Nhận xét về thực trạng hoạt động GDHN và quản lý GDHN cho học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT hoàng diệu, hai bà trưng, hà nội (Trang 67 - 72)

1.2 .1Hướng nghiệp, GDHN và hoạt động GDHN

2.5. Nhận xét về thực trạng hoạt động GDHN và quản lý GDHN cho học

cho học sinh trƣờng trong những năm qua:

2.5.1 Các kết quả đạt được:

Trên cơ sở khảo sát, phân tích thực trạng hoạt động GDHN và quản lý hoạt động GDHN ở trƣờng THPT Hoàng Diệu, Hai Bà Trƣng, Hà Nội, chúng tôi đánh giá công tác thực hiện công việc quản lý GDHN ở trƣờng THPT Hồng Diệu nhƣ sau:

Trƣờng có đội ngũ cán bộ GV đủ về số lƣợng, có trình độ chun mơn đạt chuẩn, trẻ, nhiệt tình, năng động và ln tích cực trong việc tìm tịi các hình thức giáo dục mới, hiệu quả nhằm tăng cƣờng tối đa hứng thú cho học sinh. Đặc biệt là thành thạo trong việc sử dụng công nghệ thông tin.

Đối với vấn đề hƣớng nghiệp, trong các buổi sinh hoạt, hoạt động ngoại khóa, dã ngoại hay mời chuyên gia nói chuyện dƣới cờ đƣợc thầy trò quan tâm và hứng thú.

Ban lãnh đạo trƣờng đã quan tâm, đầu tƣ CSVC để đáp ứng nhu cầu sử dụng phƣơng pháp giảng dạy hiện đại nhằm đạt hiệu quả cao nhƣ máy chiếu, đầu đĩa, ti vi…

2.5.2 Những hạn chế và khó khăn:

Đội ngũ GV chƣa đƣợc đào tạo về GDHN cịn nhiều, họ chƣa có kiến thức một cách khoa học, hệ thống về GDHN nên việc GDHN chƣa đƣợc chuyên nghiệp. Các hoạt động GDHN mới chỉ đƣợc tiến hành dựa trên kinh nghiệm và hiểu biết xã hội của bản thân giáo viên.

Nội dung GDHN ở trƣờng THPT Hoàng Diệu mới chỉ là tƣ vấn chọn trƣờng cho HS theo học lực của HS chứ chƣa tập trung vào tƣ vấn nghề.

Nhận thức của CBQL và GV về GDHN cịn nhiều thiếu sót, họ khơng cho rằng hoạt động GDHN là quan trọng nên khơng có sự đầu tƣ thời gian cũng nhƣ cơ sở vật chất và kinh phí cho GDHN.

Hiện nay nhiều trƣờng THPT nói chung , Trƣờng THPT Hồng Diệu nói riêng đang phải đối mặt với sáu hạn chế, khó khăn cơ bản sau đây:

Một là, kiến thức trong các chủ đề GDHN rất phong phú, đa dạng và rộng lớn, trong khi thời gian truyền đạtlại rất hạn hẹp: trƣớc kia là 3 tiết/1 chủ đề trong 1 tháng , nay chỉ còn 1 tiết/1 tháng. Ví dụ: chủ đề năng lƣợng, cơng nghệ thơng tin và Bƣu chính viễn thơng trong đó gồm: Cơng nghiệp điện, công nghiệp khai khống, cơng nghiệp dầu khí, cơng nghệ thơng tin và Bƣu chính viễn thơng. Đây là năm ngành cơng nghiệp dịch vụ trọng điểm, giữ vai trò nòng cốt, thúc đẩy, phát triển kinh tế của đất nƣớc mà chỉ giảng trong có một tiết thì làm sao mà kham nổi.

Hai là, đội ngũ GV dạy GDHN vừa thiếu lại vừa yếu, vừa không chuyên nghiệp, vừa không chuyên trách, chỉ là kiêm nhiệm: do GV chủ nhiệm hoặc GV các bộ môn cơ bản đảm nhiệm, họ chẳng hứng thú gì, chẳng có cơng sức đâu mà quan tâm tới GDHN, bởi lẽ họ cịn làm nhiệm vụ giảng dạy mơn chính của họ. Hậu quả là, họ dạy chỉ là hình thức, qua loa đại khái cho xong. Vì thế, chất lƣợng, hiệu quả GDHN thấp.

Ba là, vì thời gian ít nên Bộ GD – DDT chủ chƣơng tích hợp mơn GDHN với nhiều mơn khác. Đành rằng, tích hợp các mơn học là xu thế phát triển hiện đại trên thế giới. Ở Việt Nam, vấn đề này còn quá mới mẻ, có nhiều vấn đề đặt ra, những câu trả lời cịn bỏ ngỏ: tích hợp là gì? Tích hợp cái gì? Tích hợp nhƣ thế nào? Ở Việt Nam, việc dạy đã đƣợc thử nghiệm chƣa? Ở môn nào? Bƣớc đi, cách làm, lộ trình tích hợp ở mơn học này với mơn học khác là nhƣ thế nào?

Bốn là, Cơ sở vật chất dành cho GDHN ở các trƣờng THPT hầu nhƣ

khơng có, chúng rất đắt tiền mà trong hồn cảnh hiện nay, các trƣờng không đủ điều kiện đầu tƣ. Làm thế nào để có tiền mua đƣợc các máy đo

phẩm chất, trí tuệ, trí thơng minh, tính nhạy bén, phản ứng nhanh của tƣ duy, máy đo một số phẩm chất nhân cách, phẩm chất, phẩm chất các hành động phản ứng của cơ bắp, tay chân trong phối hợp các động tác…mà thiếu chúng không thể tƣ vấn, giúp học sinh chọn nghề phù hợp trên cơ sở khoa học.

Năm là, các nhà khoa học khun rằng vì khơng có thiết bị hiện đại

để tƣ vấn chuyên sâu mà chỉ nên tƣ vấn sơ bộ. Ngay cả khâu này nhiều trƣờng cũng bỏ qua, chỉ hƣớng dẫn HS chọn trƣờng mà không thể giúp các em chọn ngành, chọn nghề phù hợp, bởi lẽ gặp nhiều khó khăn trong việc nắm bắt bốn nguồn thông tin sau:

-Thông tin về đặc điểm và yêu cầu của nghề.

-Thông tin về nhu cầu nhân lực của các thành phần kinh tế.

-Thông tin về hệ thống đào tạo, thông tin về đặc điểm nhân cách của HS.

Chỉ trên cơ sở này mới so sánh, đối chiếu giúp hS chọn nghề phù hợp.

Sáu là, tâm lý coi đại học là con đƣờng tiến than duy nhất vẫn còn rất nặng

nề trong HS, phụ huynh HS và trong toàn xã hội ta; tâm lý này nó ăn sâu vào tâm lý và rất lâu đời nên khó lịng sửa chữa trong ngày một ngày hai, từ đây mới nảy sinh ra tâm lý chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ làm việc. Tình trạng này ngày nay càng phổ biến, càng tồi tệ bao nhiêu thì GDHN càng gặp khó khăn gấp bội bấy nhiêu, họ không thấy đƣợc rằng: học để làm ngƣời, học để làm việc, học chung sống mà chỉ thấy rằng: học cho bản thân, học cho gia đình, học cho dịng họ… mà thơi.

Những khó khăn cơ bản ở trên cũng là những khó khăn của trƣờng Hồng Diệu, mặc trƣờng THPT Hồng Diệu cũng có những đặc điểm riêng, những khó khăn riêng, cụ thể là: đội ngũ GV…

2.5.3 Những nguyên nhân chủ yếu:

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới những hạn chế, khó khăn nêu trên, nhƣng chúng ta có thể xem xét 3 nguyên nhân chủ yếu:

Một là, các cấp bộ Đảng, chính quyền từ trung ƣơng tới địa phƣơng, các

bộ ngành từ Trung ƣơng đến cơ sở chƣa thấy đƣợc GDHN là trách nhiệm của toàn xã hội; chƣa thấy đƣợc tầm quan trọng của GDHN trong phát triển kinh tế - xã hội, trong ổn định chính trị - xã hội, trong việc xóa bỏ tận gốc tâm lý sai lầm học chỉ để làm quan, làm thầy chứ không phải làm thợ, làm ngƣời lao động ; làm tốt GDHN sẽ giúp con ngƣời chọn đƣợc nghề phù hợp với nguyện vọng, năng lực, sở trƣờng của bản thân, từ đó họ say sƣa với nghề, yêu nghề, sống chết với nghề dẫn tới sáng tạo trong nghề vì tài năng, xét cho cùng là tình yêu với cơng việc. Nhƣ vậy GDHN sẽ góp phần khơng những bảo đảm cân đối hợp lý nguần nhân lực mà còn nâng cao chất lƣợng nguần, bảo đảm thúc đẩy, phát triển năng lực cạnh tranh toàn cầu của nền kinh tế, góp phần tạo việc làm, giảm thất nghiệp, giảm tệ nạn xã hội.

Hai là, có nguyên nhân từ lãnh đạo Bộ GD – ĐT và lãnh đạo các vụ có

liên quan Bộ GD – ĐT có nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc và tạo chính sách, tạo động lực để phát triển GDHN đặc biệt khơng có chính sách cho GV hƣớng nghiệp. Rất tiếc là hiện nay Bộ GD – ĐT chƣa thật quan tâm đến những vấn đề đó nhƣ cách đây 34 năm Bộ GD đã làm: Quyết định 126/CP ngày

19/3/1981; Thông tƣ 31/TT ngày 17/8/1981 và thông tƣ 48/BT ngày

27/4/1982 của Hội đồng bộ trƣởng – cả hai thông tƣ này hƣớng dẫn việc thực hiện quyết định 126/CP về công tác hƣớng nghiệp trong trƣờng phổ thông là do Bộ GD soạn thảo. Khơng có Bộ GD thì khơng có 3 văn bản quan trọng kể trên. Nhờ có thơng tƣ của Hội đồng Bộ trƣởng đã huy động lực lƣợng tổng hợp của toàn xã hội tham gia vào hƣớng nghiệp, cụ thể có 15 Bộ ngành ở TW và 39/40 tỉnh thành phố đã có thơng tƣ hoặc chỉ thị hƣớng dẫn thực hiện quyết định 126/CP. Ngày nay chúng ta mơ ƣớc, mong chờ Bộ GD – ĐT làm đƣợc những công văn chỉ thị nhƣ trên mà vẫn chƣa thấy gì cả.

Ba là, có nguyên nhân từ sự lãnh đạo, quản lý hoạt động GDHN của nhà

trƣờng, mặc dầu lãnh đạo trƣờng THPT Hồng Diệu đã có sự quan tâm nhất định tới GDHN thể hiện ở tỷ lệ 71% số ngƣời đƣợc hỏi cho rằng lãnh đạo đã

chỉ đạo các phòng ban lập kế hoạch cho GDHN. Tuy tỷ lệ 71% là cao nhƣng còn 29% cán bộ quản lý vẫn chƣa quan tâm đến GDHN. Lãnh đạo là ngƣời đề ra kế hoạch và lãnh đạo kiểm tra công tác kế hoạch. Vậy ai là ngƣời thực hiện kế hoạch do lãnh đạo trƣờng đề ra. Đó là đội ngũ GV, nhƣng kết quả họ thực hiện ra sao? Theo điều tra chỉ có 68,7% thực hiện kế hoạch của nhà trƣờng đề ra với kết quả kiểm tra là 57,2% tốt; 21,2% trung bình; 21,6% yếu. Những số liệu này, nói lên rằng: Trong cơng tác quản lý GDHN của trƣờng còn một số sơ suất: chỉ quan tâm đề ra chủ trƣơng mà thiếu kiểm tra đôn đốc, thiếu đi sâu, đi sát dự giờ giúp GV nâng cao tinh thần trách nhiệm trong GDHN cho HS, đặc biệt là khâu tƣ vấn cho HS lớp 12 chọn nghề trƣớc khi tốt nghiệp và hiện nay trƣờng vẫn chƣa có biện pháp hữu hiệu nào để động viên khuyến khích GV trong GDHN.

Kết luận chƣơng 2

Từ cơ sở lý luận ở chƣơng 1, trong chƣơng 2 chúng tôi đã đƣa ra một số thông tin về trƣờng THPT Hồng Diệu, đồng thời phân tích những thực trạng hoạt động GDHN, từ đó nêu lên những mặt mạnh và những mặt còn yếu về hoạt động GDHN cho học sinh trƣờng THPT Hoàng Diệu. Cụ thể là: nhận thức về tầm quan trọng của GDHN cho HS vẫn còn nhiều hạn chế, các hình thức hƣớng nghiệp chƣa đƣợc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, còn làm qua loa đại khái do chƣa có GV chuyên trách. Nhà trƣờng chƣa có phịng tƣ vấn hƣớng nghiệp cho học sinh. Kinh phí dành cho hoạt động GDHN hầu nhƣ khơng có, hạn hẹp nên khơng có thiết bị để phục vụ cho cơng tác tƣ vấn nghề nghiệp cho HS. Do đó mặc dù lãnh đạo trƣờng đã quan tâm nhƣng cũng không thể nâng cao đƣợc chất lƣợng và hiệu quả GDHN cho HS của trƣờng THPT Hoàng Diệu trong những điều kiện thiếu thốn của một trƣờng dân lập.

CHƢƠNG III

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GDHN CHO HỌC SINH TRƢỜNG THPT HOÀNG DIỆU, HAI BÀ TRƢNG, HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT hoàng diệu, hai bà trưng, hà nội (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)