Ảnh hưởng của tôn giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học tác phẩm đây thôn vĩ dạ của hàn mặc tử từ hướng tiếp cận lịch sử phát sinh và tâm lí học sáng tạo luận văn ths lí luận và phương pháp dạy học ( bộ môn ngữ văn) 60 14 10 (Trang 31 - 35)

Tinh thần tôn giáo: Phật giáo, Thiên chúa giáo ảnh hưởng nhiều trong thơ Hàn Mặc Tử nhưng nhiều khi quá tiềm tàng hoặc bị hình ảnh thơ lấn đi. Tất cả những gì thâu nhập được trong tôn giáo – một khi đã vào thơ Hàn Mặc Tử thì khơng cịn giữ ngun chất, vì đã bị tâm hồn nhà thơ biến thể, pha trộn theo quan niệm và sở thích của mình. Theo Qch Tấn (trong bài Ảnh hưởng đạo Phật trong

thơ Hàn Mặc Tử, 1996), Tử thường nói cùng bạn rằng: - Tôi lợi dụng văn chương và triết lí nhà Phật để làm thơ mà thơi. Tơi dung hịa cả hai thể văn và tôn giáo: Thiên chúa và nhà Phật. Hàn Mặc Tử tự nhận mình là “thi sĩ của đội quân thánh

giá” khơi mạch thơ ở Đức Chúa trời. Chính cảm hứng và chất liệu tơn giáo cũng đã góp phần tạo nên thế giới độc đáo trong thơ của Hàn Mặc Tử.

Hàn Mặc Tử đi vào Đạo Từ Bi không phải để tu mà cũng khơng phải để tìm hiểu những gì cao siêu huyền diệu. Nhà thơ vào Đạo Từ Bi cũng như một lãng nhân vào vườn hoa muôn hương ngàn sắc với tấm lịng nghệ sĩ khống đạt, phong lưu. Vào để thưởng thức cái Đẹp khác thường vừa giàu sang, vừa thanh thốt. Vì nhận biết cõi đời này là nơi khổ lụy, “nơi đã khóc và yêu đương da diết”, và “sầu muộn ngất ngư”. Ai đọc Hàn Mặc Tử hẳn phải thấy rằng chuẩn mực quan trọng nhất của cái đẹp theo quan niệm của ơng chính là sự thanh khiết. Điều này vừa có nguồn gốc từ trong nhãn quan của một thi sĩ trước cuộc đời, vừa là từ tín niệm tơn giáo của một kẻ mộ đạo. Ở cảnh vật, nó hiện ra thành vẻ thanh tú, ở con người nó hiện ra trong vẻ trinh khiết. Quan niệm về cái đẹp nhuốm màu sắc tơn giáo như thế đã chi phối ngịi bút Hàn Mặc Tử khi thể hiện con người và thiên nhiên. Ơng đi tìm một thế giới siêu thốt, thế giới ấy thơm tho, tràn trề ánh sáng thanh khiết và sắc màu ngà ngọc. Những “ánh sáng vô cùng” “sáng láng cả mọi miền”, những tiếng

“nhạc thiêng liêng dồn trỗi khắp hư linh”, những điệu nhạc “rất trọng vọng, rất thơm tho, man mác”, những “cây bằng gấm và lịng sơng bằng ngọc”, ở trong ơng là vang bóng của “vơ lượng quang”, của “thiên nhạc”, của “hoa sen đủ màu sắc và đủ hào quang mọc trong ao Thất bảo” trên thế giới Cực lạc mà ơng đã nhìn qua kinh A Di Đà. Trong thi phẩm Đây thơn Vĩ Dạ có sự hiện diện của những hình tượng cơ bản vườn thôn Vĩ, sông trăng – thuyền trăng, khách đường xa, đều là những biểu hiện sống động của vẻ đẹp thanh khiết đó

Ở Hàn Mặc Tử mọi thứ đều có thể được đẩy lên cái tột cùng trong đó có cảm xúc và hình tượng thơ. Khao khát cái tột cùng vừa là quan niệm mĩ học cũng là biểu hiện của tín niệm tơn giáo của nhà thơ. Đức tin cũng là một biểu hiện của sự ảnh hưởng tôn giáo trong thơ Hàn Mặc Tử. Đức tin đã giúp Hàn Mặc Tử chống lại sự đau đớn về thể xác, suy sụp về tinh thần. Chẳng thế mà trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ bên cạnh tiếng đau thương cịn có tiếng thơ trong trẻo đến bí ẩn và khao

khát hướng về cõi sống nhất.

Thuyền ai đậu bến sơng trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay?

Đây vừa là câu hỏi nhân tình vừa là câu hỏi nhân sinh gọi về sự sống trong hiện tại ngắn ngủi. Ngay trong sự sống tối thiểu thì Hàn Mặc Tử vẫn cịn đức tin và hi vọng tối đa vào cõi sống, vào vầng sáng thanh khiết của sự sống.

Bởi vậy, khi đọc Hàn Mặc Tử, chúng ta nên mở tấm lòng cho rộng rãi thì mới dễ cảm động cùng con người thơ phức tạp, mới tận hưởng được tất cả những gì sâu kín khuất sau “hàng chữ gấm” lung linh.

2.1.4. Yếu tố cuộc sống bản thân

Dựa vào niên biểu Hàn Mặc Tử (xem ở phụ lục mục 1), có thể thấy một số yếu tố trong cuộc sống bản thân đã ảnh hưởng sâu sắc tới hồn thơ của ông.

Trong lịch sử thơ ca dân tộc, Hàn Mặc Tử là “đỉnh núi lạ”, trong làng Thơ mới, Hàn Mặc Tử là một hiện tượng cực kỳ đặc biệt: đặc biệt vì số phận và đặc biệt vì tài năng.

Cuộc đời Hàn Mặc Tử thương đau và ngắn ngủi. Năm 1936, mắc bệnh phong, ông về hẳn Quy Nhơn chữa bệnh và mất tại trại phong Quy Hòa. Căn bệnh

khủng khiếp đó đã khiến Hàn Mặc Tử phải chịu biết bao đau đớn và ruồng rẫy. Trước khi vào trại phong, “người đã sống trong một túp lều tranh phải lấy bì thư

và giấy nhựt trình che mái nhà cho đỡ dột. Mỗi bữa cơm đưa đến người khơng sao nuốt được vì ăn khổ quá. Sau cùng người bị vứt ra ngoài cuộc đời, bị giữ riêng một nơi, xa hết thảy mọi người thân thích…” (Hồi Thanh).

Khơng chỉ chứng bệnh nan y mà cả những mối tình long đong cũng thường giày vò Hàn Mặc Tử. Có thể nói những mối tình sâu sắc nhất trong cuộc đời và hồn thơ đa cảm ấy là Hồng Cúc, Mộng Cầm, Mai Đình, Thương Thương và ngồi ra cịn có một hình bóng thống qua nữa là Ngọc Sương. Tất cả các mối tình này đều khơng thành. Hồng Cúc là mối tình đầu đẹp đẽ, trong sáng và day dứt của Hàn Mặc Tử. Nhiều tư liệu nói về mối tình này có khác nhau, một là Hàn Mặc Tử yêu đơn phương, hai là Hồng Cúc thật ra khơng hững hờ với tình chàng, đã ở vậy suốt đời để thờ phụng mối tình bất diệt của nhà thơ (theo lời Nguyễn Bá Tín). Mộng Cầm, mối tình khăng khít và đau đớn nhất của Hàn Mặc Tử. Còn Thương Thương tuy chỉ là một mối tình mơ hồ và vẩn vơ nhưng để lại một ấn tượng sâu sắc, là nguồn cảm hứng vô biên đem đến cho thơ Hàn Mặc Tử một luồng sinh khí mới, vui vẻ, siêu thốt và trong trẻo để chàng sáng tác nên tập thơ Cẩm châu duyên và hai kịch thơ là Duyên kỳ ngộ và Quần tiên hội.

Hàn Mặc Tử mất trong cơ đơn vào năm hai mươi tám tuổi. Ơng được chôn cạnh một con suối nhỏ, vào mùa mưa nước thường dâng đầy. Hai mươi năm sau, gia đình mới đưa thi hài ông về an táng tại Quy Nhơn.

Tài năng thi ca của Hàn Mặc Tử được bộc lộ từ rất sớm. Từ năm mười lăm tuổi ông đã bắt đầu làm thơ Đường với nhiều bút hiệu: Minh Duệ Thị, Phong Trần, Lệ Thanh… đã đăng thơ trên các báo Phụ nữ Tân văn, Sài Gòn, Trong Khuê phịng, Đơng Dương tuần báo, Tân thời, Người mới… sau chuyển sang khuynh hướng lãng mạn. Chứng bệnh quái ác, định kiến của người đời, nỗi thống khổ về thể xác và tinh thần đã đem đến cho nhà thơ nhiều thi tứ cao siêu, thanh thoát, như một vùng trú ẩn cần thiết cho cõi linh hồn đau khổ triền miên. Trong Hàn Mặc Tử,

thân thế và thi văn, Trần Thanh Mại có ghi lại theo lời tâm sự của Quách Tấn, bạn

thân của Hàn Mặc Tử thì dù tính tình Hàn Mặc Tử vốn hiền lành, chịu đựng nhưng khi ấy cũng khơng tránh khỏi những lúc thấy lịng mình bấn loạn. Và thế giới của thơ ca là nơi Hàn Mặc Tử thổ lộ nỗi niềm cơ liêu, quay quắt, xót xa, “một thứ ốn

hận khơng cùng đối với số mệnh, một thứ quằn quại vì một ngọn lửa nào đốt cháy tâm can… một thứ rùng rợn nó làm cho mình ớn lạnh, một thứ hoảng hốt tuyệt vọng như thấy ở mắt con nai rừng, khi chạy cùng đường, ngó quanh mình chỉ thấy tồn là nịng súng và răng chó” khơng ai hiểu thấu.

Những bài thơ trong tập Thơ Điên được làm trong thời gian Hàn Mặc Tử cô đơn với bạo bệnh và những mối tình khơng thành là tập thơ chứa đầy máu và nước mắt của Hàn Mặc Tử. Đau thương vô tận đã trở thành nguồn thi cảm vô tận của đa số bài thơ trong tập thơ này và được lấy làm tựa đề thứ hai cho tập thơ. Chính thi sĩ đã cắt nghĩa sự quái dị trong thơ mình như thế: “Những thứ ấy là âm điệu của thơ

tôi, âm điệu thiêng liêng tạo ra trong khi máu cuồng rền vang dưới ngòi bút” [39,

tr. 9]. Tập thơ gồm ba phần: Hương thơm, Mật đắng, Máu cuồng và hồn điên. Phần

Hương thơm, đúng như tên gọi của nó, là nỗi đau thương nhẹ nhàng, thanh khiết,

mơ màng, trong trẻo. Phần Mật đắng là nỗi đau thương buồn bã, đau đớn nhưng

vẫn còn chút dư vị nhẹ nhàng. Còn phần Máu cuồng và hồn điên thì đúng là thuộc

Trường thơ loạn, ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng, đầy dẫy đau thương điên

cuồng và kinh dị. Nhưng phần này có lẽ mới mang tính chất Hàn Mặc Tử nhất. Trong quyển Thi nhân Việt Nam, Hồi Thanh tỏ ra rất có hứng thú với phần này và ơng đã viết những lời bình tuyệt hay, mặc dù về tổng thể. Để phê bình Đau thương, chỉ có xét rõ từng phần như vậy ta mới có sự phê bình chính xác và chặt chẽ, mới thấy được bản chất của Đau thương, từng biểu hiện khác nhau của nguồn cảm xúc Đau thương.

Cả cuộc đời ngắn ngủi sống nhờ nơi “cõi tạm”, thi sĩ họ Hàn đã sống, yêu người và yêu thơ với một trái tim nồng nàn, mãnh liệt và với một tâm hồn mong manh, dễ vỡ. Những vần thơ mà Hàn Mặc Tử đã cống hiến cho đời cũng thăng trầm như số phận của ơng. Nhưng “Văn chương là tấc lịng gửi vào thiên cổ, đâu

phải chuyện tài hoa phân sức nhất thời” (Trần Tử Ngang), Quách Tấn cho rằng

“chúng ta đọc thơ Hàn Mặc Tử nhiều khi khơng hiểu được đó là vì chúng ta khơng

có cái tâm trạng của Tử”. Vì thế khi cắt nghĩa bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ trong phần Hương thơm của tập Đau thương cũng như cả tập thơ, một trong những hướng tiếp

cận mà người nghiên cứu cần hết sức lưu tâm để ý chính là ảnh hưởng của yếu tố cuộc đời đến diện mạo hết sức phức tạp, tinh khơi và bí ẩn vào bậc nhất trong thi sử Việt Nam hiện đại của thơ Hàn Mặc Tử. Có như vậy chúng ta mới cảm nhận rõ hơn tình yêu đến đau đớn hướng về cuộc đời trần thế của thi nhân. Có như vậy mới

tìm được “ngọn nguồn lạch sơng” để lí giải vì sao thơ Hàn Mặc Tử đã khiến bao người phải điên đảo si mê.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học tác phẩm đây thôn vĩ dạ của hàn mặc tử từ hướng tiếp cận lịch sử phát sinh và tâm lí học sáng tạo luận văn ths lí luận và phương pháp dạy học ( bộ môn ngữ văn) 60 14 10 (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)