TÌM HIỂU CHI TIẾT 1 Khổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học tác phẩm đây thôn vĩ dạ của hàn mặc tử từ hướng tiếp cận lịch sử phát sinh và tâm lí học sáng tạo luận văn ths lí luận và phương pháp dạy học ( bộ môn ngữ văn) 60 14 10 (Trang 78 - 80)

1. Khổ 1

* Câu hỏi mở đầu:

Sao anh khơng về chơi thơn Vĩ?

- Hình thức: Câu hỏi. - Chủ thể:

+ Cô gái: trong tưởng tượng của nhà thơ hỏi cũng là nhắc nhở, trách móc nhẹ nhàng; mời mọc dịu ngọt, kín đáo đậm chất Huế. + Nhà thơ: Tự hỏi giãi bày tâm trạng - niềm khao khát, mong mỏi về Vĩ Dạ.

 Tâm trạng nuối tiếc và cảm thức thân phận.

mới hỏi sao khơng về? Về được thì sao phải hỏi. Về làm sao được nữa vì bệnh tật. Về làm sao được nữa vì những ruồng rẫy. Vì thế câu hỏi vừa mang sự nuối tiếc vừa có nỗi xót xa thân phận kín đáo.

+ Dù hiểu theo cách nào thì đó cũng là tiếng lòng ngậm ngùi của nhà thơ.

Vì sao mà nuối tiếc, khao khát về Vĩ Dạ, điều đó được lí giải ở những câu thơ tiếp theo.

* Câu hỏi: Có những hình ảnh nào đƣợc miêu tả ở ba câu thơ tiếp theo.

- Học sinh trả lời.

- Giáo viên nhận xét, chốt ý bằng sơ đồ tư duy (xem ở phụ lục mục 2.1)và lưu ý:

+ Có ba hình ảnh được miêu tả ở những câu thơ tiếp theo: “nắng”, “vườn”, “mặt chữ điền”. + Muốn khám phá được hết các tầng ý nghĩa của khổ thơ, cần cảm nhận vẻ đẹp của từng hình ảnh thơ đó.

- Học sinh trình bày cảm nhận của mình bằng sơ đồ tư duy.

+ Nhóm 1,2: Cảm nhận vẻ đẹp của “nắng”. + Nhóm 3,4: Cảm nhận vẻ đẹp của “vườn” và tâm trạng của nhà thơ.

+ Mỗi nhóm có 3 phút vẽ sơ đồ tư duy và 2 phút thuyết trình.

+ Với mỗi nội dung làm việc giống nhau, nhóm nào hồn thành xong trước sẽ giành được quyền

thuyết trình. Nhóm cịn lại nhận xét.

- Học sinh làm bài vào phiếu học tập được thiết kế bằng giấy khổ A1, làm xong thuyết trình lần lượt từng nội dung, rồi nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, giảng bình, chốt bằng sơ đồ tư duy lần lượt từng nội dung.

Chú ý: Với những phần học sinh chưa phát hiện được trong quá trình chốt kiến thức, diễn giải, đàm thoại, giảng bình giáo viên có thể gợi ý thêm để học sinh trả lời, hồn thiện bài tập của nhóm mình.

+ Với hình ảnh “nắng”: Cảm nhận rõ vẻ đẹp tinh khôi, trong trẻo, thanh tân của “nắng hàng

cau” và “nắng mới” cùng một số sắc thái khác.

Giảng bình:

Cách 1: Hình ảnh “nắng hàng cau” trong thơ Hàn Mặc Tử khiến cô nhớ đến khu vườn nhà nội gắn bó với tuổi thơ của mình. Một khu vườn lúc nào cũng ngan ngát hương cau. Cau khác nào cây thước thiên nhiên dựng sẵn ở trong vườn để đo mực nắng. Nắng dần đầy trên thân cau, chuyển động đó thật duyên dáng. Vẻ thanh mảnh, duyên dáng của cau cũng được soi rọi dưới nắng mai, hương cau cũng nương theo sức ấm của nắng dần thơm ngát cả khu vườn. Rõ ràng “nắng hàng cau” còn gợi ra cả mùi vị

thơm tho và đường nét duyên dáng.

Cách 2: “Nắng” là một hình ảnh trở đi trở lại trong thơ Hàn Mặc Tử (so sánh với những sắc thái khác của nắng mà nhà thơ đã dùng ở những

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học tác phẩm đây thôn vĩ dạ của hàn mặc tử từ hướng tiếp cận lịch sử phát sinh và tâm lí học sáng tạo luận văn ths lí luận và phương pháp dạy học ( bộ môn ngữ văn) 60 14 10 (Trang 78 - 80)