Yếu tố thời đại và phong trào Thơ mới 1932

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học tác phẩm đây thôn vĩ dạ của hàn mặc tử từ hướng tiếp cận lịch sử phát sinh và tâm lí học sáng tạo luận văn ths lí luận và phương pháp dạy học ( bộ môn ngữ văn) 60 14 10 (Trang 26 - 28)

Từ nửa cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX cùng với cuộc xâm lược của thực dân Pháp, những nhân tố mới của chủ nghĩa tư bản phương Tây, của nền văn minh phương Tây nói chung đã dần xâm nhập và ảnh hưởng đến xã hội Việt Nam. Nền khoa cử phong kiến dần bị bãi bỏ, chữ Quốc ngữ được thay thế cho chữ Hán và chữ Nôm. Văn xi hiện đại, báo chí, ngành xuất bản xuất hiện. Một tầng lớp trí thức “Tây học” được Pháp đào tạo để phục vụ trong bộ máy nhà nước thuộc địa, trong đó có một số người được du học tại Pháp. Chính quốc là một nước tư bản lớn nên thuộc địa Việt Nam đương nhiên chịu ảnh hưởng về mọi mặt từ chính quốc. Trong thời đại “Âu hóa” ấy, xã hội và con người Việt Nam, nhất là ở các đô thị, đã trải qua một sự biến cải sâu sắc trong đó có đời sống tinh thần của con người. Những giá trị tinh thần hết sức mới mẻ xuất hiện như “tự do luyến ái”, vai trò của “cái tơi nhân bản”. Nền văn minh, văn hóa truyền thống Việt Nam đã gặp gỡ, giao thoa với nền văn minh và văn hóa phương Tây, tạo nên một nền văn minh văn hóa mới chưa từng có. Có thể nói, một cuộc cách mạng văn hóa đã diễn ra trong nửa đầu thế kỉ XX.

Trong cuộc cách mạng văn hóa ấy, Thơ mới đăng đàn vào năm 1932 và bước vào thời kì hồng kim trong mười năm kế tiếp. Phong trào Thơ mới là một cuộc cách mạng thơ ca chưa từng có. Như trăm hoa đua nở, mỗi nhà thơ tìm cho mình một phong cách riêng biệt và phân hóa thành nhiều trường phái khác nhau như: thơ hoành tráng về con người thời đại đầy chất lãng mạn trữ tình với Thế Lữ, thơ tình yêu với Xuân Diệu, Hồ DZếnh, Tế Hanh, T.T.Kh,… thơ chân quê với Nguyễn Bính, thơ sầu rụng với Lưu Trọng Lư, thơ say với Hoàng Chương, thơ điên với Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Chế Lan Viên,…

Thơ mới có nhiều đóng góp to lớn trong tiến trình phát triển của văn học dân tộc cả trên hai phương diện thi pháp và nội dung tư tưởng. Phong trào này đã sáng

tạo một quan niệm thơ mới, hệ thống hình thức thơ mới với thể loại thơ mới, đề tài mới, cấu tứ mới, cảm xúc mới, ngôn ngữ mới, biểu tượng mới, phong cách mới, biện pháp tu từ mới… Trước hết Thơ mới vượt qua mục đích giáo huấn, “thi dĩ ngơn chí” của thi ca trung đại trở thành thơ của cái đẹp, của cảm xúc thành thực và tự do không hạn chế một đề tài nào.

Nhưng thơ khơng vơ ích với đời, Thơ mới là thơ của tinh thần dân tộc sâu sắc. Tinh thần dân tộc là một động lực để các nhà thơ ấp ủ lòng yêu nước thiết tha. Thơ mới là thơ thể hiện cái tơi lãng mạn tìm cách thẩm mĩ hóa cuộc sống rối ren, tơi bời của xã hội thực dân nửa phong kiến được biểu hiện bằng trạng thái lãng mạn mộng mơ, ai ca, thần bí, có khi lãng mạn anh hùng cơng dân, xã hội. Nhưng nét bao trùm của chủ nghĩa lãng mạn là mộng mơ. Các nhà thơ muốn thoát khỏi những điều kiện của xã hội bảo hộ bằng cách tưởng tượng, trốn vào một thế giới khác, có cái gì khác thường, khác người, khác đời và đối lập giữa mộng và thực là đáng kể. Bên cạnh nhiều nét rạo rực, lo âu và khát vọng thì buồn và cô đơn là nét chung của các nhà thơ trong phong trào Thơ mới.

Thơ mới đánh dấu bước hịa nhập của thơ trữ tình Việt Nam với thế giới, là một bộ phận của thơ thế giới. Nó là chiếc cầu nối giữa thơ Đơng với thơ Tây, kết tinh nhiều trào lưu thơ cổ điển và hiện đại của thế giới. Trần Hoàng gọi những nhà Thơ mới là những “ông tây An Nam làm thơ đặc Pháp nhưng khơng mất đi điệu tình tự của dân tộc”, đã mở ra hướng đi mới phù hợp với thời đại ngày nay và mai sau.

Ai đã chót nặng lịng với phong trào Thơ mới thì khơng khỏi ám ảnh từ những vần thơ của Hàn Mặc Tử. Hàn Mặc Tử (1912 – 1940) là gương mặt tiêu biểu của phong trào Thơ mới. Khi nghĩ về thi sĩ họ Hàn người ta thường nghĩ đến hình ảnh một “ngọn núi lạ”, “ngọn núi cô đơn” của phong trào Thơ mới. Năm 1942, Hồi Thanh than thở “Ngót một tháng trời tơi đã đọc thơ Hàn Mặc Tử… Và

tôi đã mệt lả” [34, tr. 204]. Khoảng năm 1930 – 1945, Hàn Mặc Tử đã nổi danh

với bút hiệu Phong Trần với những bài thơ như Thức khuya, Chùa hoang, Gái ở chùa. Khi phong trào Thơ mới phát triển mạnh từ năm 1936 thì Hàn Mặc Tử cũng

trở thành một trong những tên tuổi nổi bật chuyển sang làm thơ trữ tình lãng mạn. Tập Gái quê (1936) có thể xếp vào hàng hay nhất trong những tập thơ lãng mạn.

Và sau đó khi Thơ mới ít nhiều chịu ảnh hưởng nhất định bởi những quan niệm thẩm mĩ của Chủ nghĩa tượng trưng và Chủ nghĩa siêu thực thì thơ Hàn Mặc Tử

cũng chuyển sang lối thơ tượng trưng siêu thực với các tác phẩm chính: Thơ Điên (1938) sau đổi tên thành Đau thương, Xuân như ý, Thượng thanh khí, Cẩm châu duyên, Duyên kì ngộ (kịch thơ – 1939), Quần tiên hội (kịch thơ), Chơi giữa mùa trăng (thơ văn xi – 1940). Q trình sáng tạo của Hàn Mặc Tử trong phong trào

Thơ mới là quá trình từ thơ Đường luật đến thơ lãng mạng, tượng trưng và chớm sang siêu thực với hệ chủ đề rất rộng. Ở thơ Hàn Mặc Tử có tả cảnh, luyến ái, đau thương – cảm hứng chung của Thơ mới – với những hình tượng kinh dị và kết thúc là chịu ảnh hưởng của Thiên chúa giáo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học tác phẩm đây thôn vĩ dạ của hàn mặc tử từ hướng tiếp cận lịch sử phát sinh và tâm lí học sáng tạo luận văn ths lí luận và phương pháp dạy học ( bộ môn ngữ văn) 60 14 10 (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)