2.4.5.1. Sử dụng tư liệu trực quan
Trong dạy học bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ cũng như các tác phẩm văn chương
khác, bao giờ người giáo viên cũng phải là người định hướng cho học sinh tìm hiểu khai thác tác phẩm. Quá trình định hướng, giáo viên kết hợp tổng hợp nhiều phương pháp dạy học: nêu vấn đề, phát vấn gợi tìm, trao đổi thảo luận nhóm, giảng bình… Bên cạnh việc ghi bảng truyền thống, giáo viên sử dụng các hình ảnh, tư liệu trực quan sinh động phục vụ giờ dạy học tác phẩm để làm rõ hơn yếu tố lịch sử phát sinh và tâm lí học sáng tạo trong bài thơ, tạo cảm giác gần gũi, chân thực với tác giả và tác phẩm.
Giáo viên có dùng projector như là một phương tiện dạy học để cung cấp các hình ảnh trực quan cho học sinh. Các tài liệu trực quan giáo viên có thể cung cấp cho học sinh như:
- Chân dung nhà thơ, các “nàng thơ” trong cuộc đời Hàn Mặc Tử. - Ảnh chụp bút tích của Hàn Mặc Tử.
- Ảnh chụp những bức thư của bạn bè. - Phim về Hàn Mặc Tử.
- Bài múa Đây thôn Vĩ Dạ của học sinh Chuyên Ngoại ngữ trong hội diễn
Trả tác phẩm văn học trong nhà trường Phổ thơng.
- Hình ảnh thơn Vĩ.
Giáo viên có thể sử dụng phương tiện phát âm thanh cho học sinh nghe bài thơ được phổ nhạc.
2.4.5.2. Sử dụng sơ đồ tư duy
Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là bài thơ mang tính trừu tượng hơn những tác phẩm khác trong cùng chương trình Ngữ văn 11, tập hai vì thế khơng phải tất cả học sinh đều có thể nhanh chóng ghi nhớ và hiểu được.
Sơ đồ tư duy là hình thức ghi chép tóm tắt được những ý chính của một nội dung, hệ thống hóa một chủ đề… bằng cách kết hợp việc sử dụng chữ viết (từ khóa), hình ảnh, đường nét, màu sắc.
Sử dụng ghi chép theo hình thức sơ đồ tư duy một cách phù hợp giúp học sinh nắm được các ý chính của tác phẩm trừu tượng này và ghi nhớ nó một cách rõ ràng hơn, dễ hiểu hơn, nhanh chóng hơn.
Sơ đồ tư duy là công cụ đắc lực để ghi nhớ kiến thức nhưng không tái hiện được những rung cảm nghệ thuật, không chuyển tải hết sự tinh túy trong cách dùng từ, đặt câu, trong nghệ thuật cấu trúc tác phẩm. Vì vậy, khi sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học tác phẩm văn chương nói chung và đặc biệt là đối với một tác phẩm chứa chan rung cảm thẩm mĩ như Đây thơn Vĩ Dạ cần phải hình thành cho người
học năng lực tránh được sự suy diễn khô khan. Chỉ sử dụng sơ đồ tư duy để ghi lại mạch chính của bài thơ, để từ đó học sinh phát triển cảm nhận chi tiết, thể hiện được hồn cốt cũng như cảm xúc của mình với tác phẩm.
Tiểu kết: Có thể thấy có những yếu tố cuộc đời và con người nhà thơ ảnh hưởng sâu sắc đến phong cách thơ của Hàn Mặc Tử nói chung và bài thơ Đây thơn
Vĩ Dạ nói riêng khiến q trình sáng tác bài thơ là một quá trình vận động tâm lí sống động. Khi nhà thơ sáng tác cũng là khi bài thơ có một đời sống tâm lí riêng, đặc biệt nhiều khi thốt ra khỏi hồn cảnh sáng tác cụ thể. Từ sự ảnh hưởng đó, chúng tôi đã chỉ ra con đường hướng đến các giải pháp thích hợp khi dạy học bài
thơ Đây thôn Vĩ Dạ theo hướng tiếp cận lịch sử phát sinh và tâm lí học sáng tạo. Việc tìm ra các phương pháp phù hợp sẽ là cơ sở thiết kế giáo án dạy học và tiến hành thực nghiệm để xem xét tính khả thi của hướng tiếp cận này.
CHƢƠNG 3