V. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY
PHỤ LỤC 1 Niên biểu Hàn Mặc Tử
1912 Sinh Nguyễn Trọng Trí tức Hàn Mặc Tử, tên thánh là Pierre kế đó là Francois, tại làng Lệ Mĩ, tổng Võ Xá, huyện Phong Lộc, tỉnh Đồng Hới (nay là tỉnh Quảng Bình). Con của ơng Nguyễn Văn Toản, chủ sự Thượng Chánh Nhật Lệ và bà Nguyễn Thị Duy con gái một ngự y thời Tự Đức. Nguyên ông cố của Hàn Mặc Tử, là người Thanh Hóa, bị truy nã về tội quốc sự, phải chạy vào vùng Thanh Tân Ô Ồ, Thừa Thiên và đổi họ Nguyễn. Sau này Tử lấy hiệu Lệ Thanh là ghép hai chữ Lệ ở Lệ Mỹ và Thanh ở Thanh Tân lại.
1926 Thân sinh Hàn Mặc Tử bị bệnh rồi mất ở Huế. Hàn Mặc Tử theo bà thân sinh vào ở Quy Nhơn. Lúc này Hàn Mặc Tử đã làm thơ Đường luật lấy tên là Minh Duệ Thị, xướng họa cùng anh là Mộng Châu, Nguyễn Bá Thân.
1928- 1930
Ra học trung học tại trường Pellerin ở Huế.
1930- 1931
Đổi bút hiệu là Phong Trần. Nổi tiếng vì được cụ Phan Bội Châu, chủ nhân thi xã Mộng Du, họa thơ đề cao. Thơ Phong Trần thường đăng ở
Phụ nữ tân văn và Lời thăm (do Bùi Tuân làm chủ bút). Hàn Mặc Tử ra Huế thăm cụ Phan ở bến Ngự, bị mật thám theo dõi và xóa tên trong danh sách những người đi Pháp học (do Hội Nhà Tây Du học giới thiệu).
1932- 1933
Làm việc ở Sở Đạc điền Quy Nhơn. Có thơ đăng ở báo Tiếng dân, Phụ nữ tân văn. Thường đọc sách ở nhà Xéc Quy Nhơn. Quen Quách Tấn. u Hồng Cúc. Và theo Mộng Cầm thì có trao đổi thư từ với Mộng Cầm từ những năm ấy.
1933 Lên chơi Đà Lạt, viết Đà Lạt trăng mờ. 1934-
1935
Theo Thúc Tề vào Sài Gòn làm báo, cùng Thúc Tề, Trọng Miên, họa sĩ Hồ Viết Tự, ở đường Ét-panh.
Tân thời, Đơng Dương tạp chí.
Đổi tên là Lệ Thanh rồi Hàn Mạc Tử, và sau cùng (theo Quách Tấn) là Hàn Mặc Tử. Nhưng theo Võ Long Tê, thì Hàn Mạc Tử đúng hơn.
1936 Anh Nguyễn Bá Thân, người anh ruột xướng họa thơ với Tử qua đời. Hàn Mặc Tử cùng Mộng Cầm đi chơi ở lầu ơng Hồng và ghé thăm Bích Khê, cậu ruột Mộng Cầm, dạy ở Hồng Đức, Phan Thiết. Cuối năm nhà thơ thấy mình có bệnh nhưng chưa xác định là phong. Ông chia tay Mộng Cầm về Quy Nhơn.
1936 Ở Quy Nhơn gặp Yến Lan, Hoàng Điệp, Nguyễn Viết Lãm, Nguyễn Minh Vỹ, Chế Lan Viên. Hàn Mặc Tử cùng Hoàng Điệp ra tập “Nắng xuân”, cùng Chế Lan Viên thành lập trường Thơ Loạn, tuyên ngôn là tựa “Điêu tàn”. Hàn Mặc Tử giới thiệu thơ Chế Lan Viên trên báo Tràng An. Ra Huế chơi gặp Trần Thanh Mại, tặng Gái quê cho Trần Thanh Địch. Từ đó Trần Thanh Địch trao đổi thư từ với Hàn Mặc Tử cho đến lúc Hàn Mặc Tử mất.
1937 Có thơ đăng trên báo Ngày nay (Bẽn lẽn). Xác định mình bị phong, nên
cắt đứt thư từ gửi cho bạn bè. Vì thế khi Mai Đình qua Quy Nhơn ghé thăm, Hàn Mặc Tử trốn nhưng gửi tặng Gái quê và bài Lưu luyến.
1937- 1937
Thường xuyên đăng thơ ở Trong khuê phòng do Trọng Qui (Thanh Nghị) chủ biên. 1938, Bích Khê từ Phan Thiết, Mai Đình từ Sài Gòn ra gặp Hàn Mặc Tử.
1938 Nhà thơ tập hợp các bài thơ lại trong Thơ Điên (sau gọi là Đau thương). 1939 Đề tựa Tinh huyết cho Bích Khê, đề bạt Một tấm lịng của Quách Tấn, tập
hợp các bài thành tập Xuân như ý. 1939-
1940
Tập hợp các bài trong Thượng Thanh khí.
Trần Thanh Địch bày ra chuyện Thương Thương (cháu gọi Địch bằng chú) để an ủi Hàn Mặc Tử. Ông say sưa viết Cẩm châu duyên (gồm một số bài thơ và hai vở kịch Duyên kì ngộ, Quần tiên hội).
1940 Đang viết Quần tiên hội thì được thư Trần Tái Phùng đề nghị Hàn Mặc Tử đừng viết về Thương Thương là em gái mình nữa.
Kịch Quần tiên hội bị bỏ dở. 1940
(20/9)
Vào nhà thương Quy Hòa, mang số 1134. Tặng thơ cho ông Nguyễn Văn Xê.
Viết bài thơ văn xuôi bằng Pháp ngữ: La pureté de L’âme tặng cho các Bà Phước chăm sóc Tử.
1940 (11/11)
Hàn Mặc Tử mất tại nhà thương Quy Hòa vào lúc sáng sớm.
1940 (23/11)
Báo Người Mới (chủ bút Trọng Miên) ra số đặc biệt báo tin Hàn Mặc Tử mất. Trong số báo này có bài của nhiều người bạn thân của Hàn Mặc Tử như: Hồng Trọng Miên, Bích Khê, Trần Thanh Địch, Chế Lan Viên, Trọng Qui.
1941 Tập sách phê bình, nghiên cứu đầu tiên về Hàn Mặc Tử: Hàn Mặc Tử (1912 – 1940), thân thế và thi văn (tác giả Trần Thanh Mại) được xuất bản.
1942 (tháng 6)
Vụ án trích thơ Hàn Mặc Tử xảy ra. Quách Tấn kiện Trần Thanh Mại đã trích thơ Hàn Mặc Tử khơng xin phép. Nhà văn Nguyễn Tiến Lãng lúc ấy đang giữ chức phủ thừa tỉnh Thừa Thiên, là chánh án phiên xử đã xử hòa. 1942 Tập Thơ Hàn Mặc Tử thu góp được 38 bài (2 bài Đường luật, 24 bài trích
ở Đau thương, 11 bài trích ở Xuân như ý, 1 bài ở Thượng thanh khí) do
nhà xuất bản Đơng Dương ấn hành.
Hoài Thanh, Hoài Chân in thơ và giới thiệu Hàn Mặc Tử trong Thi nhân
Việt Nam.
1944 Tập văn xuôi Chơi giữa mùa trăng của Hàn Mặc Tử được xuất bản lần đầu do nhà xuất bản Ngày mới ấn hành. Sách in trong ngày 10/1/1944 tại nhà in Ngày nay ở Hà Nội.
1959 13/1 năm Kỉ Hợi, gia đình Hàn Mặc Tử (ơng Nguyễn Bá Tín là em trai Hàn MặcTử) cùng với Quách Tấn cải táng mộ Hàn Mặc Tử về Ghềnh
Ráng Quy Nhơn.
1963 Sách Hợp tuyển thơ văn Việt Nam tập V (Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945) (Nxb Văn hóa Hà Nội) giới thiệu tác giả và in ba bài thơ của Hàn Mặc Tử. Đó là các bài: Tình q, Mùa xn chín, Đây thơn Vĩ Dạ.
1987 Tuyển tập Thơ Hàn Mặc Tử do Chế Lan Viên tuyển chọn và giới thiệu. Nhà xuất bản Văn học Hà Nội, được ấn hành. Từ sau khi Hàn Mặc Tử mất (1940) đây là lần xuất bản thơ, văn xuôi, kịch Hàn Mặc Tử phong phú nhất, với sự chọn lựa cẩn thận và lời giới thiệu chí tình, sâu sắc của nhà thơ, bạn thân thiết trong nhóm Bình Định với Hàn Mặc Tử từ những năm 1936 – 1940.
1991 Nhà xuất bản Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản cuốn hồi kí
Hàn Mặc Tử anh tơi của tác giả Nguyễn Bá Tín.