Giáo viên nhận xét, giảng bình và chốt kiến thức cơ bản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học tác phẩm đây thôn vĩ dạ của hàn mặc tử từ hướng tiếp cận lịch sử phát sinh và tâm lí học sáng tạo luận văn ths lí luận và phương pháp dạy học ( bộ môn ngữ văn) 60 14 10 (Trang 88 - 90)

thức cơ bản.

- Hình ảnh “Áo em trắng quá”

+ “Trắng”: gợi sự tinh khôi,

trinh nguyên.

+ “Quá”: từ chỉ mức độ (Trắng quá, mướt quá).

+ Trắng quá: vẻ đẹp trinh nguyên, quá tầm với, mang sắc thái tang tóc.

 Hình ảnh người con gái xứ Huế thân quen mà lại xa cách, xa vời trong thế giới của cõi mơ. - Nhịp thơ: điệp ngữ gấp gáp, khẩn khoản hơn  câu thơ như tiếng gọi cuống quýt, bất lực. Đó là sự khắc khoải, bất an và hoài nghi trong lòng người đã biến thành nhịp điệu.

* Hình ảnh chủ thể trữ tình

+ Giảng bình về hồn cảnh: Thế giới “ở đây”

giờ đã được nhắc đến trực tiếp trong thơ. Thế giới đó đang chìm ngập trong sương khói khiến hình ảnh con người cũng trở nên mờ ảo. Trong

“Cung oán ngâm khúc” Nguyễn Gia Thiều cũng

nói tới cái “mờ mờ nhân ảnh” ấy

Con quay búng sẵn lên trời Mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm

Kinh Phật coi cõi sống là cõi tạm với kiếp sống nhân ảnh. Người ta có khả năng quên cái chết để vui sống nhưng Hàn Mặc Tử khơng có khả năng quên đi như người khác. Và như thế không gian ở khổ thơ thứ là không gian của Hàn Mặc Tử mọi hình ảnh đã trở thành “mờ mờ nhân ảnh”,

kiếp sống trở thành mong manh, sắc sắc không không. Khi chạm vào những câu thơ ấy, độc giả thấy nhói lịng trước dư vị chia phơi đau đáu và nỗi hờn trách của con người đang ở trong “trời sâu” của số phận nghiệt ngã. Trong bài thơ

“Những giọt lệ”, nhà thơ đã phải thốt lên rằng: Tơi vẫn cịn đây hay ở đâu?

Ai đem tôi bỏ dưới trời sâu?

+ Tâm trạng: thể hiện ở lời hỏi mang nhiều sắc thái.

* Câu hỏi: Từ việc phân tích, em có nhận xét chung gì về bức tranh trong khổ thơ này?

Ai biết tình ai có đậm đà?

- Không gian:

+ “Ở đây”: nơi lãnh cung của

Hàn Mặc Tử

+ “Sương khói mờ nhân ảnh”: gợi ra khơng gian ẩn dụ của cõi lịng buồn đau như chìm trong cõi mù sương.

 Cảnh vật càng lúc càng nhuốm màu ảo vọng, đi quá tầm với của con người.

 Cái tơi trữ tình đau đớn, xót xa với dư vị chia phôi.

- Tâm trạng: thể hiện đậm nét trong câu hỏi.

+ Câu hỏi: khao khát được yêu thương, đồng điệu, đồng cảm. + “Ai”: đại từ phiếm chỉ lặp lại hai lần.

+ “Ai biết”: không chắc chắn, là không biết (phủ định)

 tâm trạng bất an, hoài nghi và tuyệt vọng cũng vì quá yêu đời, yêu sống.

 Khổ ba đã vụt bay đến cõi mơ, cõi siêu linh. Dù ở đó cõi

lịng nhà thơ chìm vào cõi mù sương nhưng vẫn thấy một niềm tha thiết đến tuyệt vọng với tình người và cuộc đời.

Hoạt động tổng kết nghệ thuật đặc sắc và nội dung cơ bản của bài thơ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học tác phẩm đây thôn vĩ dạ của hàn mặc tử từ hướng tiếp cận lịch sử phát sinh và tâm lí học sáng tạo luận văn ths lí luận và phương pháp dạy học ( bộ môn ngữ văn) 60 14 10 (Trang 88 - 90)