Phương pháp đọc sáng tạo văn bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học tác phẩm đây thôn vĩ dạ của hàn mặc tử từ hướng tiếp cận lịch sử phát sinh và tâm lí học sáng tạo luận văn ths lí luận và phương pháp dạy học ( bộ môn ngữ văn) 60 14 10 (Trang 63 - 67)

Đọc sáng tạo là hoạt động đặc thù của nhận thức văn học. “Biện pháp này phát triển được sự cảm thụ, làm sâu sắc thêm được sự cảm thụ trực tiếp đối với tác phẩm văn học nghệ thuật” [5, tr. 48]. Trong quá trình dạy học văn giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc tác phẩm “cung cấp cho người tiếp hận cách đọc để có

quan điểm, thái độ và kĩ năng đọc những sáng tạo ngôn ngữ theo quan điểm thẩm mĩ đời sống nhất định” [5, tr. 49]. Giáo sư Phan Trọng Luận viết: “Trong khi đọc, những tín hiệu ngơn ngữ, những hình ảnh cuộc sống trong bài thơ hiện lên tuần tự sáng tỏ dần” [20, tr. 66]. Giáo sư cũng chỉ rõ vai trò của liên tưởng, tưởng tượng

đối với hiệu quả cảm thụ: “Đọc sách là liên tưởng, là hồi ức, là tưởng tượng. Sức

hoạt động của liên tưởng càng mạnh bao nhiêu thì sức cảm thụ càng sâu, càng nhạy bén bấy nhiêu” [20, tr. 68]. Giáo sư đã xem đọc diễn cảm là một trong ba phương pháp thường dùng trong quá trình thâm nhập tác phẩm văn chương cùng với phương pháp so sánh và phương pháp tái hiện hình tượng. Đọc văn để làm vang lên quan niệm của tác giả, làm sáng rõ từng ý nghĩ, tình cảm, thái độ, tâm trạng của nhà văn.

Trung tâm của đọc sáng tạo là đọc diễn cảm. Đọc diễn cảm là phương pháp đọc biến ngôn ngữ viết câm lặng thành ngơn ngữ sống động, có hình ảnh, có âm thanh, chứa đầy tư tưởng và tình cảm. Đọc diễn cảm thể hiện ở kĩ năng làm chủ ngữ điệu, chỗ ngừng giọng, cường độ giọng; biểu đạt đúng ý nghĩ và tình cảm mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm. Đồng thời, biểu hiện được sự thông hiểu, cảm thụ của người đọc đối với tác phẩm. Như vậy đọc diễn cảm không phải là thủ thuật chủ quan do người đọc tạo nên mà chính là hình thức lao động phù hợp với bản chất hình tượng và quy luật sáng tác. Đọc diễn cảm thể hiện năng lực ở trình độ cao và chỉ thực hiện được trên cơ sở đọc đúng, đọc hay. Đọc diễn cảm được coi như là một hoạt động nghệ thuật đồng sáng tạo cùng tác giả.

Đọc diễn cảm là công việc quan trọng trong quá trình dạy học văn. V.Ơxtrơgorxki – người đặt nền móng cho nghệ thuật đọc diễn cảm trong nhà trường Nga đã cho rằng: “Người khơng biết đọc diễn cảm khơng có quyền giảng dạy văn học”. A. Macarenkô – một nhà sư phạm nổi tiếng vốn là một giáo viên dạy văn chỉ coi mình là giáo viên lành nghề khi biết đọc diễn cảm câu “Đi lại đây” với mười lăm đến hai mươi sắc thái khác nhau. Nhờ phương pháp đọc diễn cảm, ta có thể khám phá được nhiều điều thú vị mà việc đọc thầm bằng mắt ngay cả ở những người có trình độ văn hóa cao cũng khơng thấy hết được: “trong mỗi câu văn có hàng trăm sắc thái, nhịp điệu tinh vi và những sắc thái khác nhau mà ngoài đọc diễn cảm chỉ ra thì khơng có một phương tiện nào có thể truyền đạt nổi”

Đọc diễn cảm còn được coi là phương tiện nghiên cứu tác phẩm trong nhà trường. Tác phẩm văn học có thể được nghiên cứu bằng nhiều con đường nhưng dù bằng con đường nào thì cơng việc đầu tiên cũng là đọc, và muốn đạt được hiệu quả tốt nhất từ việc đọc, ta phải biết cách đọc diễn cảm. Đọc diễn cảm sẽ kích thích q trình cảm thụ, tri giác tưởng tượng, xúc cảm, đưa người đọc vào thế giới của tác phẩm, tạo nên trạng thái tâm lí cần có; giúp ta tìm thấy trong từ ngữ những sắc thái ý nghĩa và mối quan hệ rõ rệt, cho ta sức mạnh phân tích; những tác phẩm được thể hiện trong giọng đọc diễn cảm sẽ thực hiện được ảnh hưởng của mình đến mức tối đa.

Đọc diễn cảm còn là phương tiện giáo dục đạo đức và thẩm mĩ, tình yêu đối với văn học. Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã từng nói:

“Thêm yêu tiếng hát nụ cười Nghe thơ em thấy đất trời đẹp ra”

Đọc diễn cảm cịn là phương tiện phát huy tính tích cực, sáng tạo và năng lực văn học của học sinh. Để đọc diễn cảm, học sinh phải tiến hành quá trình chuẩn bị: nghiên cứu, phân tích, làm việc nghiêm túc với tác phẩm. Khi trình bày, học sinh phải tái tạo lại những tình tiết do tác giả xây dựng, làm chúng sinh động, chuyển đến người nghe tâm trạng và cảm xúc của tác giả. Khi đọc diễn cảm với niềm say mê, ham thích, học sinh sẽ đóng góp phần sáng tạo tích cực nhỏ bé của mình đưa vào tác phẩm cảm nhận của riêng bản thân. Học sinh sẽ phải đặt mình ở vị trí người tham gia hoặc người chứng kiến trực tiếp và chia sẻ với người nghe những cảm xúc và ý kiến của bản thân dựa trên chủ đề, ngơn ngữ, hình ảnh, … của tác phẩm.

Khi dạy học một tác phẩm văn học đòi hỏi phải quan tâm tới yếu tố chỉnh thể, toàn vẹn của tác phẩm rồi mới đi vào phân tích. Khi chưa hiểu văn bản thì có gì mà phân tích? Phân tích chỉ là thao tác lí trí để kiểm tra kết quả kiến tạo ý nghĩa văn bản có đúng hay khơng mà thơi. Vì thế mà giờ dạy học văn bản khơng được gọi là giờ phân tích văn bản mà là giờ đọc hiểu văn bản. Đọc hiểu văn bản địi hỏi phải có trực giác, trực cảm, dự đốn cái ý nghĩa của văn bản biểu đạt, sau đó phân tích kiểm chứng. Như thế, muốn dạy đọc hiểu thì trước hết phải biết đọc là như thế nào đã. Đọc hiểu có ba khâu. Một là đọc hiểu ngơn từ (chữ, từ, câu, đoạn, văn bản), hai là đọc hiểu hình tượng như là cái biểu đạt và ba là hiểu ý nghĩa như là cái được

biểu đạt. Ba khâu này khi dạy học phải có những phương pháp đặc thù trong đó có phương pháp đọc sáng tạo.

Đọc sáng tạo với trung tâm là đọc diễn cảm là hoạt động không thể thiếu trong dạy học văn nhất là đối với văn bản trữ tình. Bởi vì thơ là nghệ thuật ngơn từ. Giai điệu thơ là giai điệu tâm hồn thi sĩ. Để nắm bắt được điều đó trước hết phải quan tâm đến lớp vỏ ngôn ngữ, hiểu ngôn từ (cách sắp xếp tổ chức từ ngữ, câu, đoạn, nhịp điệu, …), rồi đến hiểu hệ thống hình ảnh thơ như là cái biểu đạt, để từ đó tìm ra ý nghĩa của bài thơ như là cái được biểu đạt. Khi tìm hiểu một tác phẩm phải quan tâm tới yếu tố chỉnh thể, toàn vẹn của tác phẩm rồi mới đi vào phân tích. Q trình tìm hiểu địi hỏi phải có trực giác, trực cảm, dự đốn cái ý nghĩa của văn bản biểu đạt, sau đó phân tích kiểm chứng. Đọc sáng tạo là phương pháp tác động đến trực giác, trực cảm và dự đoán của học sinh.

Khi đọc văn bản trữ tình cần nắm được đặc điểm của ngơn ngữ thơ ca như: vần, luật, nhịp điệu, cách ngắt dịng, … đặc biệt quan tâm đến tính chất nhịp điệu của nó tức là phải đảm bảo truyền được chất nhạc trong thơ. Nhà thơ tìm tịi từ ngữ, âm điệu để truyền cảm xúc của mình thì người đọc khi đọc một lần nữa phải tìm tịi, phát hiện, làm chủ nó, thể hiện nó một cách chủ động, độc lập trong giọng đọc của mình tức là khi đọc cần phải sống bằng cảm xúc của nhà thơ.

Theo đó, trong giờ dạy học tác phẩm trữ tình nói chung và bài thơ Đây thơn

Vĩ Dạ nói riêng thì hoạt động đọc là hoạt động đầu tiên khi tiếp xúc với tác phẩm.

Nó giúp hình thành những rung động thẩm mĩ và năng lực cảm thụ ban đầu ở người đọc. Sau đó là đọc trong q trình phân tích văn bản để đọc trở thành quá trình từng bước thâm nhập, tiếp nhận tác phẩm. Giáo viên có thể đọc để bình giảng, đọc để làm sáng tỏ lời bình, đọc ở phần kết thúc bài giảng. Khi đọc bài thơ

Đây thôn Vĩ Dạ cần chú ý đọc giọng thiết tha có chút bâng khuâng, ngậm ngùi ở khổ thứ nhất, chút khắc khoải ở khổ thứ hai, chút băn khoăn, đau xót, thiết tha ở khổ thứ ba, đặc biệt chú ý ngữ điệu của ba câu hỏi trong bài thơ theo mức độ lên cao dần. Có thể đọc kết hợp với câu hỏi phát hiện ý nghĩa của nhịp điệu góp phần cắt nghĩa hình tượng thơ như: Nhận xét về sắc thái của câu hỏi mở đầu bài thơ? Nhịp thơ có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện tâm trạng của nhà thơ?...

Việc đọc tác phẩm trong giờ học cũng được thực hiện dưới những hình thức khác nhau như: đọc thầm, đọc to, giáo viên đọc, học sinh đọc, …

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học tác phẩm đây thôn vĩ dạ của hàn mặc tử từ hướng tiếp cận lịch sử phát sinh và tâm lí học sáng tạo luận văn ths lí luận và phương pháp dạy học ( bộ môn ngữ văn) 60 14 10 (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)