Vĩ Dạ”
Vĩ Dạ”
mở rộng và khai thác các yếu tố ngồi văn bản, đời sống tâm lí của chủ thể sáng tạo biểu hiện trong nội tại tác phẩm để học sinh có cơ sở hiểu tác phẩm, mở rộng cái mình được học. Một khi học sinh có thể chủ động cắt nghĩa được tác phẩm dưới sự hướng dẫn của thầy cơ và đồng sáng tạo cùng tác giả thì việc dạy học đã đạt được một mục tiêu cần đạt về thái độ học tập trong một giờ học đó là khơi gợi được sự hứng thú, đam mê của học sinh với môn học này.
Đối với yêu cầu dạy học gắn với đặc trưng thể loại học sinh phải đọc và nắm được bố cục bài thơ để hình dung một cách sơ lược bức tranh nghệ thuật toàn bài. Học sinh phải nắm được thi pháp của tác giả. Từ đó mà cắt nghĩa thế giới chi tiết, hình ảnh trong bài thơ, tìm ra nghệ thuật đặc sắc và nội dung cơ bản tác phẩm. Khi tìm hiểu chi tiết một văn bản trữ tình có thể theo từng nội dung hoặc bố cục của bài thơ nhưng về cơ bản cần lần lượt đi theo ba tầng biểu hiện cơ bản: tầng ngôn ngữ, tầng hình tượng từ đó tìm ra tầng ý nghĩa. Tuy nhiên cần tránh quy trình nhàm chán, lặp đi lặp lại như: giới thiệu, chủ đề, bố cục, phân tích, tổng kết. Quy trình này có thể là logic bên trong của một tiết dạy học văn bản nói chung, nhưng khơng phải là công thức chung cho mọi giờ dạy học văn bản [20, tr. 40].
Khi dạy học tác phẩm cần đảm bảo nguyên tắc tiếp cận đồng bộ. Đây là cách tiếp cận đi từ nhiều hướng khác nhau, tạo nên một hệ thống chỉnh thể cách thức tiếp cận một văn bản nghệ thuật. Trong đó đặc biệt lưu tâm các quan điểm sau: