KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học tác phẩm đây thôn vĩ dạ của hàn mặc tử từ hướng tiếp cận lịch sử phát sinh và tâm lí học sáng tạo luận văn ths lí luận và phương pháp dạy học ( bộ môn ngữ văn) 60 14 10 (Trang 96 - 99)

V. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Hàn Mặc Tử là một hiện tượng độc đáo và lạ lùng bậc nhất của phong trào Thơ mới nói chung và trong nền thơ hiện đại Việt Nam nói riêng. Cũng giống như rất nhiều tác phẩm trong nguồn thơ lạ lùng mang tên Hàn Mặc Tử, bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ mang vẻ đẹp lung linh, giàu sắc thái, đa trị, đa nghĩa. Việc dạy học tác

phẩm này sao cho học sinh khơng chỉ hiểu mà cịn hiểu một cách sâu sắc, thấu đáo; khơng chỉ hiểu mà cịn thấy u quý thơ ông là một vấn đề vẫn luôn gợi nhiều suy tư, trăn trở với các nhà sư phạm. Nhất là trong thực trạng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, cần tìm ra những hướng tiếp cận mới phù hợp tránh lối mịn khn sáo để cắt nghĩa bài thơ vốn rất trừu tượng theo một cách đơn giản, dễ hiểu với trình độ tiếp nhận ở lứa tuổi học sinh Phổ thông trung học.

Dạy học bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ kết hợp hai hướng tiếp cận lịch sử phát sinh và tâm lí học sáng tạo là một cách cần đi sâu tìm hiểu, khai thác và ứng dụng trong dạy học. Với hướng khai thác này học sinh tìm hiểu tác phẩm khơng chỉ ở văn bản mà cịn từ cội nguồn sâu xa của nó, tác phẩm được xem xét như là sản phẩm được thai nghén lâu dài từ mối quan hệ qua lại, tổng hòa giữa các yếu tố của hồn cảnh, tâm lí. Những yếu tố con người cá nhân, hoàn cảnh thời đại và xã hội ảnh hưởng đến sáng tác của Hàn Mặc Tử đã cụ thể hóa những bí ẩn nội tâm của cuộc đời ơng. Nó để lại các dấu ấn trong tác phẩm là hình ảnh, là ngơn ngữ, là nhạc điệu của dịng tâm tư được xem như những tín hiệu nghệ thuật để độc giả tìm hiểu, cắt nghĩa một cách sâu sắc bài thơ. Trên cơ sở đó những giải pháp sư phạm cụ thể được đưa ra trong quá trình dạy học bài thơ này.

Giáo án và giờ dạy thực nghiệm tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ của nhà thơ Hàn Mặc Tử từ hướng tiếp cận lịch sử phát sinh và tâm lí học sáng tạo đã được người viết từng bước đưa vào giảng dạy từ trước đó và phát triển thành đề tài nghiên cứu, ứng dụng đã khẳng định tính khả thi của những đề xuất về biện pháp dạy học cũng. Từ đó cũng khẳng định tính đúng đắn của hướng tiếp cận này. Hiệu quả của nó được biểu hiện trong quá trình dạy học, suốt tiết học thầy giáo và học sinh cùng là những độc giả yêu thơ Hàn Mặc Tử được sống trong một bầu khơng khí của hồi niệm mang đậm dấu ấn của thời đại, của những trạng huống tâm lí mà nhà thơ đã trải qua để rồi từ đó mà có những suy ngẫm của riêng mình. Như vậy việc tiếp nhận tác phẩm đã đạt đến mức cao: khơng phải là cơng việc máy móc, cơ học lần

lượt theo các bước mà là tự giác tìm hiểu, hứng thú tìm hiểu, kiến thức bên ngoài được chuyển vào đời sống tâm hồn một cách tự nhiên và lâu bền.

Như vậy nghiên cứu đề tài dạy học bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử theo hướng tiếp cận lịch sử phát sinh và tâm lí học sáng tạo đã đáp ứng được hai yêu cầu của dạy học văn. Một là đổi mới phương pháp dạy học bằng việc đóng góp thêm một một hướng tiếp cận mới, sáng tạo mà vẫn vừa sức với học sinh trong việc cắt nghĩa tác phẩm văn học. Hai là tạo ra hiệu quả trong quá trình dạy học bằng việc học sinh không chỉ được trang bị kiến thức sâu rộng, lâu bền về tác phẩm mà còn được rèn luyện về kĩ năng tự giác, chủ động, được ni dưỡng và bồi đắp tình yêu, niềm say mê cùng các nhân cách con người.

Dựa trên cơ sở những cách tiếp cận tác phẩm văn học phổ biến trong nhà trường phổ thơng và dựa trên q trình nghiên cứu về nhà thơ Hàn Mặc Tử cũng như các tác phẩm của ông, chúng tôi mạnh dạn đề xuất hướng tiếp cận lịch sử phát sinh và tâm lí học sáng tạo cho việc dạy học bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ. Cùng với

giáo án thể nghiệm và kết quả thực nghiệm, chúng tôi đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của hướng tiếp cận này. Nhấn mạnh một hướng tiếp cận còn tương đối mới và chưa được đi sâu nghiên cứu, khai thác, mục đích cuối cùng của chúng tơi là lưu ý giáo viên và học sinh một cách thức kết hợp mới các phương pháp dạy học đã biết để phát huy hết công năng của các phương pháp này trong việc chiếm lĩnh giá trị của một thi phẩm đặc sắc như Đây thôn Vĩ Dạ.

Tuy nhiên thực tế dạy học lại mn hình mn vẻ. Đặc điểm của học sinh (về tâm lí, nhận thức, mơi trường sống, điều kiện học tập, …) cũng như đặc điểm của các môi trường dạy học là không giống nhau (cơ sở vật chất, điều kiện lớp học, sĩ số, trình độ học sinh, …). Vì vậy, giáo viên khi vận dụng những biện pháp dạy học bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ theo hướng tiếp cận lịch sử phát sinh và tâm lí học

sáng tạo khơng nên máy móc và tự cho là đủ mà cần phải linh hoạt, chủ động sao cho phù hợp để phát huy cao độ hiệu quả của giờ học. Hơn nữa thực tế cũng đã chứng minh, khơng có một phương pháp dạy học nào là vạn năng. Mỗi phương pháp dạy học chỉ phát huy sức mạnh của nó ở vào hồn cảnh thích hợp và hạn chế của phương pháp này sẽ được bù đắp bằng mặt mạnh của phương pháp khác. Việc vận dụng các biện pháp mà đề tài nghiên cứu đề xuất như thế nào còn tùy thuộc vào năng lực chuyên môn và nghệ thuật sư phạm của người thầy.

Dạy học bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử từ hướng tiếp cận lịch sử phát sinh và tâm lí học sáng tạo khơng chỉ đơn thuần làm tên đề tài cho luận văn mà còn là một phần nhỏ của một vấn đề lớn: Vấn đề dạy học bộ môn Văn học ở trường Trung học phổ thông theo hướng tiếp cận lịch sử phát sinh của tác phẩm và hoạt động tâm lí sáng tạo của nhà văn trong quá trình sáng tác. Từ trước khi nghiên cứu đề tài, tác giả luận văn đã luôn hứng thú với hướng đi này và đã có những tìm hiểu cũng như ứng dụng nhất định tuy nhiên không tránh khỏi rất nhiều những suy nghĩ và trăn trở bởi những biện pháp ban đầu đưa ra rất có thể khơng tránh khỏi những bất cập và làm sao để phát huy hơn nữa tính khả thi của hướng đi này?

Để đưa ra được ý kiến của mình, chúng tơi đã dựa trên nhiều cơ sở đáng tin cậy của các quan điểm lí luận và thực tế dạy học nhưng chỉ là những nghiên cứu ban đầu nên sẽ không tránh khỏi những điểm thiếu sót.

Với tinh thần cầu thị, chúng tơi mong nhận được sự đóng góp, hỗ trợ của các nhà nghiên cứu sư phạm, các thầy cô và đồng nghiệp để luận văn được hồn thiện hơn, tính hiệu quả cao hơn trong ứng dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học tác phẩm đây thôn vĩ dạ của hàn mặc tử từ hướng tiếp cận lịch sử phát sinh và tâm lí học sáng tạo luận văn ths lí luận và phương pháp dạy học ( bộ môn ngữ văn) 60 14 10 (Trang 96 - 99)