Phương pháp giảng bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học tác phẩm đây thôn vĩ dạ của hàn mặc tử từ hướng tiếp cận lịch sử phát sinh và tâm lí học sáng tạo luận văn ths lí luận và phương pháp dạy học ( bộ môn ngữ văn) 60 14 10 (Trang 67 - 68)

Để giờ dạy học văn mang đậm chất văn chương, có điểm nhấn, học sinh ấn tượng và ghi nhớ sâu sắc giáo viên không chỉ nêu câu hỏi, đàm thoại, diễn giảng thơng thường mà cịn phải hướng dẫn học sinh biết cách nhận xét, đánh giá, bình phẩm tác phẩm văn học. Nghĩa là giáo viên phải chú ý tới phương pháp giảng bình trong giờ văn. Đây là phương pháp giáo viên dùng lời để bình phẩm, thể hiện tập trung tài năng sáng tạo của nhà văn trong tác phẩm văn chương. Đây là phương pháp quen thuộc, truyền thống trong các giờ học văn.

Giảng bình trong đời sống văn hóa dân tộc ta đã trở thành một truyền thống tốt đẹp. Thời xưa các cụ vẫn thường bình theo lối xướng họa, các sĩ tử tập trung tại các văn miếu để bình. Dạy văn chú ý tới giảng bình là để tiếp tục phát huy truyền thống của ông cha ta. Mặt khác giảng bình được coi là phương pháp trau dồi ngôn ngữ và giáo dục văn học cho học sinh, nuôi dưỡng tâm hồn trong sáng, nhuần nhị để học sinh có hứng thú tao nhã: bình thơ văn, trau dồi năng lực diễn đạt bằng lời của học sinh ảnh hưởng từ năng lực diễn đạt giàu tính nghệ thuật, giàu tính văn chương của người thầy.

Mục đích của người bình là làm sao truyền cảm ý kiến của mình về tác phẩm văn chương đến được cho người nghe, làm sao cho người nghe cùng suy nghĩ như mình, phù hợp với “ý định và nghệ thuật” của nhà văn.

Trong giờ dạy học tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ, giáo viên có thể lựa chọn giảng bình một số từ ngữ tiêu biểu, sắc thái ngôn ngữ để thể hiện tâm trạng của nhà thơ, giảng bình một số hình ảnh, chi tiết mang đậm dấu ấn thơ tượng trưng, siêu thực học sinh khó cảm thụ một cách sâu sắc, thấu đáo nếu như khơng có “phơng” kiến thức rộng rãi về các tác phẩm của nhà thơ Hàn Mặc Tử cũng như đặc điểm của thơ tượng trưng siêu thực như hình ảnh “nắng”, “trăng”… Tiến hành giảng bình trong phần đánh giá, khái quát sau khi học sinh cắt nghĩa từng khổ thơ và cả bài thơ. Sau giờ học giáo viên cần cung cấp cho học sinh những lời bình hay của các nhà phê bình văn học để học sinh cảm thụ và học tập.

Có nhiều cách để bình: bằng con đường đối chiếu so sánh để đánh giá về tài năng sáng tạo độc đáo của Hàn Mặc Tử, bằng hồi ức, kỉ niệm riêng có liên quan đến yếu tố được bình làm yếu tố đó sống dậy, bình bằng lời đọc diễn cảm, bằng lời khen. Giáo viên nên nêu câu hỏi để học sinh tập bình, ví dụ như: Em thấy trong

văn học có những câu ca dao hoặc câu thơ nào có từ ngữ và hình ảnh tương tự trong câu thơ… của bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”? Ý nghĩa của chúng được dùng trong những trường hợp này có giống nhau khơng? Có bao nhiêu cách thể hiện nỗi đau, tại sao Hàn Mặc Tử lại thể hiện nỗi đau như thế?.

Trong một giờ học văn ít nhất phải có một lời bình. Nhất thiếu khơng được bỏ qua phương pháp này. Tuy nhiên lời bình của giáo viên dù hay đến đâu cũng luôn mang dấu ấn chủ quan của cá nhân, là sản phẩm cảm thụ của cá nhân, hạn chế sự chủ động đi tìm tri thức của học sinh. Vì thế mà giáo viên khơng nên lạm dụng lời bình của mình. Bên cạnh lời bình của cá nhân, giáo viên cần dành thời gian nhất định, hướng dẫn học sinh bình giảng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học tác phẩm đây thôn vĩ dạ của hàn mặc tử từ hướng tiếp cận lịch sử phát sinh và tâm lí học sáng tạo luận văn ths lí luận và phương pháp dạy học ( bộ môn ngữ văn) 60 14 10 (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)