Đây thơn Vĩ Dạ (lúc đầu có tên Ở đây thôn Vĩ Dạ) sáng tác năm 1938, in
trong tập Thơ Điên (về sau đổi thành Đau thương). Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập hai viết “Theo một số tài liệu, bài thơ được gợi cảm hứng từ mối tình của Hàn Mặc Tử với một cô gái vốn quê ở Vĩ Dạ, một thôn nhỏ bên dịng sơng Hương nơi xứ Huế thơ mộng và trữ tình”. Cơ gái đó là Hồng Thị Kim Cúc. Hoàng Cúc là
mối tình đầu đẹp đẽ, trong sáng và day dứt của Hàn Mặc Tử. Nhiều tư liệu nói về mối tình này có khác nhau, một là Hàn Mặc Tử yêu đơn phương, hai là Hoàng Cúc thật ra khơng hững hờ với tình chàng, đã ở vậy suốt đời để thờ phụng mối tình bất diệt của nhà thơ (theo lời Nguyễn Bá Tín).
Hồng Cúc là một thiếu nữ con một gia đình nề nếp ở gần nhà Hàn Mặc Tử. Khi đó Hàn Mặc Tử làm nhân viên sở đạc điền ở Quy Nhơn. Rồi khi ông chuyển vào Sài Gịn làm báo thì Hồng Cúc cũng theo gia đình về quê ở Huế. Khi Hàn Mặc Tử chữa bệnh phong ở Quy Nhơn, thay vì viết một bức thư thăm hỏi, Hồng Cúc gửi vào cho nhà thơ một bức bưu ảnh phong cảnh có mây, có nước, có chiếc đị ngang với cơ gái chèo đị, có cả ánh trăng với mặt trời chiếu xuống nước. Sau tấm ảnh là lời hỏi thăm sức khỏe. Nhưng liệu sự quan tâm của người tình đầu đời thầm kín ấy có đủ sức mạnh để làm thành một bài thơ tuyệt tác như Đây thôn Vĩ Dạ hay không?
Khi cắt nghĩa tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ cũng cần thấy được vị trí của mối
tình trong sáng ấy trong tâm hồn và thế giới thơ ca Hàn Mặc Tử. Trong bức thư gửi nhà thơ Quách Tấn vào năm 1971, Hồng Cúc có tâm sự:“Hồi ấy tuy Tử ở gần tôi
song Tử và tôi cách xa nhau như hai ngọn núi. Tử thì kín đáo và bẽn lẽn như con gái cịn tơi thì bí mật và xa lạ như cung trăng. Tuy thế Tử cũng đã tìm cách để gặp, nhưng rồi vẫn cũng chưa toại nguyện… Năm 1936, khi Tử ở Sài Gòn về Quy Nhơn, tơi vẫn cịn ở Quy Nhơn đến mấy tháng sau mới về Huế”. Thêm nữa trong thư đề
ngày 16/10/1987 gửi Nguyễn Bá Tín – em ruột Hàn Mặc Tử, Hồng Cúc viết: “Tử
có tới gặp tơi hai lần. Lần đầu chỉ nói bâng quơ vài câu rồi chào về. Lần thứ hai, Tử mạnh dạn trong dáng điệu rụt rè, lắp bắp mấy lời tỏ tình, rồi đưa tặng tơi tập thơ “Bâng khuâng” với mảnh giấy nhỏ có mấy hàng chữ. Tơi bàng hồng rồi cũng
rụt rè từ chối, không nhận sách, không nhận thư”. Nếu căn cứ theo tài liệu này, độc giả có thể thấy mối tình với Hồng Cúc quả là tình đơn phương của Hàn Mặc Tử. Mối tình ấy đầy day dứt trong những bài thơ tuyệt tác Đây thơn Vĩ Dạ, Tình thu, Hồn cúc.
Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ được sáng tác ngay sau khi Hàn Mặc Tử nhận được bức bưu ảnh của Hồng Cúc. Nhưng khơng nên vì điều này mà khẳng định ngay tình yêu đầu đời với Hoàng Cúc là nguyên cớ để Hàn Mặc Tử sáng tác bài thơ. Bởi vì như thế sẽ khơng có cơ sở để nhận ra nguồn cảm xúc đau thương ngầm ẩn xâu chuỗi các hình ảnh trong bài thơ. Mối tình đơn phương đầu đời với người con gái xứ Huế là nguyên nhân trực tiếp. Nhưng nguyên nhân sâu xa của nguồn thi tứ ấy phải là hoàn cảnh khổ đau của thi nhân.
Theo Phạm Xuân Tuyển trong cuốn Đi tìm chân dung Hàn Mặc Tử, Nxb Văn học, 1997 thì bài thơ vốn mang tên đầy đủ là Ở đây thôn Vĩ Dạ. Bấy giờ nhà thơ đang tuyệt giao với tất cả, đến ở một chốn hoang liêu mạn Gị Bồi, cách li hồn toàn với thế giới bên ngoài để chữa bệnh. Chính những ngày tháng cơ đơn đến tột cùng ấy đã hoài thai nên thi tứ đau thương và khao khát được giao cảm với cuộc đời ngoài kia. Và khi bức bưu ảnh đến, nó nhắc nhở về những ngày tháng hoa mộng tươi đẹp, nó gọi về cả một vùng nước non thanh tú mộng mơ, nó khoét sâu thêm mặc cảm thân phận. Thế là những lời thơ vừa thực vừa mộng ra đời che đậy khéo léo nỗi đau của người thơ.
Khi dạy học nếu xác định ngay từ đầu cho học sinh nguyên nhân trực tiếp và sâu xa như trên trong hồn cảnh sáng tác bài thơ thì q trình lí giải các biểu tượng để cắt nghĩa bài thơ sẽ có cơ sở luận lí sáng rõ hơn rất nhiều và học sinh cũng dễ sống cùng tâm trạng với thi nhân hơn.
2.2. Quá trình sáng tác “Đây thôn Vĩ Dạ” là quá trình vận động tâm lí sống động của nhà thơ Hàn Mặc Tử