Nội dung quản lý hoạt động GDHN tại trƣờng THPT:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT hoàng diệu, hai bà trưng, hà nội (Trang 40 - 45)

1.2 .1Hướng nghiệp, GDHN và hoạt động GDHN

1.5 Nội dung quản lý hoạt động GDHN tại trƣờng THPT:

Giáo dục phổ thông bao gồm: Giáo dục Tiểu học, giáo dục THCS, giáo dục THPT. Trong Luật giáo dục cũng nêu rõ: “Giáo dục THPT, nhằm giúp

học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục THCS, hồn thiện học vấn PT và có những hiểu biết về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học cao đẳng, Trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”. HS cuối cấp

THCS là HS lớp 9 với lứa tuổi 14 – 15 tuổi, các em cần đƣợc GDHN để có thể học tiếp lên THPT hoặc chọn nghề phù hợp với nguyện vọng, sở trƣờng và năng lực nếu em đó học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động sản xuất. HS THPT lớp cuối cấp là lớp 12 ở lứa tuổi 17 – 18 tuổi, các em rất cần đƣợc giáo dục hƣớng nghiệp để đảm bảo cho các em có đƣợc kiến thức, kĩ năng, thái độ đối với nghề nghiệp tƣơng lai.Qua đó giúp các em chon nghề phù hợp với năng lực của bản thân và nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp.

Để đáp ứng yêu cầu trên công tác quản lý hoạt động giáo dục ở trƣờng THPT cần qua 3 bƣớc nhƣ sau:

1.5.1 Lập kế hoạch

Mục tiêu của GDHN đƣợc xác định trên cơ sở nhiệm vụ GDHN trong nhà trƣờng PT và đƣợc cụ thể hóa theo đặc điểm của từng địa phƣơng và đặc điểm lứa tuổi, cấp học. Việc thiết kế các công việc cần làm đề thực hiện các mục tiêu hƣớng nghiệp căn cứ vào các hoạt động ngoại khóa khác nhau của từng trƣờng mà “ Viết ra những gì cần làm”.

Căn cứ vào kế hoạch dạy môn GDHN theo chƣơng trình chính khóa của Sở GD – ĐT đối với học sinh THPT phải học 9 tiết/năm.

+ Với HS lớp 10, học 3 buổi mỗi buổi 3 tiết -Buổi 1:

Lựa chọn nghề nghiệp tƣơng lai.

Năng lực bản thân và truyền thống gia đình Tìm hiểu nghề dạy học

-Buổi 2:

Giới tính với nghề nghiệp

Tìm hiểu một số nghề thuộc lĩnh vực Nông – Lâm – Ngƣ nghiệp và ngành y dƣợc.

-Buổi 3:

Tìm hiểu một số nghề thuộc ngành xây dựng

Nghề tƣơng lai của tôi (thực hiện về ƣớc mơ nghề nghiệp tƣơng lai và những cố gắng để thực hiện ƣớc mơ đó).

+Với HS lớp 11, học 3 buổi mỗi buổi 3 tiết - Buổi 1:

Tìm hiểu một số nghề thuộc ngành Giao thông – Địa chất, một số nghề thuộc lĩnh vực Kinh doanh- Dịch vụ, một số nghề thuộc ngành Năng lƣợng – Bƣu chính viễn thơng, Cơng nghệ thơng tin.

- Buổi 2:

Tìm hiểu một số nghề thuộc lĩnh vực An ninh – Quốc phòng. Nghe giới thiệu về nhu cầu của thị trƣờng lao động địa phƣơng. -Buổi 3:

Thảo luận về sự phù hợp nghề

+Với HS lớp 12, học 3 buổi mỗi buổi 3 tiết

-Buổi 1: Một số định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội ở nƣớc ta trong qua trình CNH – HĐH đất nƣớc và hội nhập quốc tế.

Nhu cầu lao động của địa phƣơng và đất nƣớc Những điều kiện để thành đạt trong nghề Các hƣớng đi sau khi tốt nghiệp THPT.

Tìm hiểu hệ thống đào tạo trung cấp và dạy nghề của trung ƣơng và địa phƣơng.

-Buổi 2:

Tìm hiểu hệ thống đào tạo Đại học, Caoo đẳng. Tƣ vấn nghề

Hƣớng dẫn HS chọn nghề và làm hồ sơ tuyển sinh -Buổi 3:

Thanh niên lập thân, lập nghiệp

Tọa đàm trao đổi về các điều kiện để lạp thân, lập nghiệp.

1.5.2 Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch:

Phần này là: “ Làm đúng những gì đã viết”

Đây là nhiệm vụ quan trọng của ngƣời quản lý trƣờng THPT. Kế hoạch có xây dựng tốt đến đâu mà khơng có q trình quản lý, chỉ đạo sát sao việc thực hiện thì cũng khơng mang lại kết quả nhƣ mong muốn. Trong quản lý, việc tổ chức thực hiện kế hoạch hƣớng nghiệp cần tập trung vào nội dung cụ thể là tìm hiểu nhu cầu hƣớng nghiệp và học nghề PT để lên lịch học và thống nhất trong BGH để tiến hành giảng dạy theo kế hoạch cho mỗi học kỳ, năm học hoặc cả khóa học dựa theo chƣơng trình của Bộ GD – ĐT và phƣơng hƣớng chỉ đạo của Sở GD – ĐT. Trong kế hoạch giảng dạy cần nêu rõ nội dung từng buổi học, các yêu cầu về dụng cụ, vật tƣ, nguyên, nhiên liệu cần thiết và phần theo dõi thực hiện kế hoạch. Kế hoạch này Hiệu trƣởng xem xét phê duyệt. Từ kế hoạch giảng dạy, bộ phận thiết bị thí nghiệm trong nhà trƣờng phải chuẩn bị mua sắm theo kế hoạch hàng tháng, học kỳ, và năm học cho từng khối lớp, từng mơn học và trong q trình học.

Trong quản lý, việc tổ chức thực hiện kế hoạch hƣớng nghiệp cần tập trung vào một số nội dung chính sau:

Tuyển sinh ln là một nhiệm vụ quan trọng nhất mà kết quả của nó ảnh hƣởng trực tiếp đến các hoạt động khác trong nhà trƣờng, đến việc hồn thành nhiệm vụ chính trị của nhà trƣờng. Vì vậy, muốn hồn thành nhiệm vụ, CBQL phải quan tâm đến công tác tuyển sinh. Để hồn thành nhiệm vụ cơng tác này, từ khâu đầu là khảo sát nhu cầu, lập kế hoạch đến chỉ đạo thực hiện đều cần đƣợc tiến hành tỉ mỉ, cẩn trọng cho bộ phận tuyển sinh dƣới sự lãnh đạo trực tiếp của Hiệu trƣởng.

Trong khâu khảo sát và lập kế hoạch, cán bộ phải đến từng lớp để tìm hiểu việc học hƣớng nghiệp, học nghề phổ thông theo nhu cầu và nguyện vọng đăng ký, tỉ lệ giữa HS nam và HS nữ… rồi sau đó phải dự kiến lịch của từng lớp để thống nhất với BGH nhà trƣờng. Tiến hành công tác tuyển sinh, ngoài nhu cầu đăng ký theo nguyện vọng của học sinh, ngƣời làm tuyển sinh khéo vận động để hƣớng học sinh đăng ký học theo điều kiện và yêu cầu của xã hội, bởi vì hiện tại, việc học hƣớng nghiệp trong trƣờng phổ thơng vẫn cịn mới mẻ.

Cán bộ quản lý yêu cầu các tổ GV lập các kế hoạch giảng dạy cho mỗi học kỳ, năm học hoặc cả khóa học dựa theo chƣơng trình của Bộ GD – ĐT và phƣơng hƣớng chỉ đạo của Sở GD – ĐT. Trong kế hoạch giảng dạy cần nêu rõ nội dung của từng buổi học, các yêu cầu về dụng cụ, vật tƣ, nguyên, nhiên liệu cần thiết và phần theo dõi thực hiện kế hoạch.

Trong quá trình triển khai dạy hƣớng nghiệp, các GV phải chuẩn bị giáo án đúng với kế hoạch giảng dạy, các vật tƣ dụng cụ đồ dùng dạy học chu đáo theo yêu cầu từng bài. Thơng qua Phó hiệu trƣởng phụ trách chun mơn chỉ đạo sát sao việc dự giờ theo lịch thƣờng xuyên và đột xuất để kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của từng GV, kịp thời có điều chỉnh, uốn nắn. Đồng thời CBQL phải dành thời gian thỏa đáng để đi thăm lớp, dự giờ trực tiếp nắm tình hình. Nếu khơng q bận, CBQL cũng nên tham gia giảng dạy một số tiết để sát thực tiễn trong công tác quản lý chỉ đạo.

Hoạt động tổ, nhóm chun mơn phải đƣợc duy trì thƣờng xuyên để bàn và giải quyết phần lớn các công việc chun mơn của tổ nhƣ: giảng bài khó, vấn đề đổi mới phƣơng pháp giảng dạy, đổi mới phƣơng pháp kiểm tra đánh giá HS, thông qua giáo án cho GV. Tổ chuyên môn cũng là nơi trực tiếp tổ chức các phong trào, các đợt thi đua do nhà trƣờng tổ chức phát động nhƣ: dạy tốt, làm đồ dùng dạy học,…Vì vậy cần phải chọn và bổ nhiệm tổ trƣởng chun mơn là GV giỏi, nhiệt tình, có uy tín và có khả năng quản lý.

Sau mỗi thời gian định kỳ hàng tháng hay học kỳ, các tổ chuyên môn phải tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện về nhà trƣờng. Bên cạnh giáo án, các loại hồ sơ khác của giáo viên cũng phải thực hiện nghiêm túc nhƣ sổ ghi điểm và điểm danh, sổ đầu bài, sổ học tập, hội họp, kế hoạch giảng dạy, sổ dự giờ. Dựa trên các yêu cầu công việc của giáo viên và bộ phận nghiệp vụ cần xây dựng thành tiêu chí cụ thể để đánh giá mức độ hồn thành cơng việc từng ngƣời trong nhà trƣờng làm cơ sở để bình xét thi đua cuối năm.

Một yêu cầu nữa ngƣời quản lý cần lƣu ý là phải khách quan, công tâm trong đánh giá, đồng thời khen chê kịp thời, dùng địn bẩy kinh tế để khuyến khích, động viên ngƣời hoàn thành tốt cũng nhƣ nhắc nhở ngƣời chƣa hoàn thành tốt. Trong tổng kết cần chi ra nguyên nhân dẫn tới kết quả tốt và chƣa tốt với từng mặt công tác, từng tổ và từng cá nhân trong đơn vị.

1.5.3 Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch

Quản lý công tác kiểm tra đánh giá là yếu tố quan trọng trong quá trình triển khai hƣớng nghiệp trong nhà trƣờng nhằm đánh giá kết quả đạt đƣợc, những mặt hạn chế, phê bình và khuyến khích các bộ phận tham gia hƣớng nghiệp theo mục tiêu đã đề ra. Do vậy công tác kiểm tra, đánh giá phải thực hiện có hiệu quả và minh bạch đối với từng cán bộ, giáo viên, các bộ phận trong nhà trƣờng.

Ngƣời quản lý phải đảm bảo 5 bƣớc trong kiểm tra đánh giá là:

Bƣớc 1: Thiết lập hệ thống quản lý kiểm tra, đánh giá công tác hƣớng nghiệp.

Bƣớc 2: Xác định chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận tham gia hƣớng nghiệp.

Bƣớc 3: Tập hợp số liệu kiểm tra, đánh giá công tác hƣớng nghiệp. Bƣớc 4: Phân tích kết quả thực hiện hƣớng nghiệp của các bộ phận trong nhà trƣờng.

Bƣớc 5: Sử dụng kết quả thực hiện hƣớng nghiệp để so sánh với kết quả dự kiên ầu năm học và tuân thủ theo đúng kế hoạch đã đặt ra. Đó là: “Viết

lại những gì đã làm theo đúng những gì đã viết”.

1.5.4 Các lực lượng tham gia giáo dục hướng nghiệp

GDHN là một trong những vấn đề quan trọng của đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam đƣợc thảo luận tại Hội nghị Trung ƣơng 6 khóa XI của Đảng. Ở tầm vĩ mơ, nƣớc ta đang trong q trình CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế. Trong nền kinh tế thị trƣờng, dƣới góc độ hội nhập quốc tế và khu vực thì chúng ta cịn rất thiếu nguồn nhân lực có chất lƣợng cao, chính xác là lao động có tay nghề cao. Để hịa mình vào tiến trình cải cách căn bản và toàn diện nền giáo dục của toàn ngành cũng nhƣ góp phần cung ứng ra thị trƣờng đủ số lƣợng và chất lƣợng những lao động kỹ thuật có tay nghề cao thì GDHN phải đƣợc tồn xã hội vào cuộc, từ những chỉ thị của Đảng, Chính phủ đến Bộ GD- ĐT và sự chỉ hƣởng ứng của các bộ ban ngành. Vì GDHN không chỉ là công cụ gián tiếp thúc đẩy sự phát triển kinh tế có hiệu quả bền vững mà cịn là cơng cụ góp phần điều chỉnh cơ cấu phân luồng HS sau trung học, giảm tải cuộc chạy đua vào Đại học của các em. Nhờ đó tiết kiệm kinh phí khơng chỉ của Nhà nƣớc mà của các gia đình. GDHN thơng qua cơ cấu phân luồng, làm cho cơ cấu nguồn nhân lực, đảm bảo tính hợp lý, năng suất lao động, góp phần tăng trƣởng kinh tế.

Ở các trƣờng THPT thì GDHN phải đƣợc tham gia chỉ đạo từ Hiệu trƣởng, Phó hiệu trƣởng đến các tổ chun mơn, Giáo viên chủ nhiệm, đồn thanh niên và tất cả các cán bộ GV, nhân viên tƣ vấn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT hoàng diệu, hai bà trưng, hà nội (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)