ phận cấu thành của quá trình giáo dục đào tạo, là một trong những nhiệm vụ hoạt động của nhà trƣờng phổ thông. Song để đạt đƣợc kết quả tốt trong cơng tác này địi hỏi CBQL nhà trƣờng cùng các thầy cô giáo phải biết tổ chức nhiều mặt hoạt động đồng bộ tác động vào HS nhằm hình thành “nhân cách nghề nghiệp” cho các em. Qua thực tiễn hoạt động, có thể nêu lên 4 hình thức họat động chính sau đây:

+ Thực hiện chƣơng trình hƣớng nghiệp ngoại khóa + Hƣớng nghiệp qua dạy các môn học cơ bản

+ Hƣớng nghiệp qua dạy các môn công nghệ + Hƣớng nghiệp qua dạy nghề phổ thơng

Tóm lại, có thể tổ chức nhiều hoạt động cho HS chuẩn bị chọn nghề. Chính các hoạt động này là điều kiện, là cơ sở để nâng cao hiệu quả hoạt động GDHN, đồng thời cũng là những chiếc nôi gieo mầm hứng thú và khuynh hƣớng nghề nghiệp cho HS.

Sơ đồ 1.2. Nhiệm vụ tổng quát của giáo viên PT trong hoạt động GDHN

Nhiệm vụ thứ ba: Tư vấn nghề cho học sinh

Tƣ vấn chọn nghề đƣợc hiểu là hệ thống các biện pháp tâm lý – giáo dục – y học nhằm phát hiện và đánh giá toàn diện năng lực của thanh thiếu niên với mục đích giúp các em chọn nghề trên cơ sở khoa học. Tƣ vấn nghề

thực chất là điều chỉnh động cơ chọn nghề của học sinh phổ thơng. Vì nhà trƣờng phổ thơng chƣa làm tốt cơng tác này nên đã “góp phần” gây ra hiện tƣợng “ quá tải” trong các kỳ thi đại học hằng năm.

Tuy nhiên nếu nhà trƣờng phổ thông làm tốt công tác tƣ vấn nghề sẽ góp phần phân luồng học sinh, góp phần mang lại lợi ích kinh tế khơng chỉ cho nhà nƣớc mà cịn cho cả gia đình học sinh.

Tƣ vấn chọn nghề cho học sinh có hai mức độ:

Giáo viên chủ nhiệm

Giáo viên bộ môn khoa học cơ

bản

Cho HS làm quen với thế giới nghề nghiệp theo chƣơng

trình hƣớng nghiệp tổng quát Cho HS làm quen với các nghề cơ bản tại các cơ sở SX kinh doanh Cho HS làm quen với thế giới nghề nghiệp theo ngành

có liên quan với mơn học

Minh họa những nguyên tắc chung trên cơ sở những nghề cụ thể

Giáo viên môn công nghệ

Liên hệ với đại diện các doanh nghiệp và các trƣờng chuyên nghiệp cho HS tham quan

Tư vấn sơ bộ: Loại này đơn giản, các thầy cơ giáo có thể thực hiện

trong trƣờng phổ thông. Ở đây, thầy, cô giáo chủ nhiệm, GV bộ mơn hoặc đồn thanh niên có thể đóng vai trị “ nhà tƣ vấn” cho các em một lời khuyên nên học nghề gì và học ở đâu, nếu học lên thì nên học trƣờng nào. Để đạt đƣợc hiệu quả tƣ vấn, yêu cầu các nhà tƣ vấn cần có những hiểu biết về yêu cầu của một số ngành nghề ở một số trƣờng hoặc địa phƣơng, về nhu cầu nhân lực, về năng lực của HS, từ đó đƣa ra lời khuyên cho các em. Hoặc qua những điều giảng dạy GV để HS trả lời đƣợc 3 câu hỏi: Em có muốn học nghề

đó khơng? Em có khả năng làm nghề đó khơng? Và xã hội địa phương có cần nghề đó khơng?

Tư vấn chuyên sâu: Loại này phức tạp hơn vì việc tƣ vấn đƣợc tiến hành trên cơ sở khoa học, đảm bảo tính chính xác cao nhờ một số máy móc hiện đại (ví dụ: máy đo độ chính xác các cử động, sự khéo léo vận động của tay, đo cảm giác, thị giác…), trắc nghiệm thần kinh, khí chất và các chỉ số thơng minh khác. Điều kiện để có loại tƣ vấn chuyên sâu là phải có đội ngũ chuyên gia tƣ vấn có tay nghề cao; sử dụng các phƣơng pháp điều tra, đánh giá; sử dụng các thiết bị, phƣơng tiện kỹ thuật tƣ vấn hƣớng nghiệp từ đơn giản đến phức tạp.

Yêu cầu đối với nhà tư vấn ở mức độ chuyên sâu là:

+ Có kiến thức về thế giới nghề nghiệp và các yêu cầu của nghề.

+ Có kiến thức về nhân cách, trƣớc hết là về động cơ, hứng thú, khuynh hƣớng và năng lực nghề nghiệp của HS.

+ Có kiến thức về kinh tế, về nhu cầu phát triển nhân lực của các ngành kinh tế quốc dân ở địa phƣơng.

Đồng thời các chuyên gia còn phải biết: phƣơng pháp điều tra, đánh giá để điều tra nhân cách, điều tra trí tuệ và điều tra hệ tâm lý vận động. Đi cùng các phƣơng pháp này là các thiết bị, các phƣơng tiện kỹ thuật có thể đơn giản và cũng có thể phức tạp và tốn kém. Vì vậy, khi có điều kiện mỗi địa phƣơng nên có một phịng tƣ vấn chun sâu.

Nhiệm vụ thứ tư: Nghiên cứu học sinh

Nhiệm vụ này chiếm vị trí đặc biệt trong thành phần cấu trúc của hƣớng nghiệp là tìm hiểu, nghiên cứu học sinh trƣớc hết là nhân cách nghề nghiệp của các em. Trong nhân cách nghề nghiệp các thành tố có liên quan đến chọn nghề là: Động cơ chọn nghề; Hứng thú nghề; Khuynh hƣớng nghề; và năng lực nghề.

Có thể đánh giá năng lực HS dƣa trên:

Sự thành công lâu dài và trội hơn của học sinh về hoạt động trí óc, chân tay, nghệ thuật mà hƣớng dẫn HS đi vào những loại hình hoạt động phù hợp nhất với sự phát triển của cá nhân. Nhƣ vậy, tổ chức GDHN bao gồm hai chức năng cơ bản là phát triển và bồi dƣỡng năng lực cá nhân HS.

Sự quan sát, phân tích kết quả học tập các môn khác nhau, với mục đích đánh giá khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Phân tích bài làm của học sinh, các sản phẩm mà các em đã làm ra qua các giờ dạy lao động kỹ thuật. theo dõi sự phát triển tính cách, các phẩm chất ý chí, trạng thái xúc cảm, khả năng tập trung chú ý, tính kiên trì theo đuổi mục đích đã đặt ra, quan sát mối quan hệ với các bạn trong tập thể. Kết quả của sự quan sát phải đƣợc GV ghi lại thƣờng xuyên để cuối cùng có một “bức tranh” chung về phát triển nhân cách HS, chuẩn bị cho các em biết chọn nghề phù hợp.

Nhiệm vụ thứ năm: Giáo dục cho HS có thái độ đúng đắn đối với lao động

nghề nghiệp.

Thái độ này đƣợc biểu hiện ở chỗ ln ln kính trọng ngƣời lao động dù họ ở cƣơng vị công tác nào; không đƣợc phân biệt nghề “cao sang” nghề “thấp hèn” mà phải thấy rằng trong một đất nƣớc một khi nhân dân đƣợc làm chủ thì hết thảy những ngành nghề có ích cho nhân dân đều là cao quý, đều đáng kính trọng; thành cơng hay khơng chẳng phải quyết định bởi bản thân của ngành nghề nào đó mà là ở chỗ ngƣời đó có tình u đối với nghề hay khơng và thái độ với nghề ra sao. Phải làm cho HS thấy rằng, lao động là vinh quang, là cần thiết, không chỉ đối với mỗi cá nhân mà cịn là loại hình quan trọng để mỗi quốc gia tồn tại và phát triển.

Sơ đồ1.3 Tóm tắt quy trình tư vấn hướng nghiệp

Các nhiệm vụ nêu trên chính là vấn đề cơ bản rất quan trọng của công tác tổ chức lại GDHN trong nhà trƣờng phổ thông, phản ánh liên tục của các giai đoạn hƣớng nghiệp trong nhà trƣờng phổ thông đều phải tham gia vào hƣớng nghiệp cho học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT hoàng diệu, hai bà trưng, hà nội (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)