Biện pháp 1: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT hoàng diệu, hai bà trưng, hà nội (Trang 78 - 80)

1.2 .1Hướng nghiệp, GDHN và hoạt động GDHN

3.3 Biện pháp quản lý hoạt động GDHN ở trƣờng THPT

3.3.1 Biện pháp 1: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận

nhận thức của CBQL, GV, PHHS và HS về GDHN.

3.3.1.1 Mục tiêu biện pháp:

Một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự giảm sút và kém hiệu quả về cơng tác hƣớng nghiệp đó là sự hạn chế về mặt nhận thức trong cán bộ GV, cha mẹ học sinh và tồn xã hội về vai trị, ý nghĩa, tầm quan trọng của hƣớng nghiệp đối với HSPT nói chung và học sinh THPT nói riêng. Cơng tác hƣớng nghiệp là của toàn xã hội, do vậy vấn đề tuyên truyền ở đây phải nhằm nâng cao nhận thức rõ vai trò của nguồn nhân lực đối với việc phát triển kinh tế xã hội.

Biện pháp này nhằm làm cho các đối tƣợng cần tuyên truyền hiểu rằng mục đích của GDHN là giúp HS có hiểu biết về nghề nghiệp, chọn nghề; hình thành nhân cách nghề nghiệp cho các em; giáo dục thái độ đúng đắn đối với lao động và tạo ra sự sẵn sàng tâm lý đi vào lao động nghề nghiệp.

3.3.1.2 Nội dung biện pháp:

Qua việc tuyên truyền về các chính sách, các quy định, chỉ thị về nhiệm vụ năm học, về hƣớng nghiệp cho HSPT sẽ giúp cho GV, HS, cha mẹ HS hiểu rằng:

GDHN nói chung là trách nhiệm của toàn xã hội, nếu quốc gia nào làm tốt nhiệm vụ GDHN thì sẽ làm tốt nhiệm vụ đào tạo nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH – HĐH đất nƣớc. Nhất là trong giai đoạn hiện nay chúng ta đang trên đà phát triển và hội nhập.

GDHN sẽ làm cho mọi ngƣời hiểu lao động ở bất cứ ngành nghề nào, công việc nào cũng vinh quang, cũng đƣợc tôn trọng miễn là ngƣời lao động phải có tay nghề cao, có phẩm chất nghề nghiệp tốt, vì thế khơng nên phân biệt nghề nghiệp.

Xây dựng kế hoạch, chƣơng trình hành động cụ thể cùng với những tiêu chí nhất định làm tiêu chí phấn đấu đẩy mạnh thực hiện hoạt động GDHN cho HSPT và cũng đƣa ra tiêu chuẩn đánh giá thi đua ở các bộ phận tham gia hoạt động này trong nhà trƣờng nhƣ (CBQL, GVCN, GV bộ mơn, GV cơng nghệ, Đồn TNCSHCM).

3.3.1.3 Tổ chức thực hiện:

- Tổ chức quán triệt các Nghị quyết của Đảng về mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho xã hội, về giáo dục kỹ thuật – hƣớng nghiệp – dạy nghề phổ thông về công tác hƣớng nghiệp ngay từ đầu năm học. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cần thể hiện rõ ràng việc triển khai nhiệm vụ chung của ngành, mạnh dạn cho trƣờng chủ động triển khai việc dạy nghề phổ thông cho phù hợp với thực tiễn và phải đảm bảo chất lƣợng và coi đây là một trong những tiêu chí thi đua để đánh giá xếp loại các trƣờng.

- Tuyên truyền cho CBQL, GV, HS và các lực lƣợng khác về tầm quan trọng của GDHN. Đối với đội ngũ GV và cán bộ phụ trách công tác hƣớng nghiệp là những ngƣời trực tiếp thực hiện các nội dung hƣớng nghiệp, vì vậy cần phải làm cho mọi ngƣời nhận thức rõ bản chất của hoạt động này, các nội dung hƣớng nghiệp, các yêu cầu cần phải đạt đƣợc và cách thức tổ chức hoạt động GDHN. Hằng năm, sau khi lĩnh hội những nội dung tập huấn về công tác hƣớng nghiệp ở cấp trên tổ chức, những nội dung này cần đƣợc phổ biến đến đội ngũ GV và những ngƣời làm công tác hƣớng nghiệp ở trƣờng hiểu đƣợc vấn đề lý luận, các giáo viên sẽ xây dựng kế hoạch triển khai công tác hƣớng nghiệp trong phạm vi nhiệm vụ của mình. Làm cho họ hiểu rõ, hƣớng nghiệp không phải là nhiệm vụ chung của tất cả giáo viên trong nhà trƣờng. Ở từng cƣơng vị khác nhau, đều có thể tận dụng thời gian, sự hiểu biết của mình để giúp đỡ HS và làm công tác hƣớng nghiệp. “Mƣa dầm thấm lâu”, nếu tất cả các thành viên trong nhà trƣờng đều thấu hiểu nhiệm vụ và trách nhiệm của mình để tác động lên nhận thức của HS thì chắc rằng cơng tác hƣớng nghiệp sẽ phát huy hiệu quả và sẽ giúp đƣợc HS chon nghề phù hợp. Qua các giờ

sinh hoạt, ngoại khóa, cần lồng ghép các nội dung tuyên truyền để học sinh thấy rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc chọn nghề, tạo động lực, cũng nhƣ cơ hội cho các em tham gia vào các hình thức hƣớng nghiệp một cách tự nguyện.

- Tác động đến gia đình về vấn đề ủng hộ, tạo điều kiện cho học sinh lựa chọn nghề nghiệp tƣơng lai phù hợp với năng lực, sở trƣờng. Xác định mục tiêu, động cơ học tập và rèn luyện phẩm chất đạo đức đối với học sinh. Cha mẹ HS và bản thân HS là những ngƣời quyết định cuối cùng trong việc lựa chọn nghề. Vì vậy nhận thức của họ có ảnh hƣởng rất lớn đến kết quả của quá trình hƣớng nghiệp. Thông qua các buổi họp phụ huynh, các phƣơng tiện thông tin đại chúng, cần làm cho PHHS nhận rõ ý nghĩa của việc hƣớng nghiệp đối với sự thành đạt nghề nghiệp của con em họ sau này. Điều này rất khó khăn trong cơ chế thị trƣờng hiện nay, khi nhận thức của khơng ít ngƣời cịn lệch lạc, khơng có sự hiểu biết sâu sắc về nghề nghiệp, dẫn đến không tƣ vấn cho con em mình chọn nghề để dẫn đến tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”. Đồng thời phải làm thế nào để xóa dần tƣ tƣởng mong muốn con phải đi học đại học, và xóa bỏ tƣ tƣởng cho con học nghề phổ thơng chỉ để có điểm cộng vào kết quả thi tốt nghiệp.

3.3.2 Biện pháp 2: Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra hoạt động GDHN cho HS ở trường THPT Hoàng Diệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT hoàng diệu, hai bà trưng, hà nội (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)