Chọn địa điểm thực nghiệm, lớp thực nghiệm, lớp đối chứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học tác phẩm đây thôn vĩ dạ của hàn mặc tử từ hướng tiếp cận lịch sử phát sinh và tâm lí học sáng tạo luận văn ths lí luận và phương pháp dạy học ( bộ môn ngữ văn) 60 14 10 (Trang 93)

V. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY

3.2. Chọn địa điểm thực nghiệm, lớp thực nghiệm, lớp đối chứng

- Địa điểm thực nghiệm: khối 11 của trường Trung học phổ thông Việt - Úc, Hà Nội và khối 11 của trường Trung học phổ thơng Đồn Thị Điểm, Hà Nội.

- Thời gian thực nghiệm: Tiết 87, 88 - Bài Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử), Ngữ văn 11 tập hai, bộ sách giáo khoa cơ bản (theo phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo).

- Mục đích thực nghiệm: Chúng tơi tiến hành thực nghiệm với mục đích kiểm nghiệm tính khả thi của bài học thiết kế theo hướng tiếp cận lịch sử phát sinh và tâm lí học sáng tạo. Trọng tâm của bài giảng qua giáo án thiết kế là làm nổi bật hướng tiếp cận này.

- Cách thức tiến hành: Chúng tôi chọn lớp thực nghiệm là các lớp 11V1, 11V2 thuộc khối 11 trường Trung học phổ thông Việt – Úc, Hà Nội. Lớp đối chứng là các lớp 11B và 11C thuộc khối 11 trường Trung học phổ thơng Đồn Thị Điểm, Hà Nội.

Bước một: Soạn giáo án, thực hành dạy học. Bước hai: Kiểm tra kết quả.

Sau tiết học, chúng tôi kiểm tra kết quả tiếp nhận của học sinh bằng các phiếu test ngắn theo hệ thống câu hỏi trả đặt ra ở phần củng cố của bài. Cho học sinh đóng vai Hàn Mặc Tử nói về nỗi niềm riêng của mình khi sáng tác bài thơ.

Kiểm tra bằng một bài cảm thụ có độ dài 90 phút.

Đề bài: “Tại sao nói tình u đời của nhà thơ Hàn Mặc Tử trong bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” là một trạng thái của nỗi đau? Em hãy viết về nỗi đau thương của nhà thơ Hàn Mặc Tử được thể hiện trong khổ thơ thứ nhất của bài thơ”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học tác phẩm đây thôn vĩ dạ của hàn mặc tử từ hướng tiếp cận lịch sử phát sinh và tâm lí học sáng tạo luận văn ths lí luận và phương pháp dạy học ( bộ môn ngữ văn) 60 14 10 (Trang 93)