2.2.3.1. Nhìn chung về vơ thức
Theo quan niệm của tâm lí học, vơ thức là trạng thái tâm lí tiềm ẩn nằm ngồi sự kiểm sốt của ý thức: nó được ẩn náu trong cái tơi bề sâu của con người, tuy không hiện hình nhưng vẫn chi phối hành vi của con người. Vô thức biểu hiện qua những hành vi xa lạ, vô ý hoặc qua các giấc mơ. Từ lâu, người ta đã nhận ra biểu hiện của vô thức trong đời sống tinh thần, sự xâm nhập của các biểu tượng mà khơng thể giải thích được bằng các kinh nghiệm thơng thường. Nhưng những biểu hiện của vô thức khơng phải là hiện tượng thần bí, thần nhập, linh ứng đều có thể giải thích một cách khoa học.
Vô thức chỉ là tiềm thức, là khu vực chưa được nhận thức một cách rõ ràng, đầy đủ mà thơi.
Khơng thể lí giải thành quả sáng tạo nghệ thuật bằng quan điểm duy tâm thần nhập, linh ứng. Chưa bao giờ có những sáng tạo văn chương nằm ngoài kinh
nghiệm sống và tư tưởng của nhà văn. Thành quả sáng tạo nghệ thuật là kết quả của một q trình có khi diễn ra thầm kín nên ta khơng ý thức được đầy đủ. Mỗi tác phẩm là sự kết tinh tài năng, tâm huyết và mối quan tâm đặc biệt. Công việc chuẩn bị lúc nổi lên trong ý thức, lúc chìm vào vơ thức. Và khi nhà văn đã tích lũy đủ điều kiện rồi, tưởng chừng như tự ý cảm hứng sáng tác đến một cách bất ngờ. Đó là khi sáng tác được bắt đầu.
2.2.3.2. Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” giống như một giấc mơ
Một trong những thuộc tính của giấc mơ là sự hỗn độn, xuyên thấu thời gian không gian. Trong giấc mơ chủ thể có thể đi qua nhiều vùng không gian, vào những khoảng thời gian khác nhau. Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ lại còn là một giấc mơ chịu sự chi phối bởi vùng vô thức của riêng Hàn Mặc Tử. Không chỉ chịu ảnh hưởng của thi pháp thơ tượng trưng mà thơ Hàn Mặc Tử đến với hình thức này cịn bởi là do logic nội tại trong đời sống tâm lí của thi nhân. Hiếm có bài thơ nào trong trẻo thế mà cũng bí ẩn thế.
Khổ thứ nhất là giấc mộng trở về quá khứ tươi đẹp được đánh dấu bằng chữ “về”. Hồi ức được khơi dậy một cách kín đáo và bất ngờ và trở thành bước đầu của quá trình sáng tác. Khi sáng tác là khi hồi ức được cải biên và cách điệu trong quá trình nhào nặn chất liệu của nhà thơ. Cảnh Vĩ Dạ trong khổ thơ là cảnh được dệt lên từ hồi ức như thế. Lúc đầu bài thơ lấy tên là Ở đây thôn Vĩ Dạ. Hai chữ “ở đây” được nhắc đến trong khổ thơ cuối bài. “Ở đây” là nơi Hàn Mặc Tử ngồi mà mong ngóng về ngồi kia. Vĩ Dạ trong bài thơ khơng phải là Vĩ Dạ của cõi thực ngoài kia mà là Vĩ Dạ trong hồi ức của Hàn Mặc Tử. Nhà thơ đang “ở đây” mà mơ về thời gian tươi đẹp sống ở Huế, làm báo và quen Hoàng Cúc. Vĩ Dạ vốn đã đẹp lại thêm cái tình thầm kín dành cho người Vĩ Dạ cộng hưởng cùng niềm thiết tha cuộc sống trong hoàn cảnh đau khổ của thi nhân đã khiến cho cảnh sáng rỡ lạ lùng.
Khổ thứ hai là bức tranh cõi ảo mộng ảm đạm khi dịng tâm lí trở về hiện thực tàn nhẫn với nỗi đau nhà thơ đang phải gánh chịu được đánh dấu bằng chữ “tối nay”. Ám ảnh và mặc cảm về thân phận của Hàn Mặc Tử đã khiến bức tranh thơ đượm một màu u tối, các hình ảnh thơ trong trạng thái vơ định hình, vơ lượng, chia lìa. Ở trong hiện tại như thế nhà thơ mới có nỗi khao khát mong ngóng gần với nỗi niềm của sự tuyệt vọng khiến lịng người khơng khỏi thương cảm, xót xa.
Khổ thứ ba phải chăng là một tương lai u ám? Nếu như khổ thứ hai là bức tranh của cõi ảo mộng thì hình ảnh thơ trong khổ ba đã vụt bay đến cõi mơ, cõi siêu linh. Cõi đó, tương lai đó xuất hiện trong dự cảm của một con người ý thức rất rõ hoàn cảnh của bản thân. Màu trắng đã trở thành gam màu chủ đạo. Màu trắng mang một sắc thái tang tóc và “ở đây” – nơi Tử ngồi đã trở thành nơi cõi tạm với kiếp sống “nhân ảnh” (kiếp sống mong manh, sắc sắc không khơng – theo kinh Phật). Vì thế khi chạm vào những câu thơ ấy, độc giả thấy nhói lịng trước dư vị chia phơi đau đáu và nỗi hờn trách của con người đang ở trong “trời sâu” của số phận nghiệt ngã.
Đây thôn Vĩ Dạ nằm trong tập thơ Đau thương, lúc đầu Hàn Mặc Tử gọi tập
thơ này là Thơ Điên. Điên là hình thức của sáng tạo. Và đau thương là nguồn gốc của sự sáng tạo ấy, quyết định tình điệu riêng của bài thơ. Nỗi đau thương của Hàn Mặc Tử là tình yêu tuyệt vọng, là nỗi tuyệt vọng làm tình yêu thăng hoa, tuyệt vọng có thể chấm dứt hi vọng nhưng khơng chấm dứt tình u. Sống với dự cảm khơn ngi về sự chia lìa trong hồn cảnh khổ đau, Hàn Mặc Tử thường tự đẩy mình vào đỉnh điểm của sự tuyệt vọng để nuối đời, níu đời. Bởi khơng ai u sống và yêu đời hơn một người sắp lìa bỏ cuộc đời. Trong lăng kính lạ lùng của cách thế yêu đời ấy mọi cảnh sắc trần gian vào thơ ông thường ánh lên sắc vẻ lạ thường. Từ cách thế yêu đời đó mà hình thành một cấu trúc nghịch lí của tiếng nói trữ tình trong thơ Hàn Mặc Tử: niềm yêu là một nỗi đau, mỗi vẻ đẹp là một sự tuyệt vọng. Hàn Mặc Tử đã họa cấu trúc nghịch lí ấy bằng một cặp hình ảnh nghịch lí trong bài thơ viết cho Thanh Huy – người tình trong mộng: “Mắt mờ lệ ở sau hàng chữ gấm”.
Ở bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ niềm yêu - đau hóa thành một mặc cảm sâu xa thấm đẫm toàn thể thi phẩm: mặc cảm chia lìa. Nó dàn dựng các tương quan khơng gian của bài thơ. Đó là thế giới “ngồi kia” và “trong này” phân định nghiệt ngã. “Ngoài kia” là cuộc đời tươi đẹp, còn “trong này” là nơi Hàn Mặc Tử đang chữa bệnh, sống với niềm đau về thể xác và tinh thần. Chẳng thế mà thi sĩ từng đau đáu hỏi:
Ngoài kia xuân đã thắm hay chưa?
Trời ở trong đây chẳng có mùa
Có nàng cung nữ nhớ thương vua.
Cảm xúc đau thương trở thành hưng phấn sáng tạo. Khi hưng phấn cực điểm, thái quá khiến tâm tư xé rào vượt ra khỏi những lối đi, cách nghĩ, cách thể hiện thông thường. Thi hứng đến ào ạt để sáng tạo như lên đồng và cái Tơi nhà thơ ghi lại như tốc kí. Chính Hàn Mặc Tử đã nói về trạng thái này trong lời tựa của tập thơ: “Nàng đánh tôi đau quá, tơi bật khóc… Và cũng có nghĩa là tơi đã mất trí, tơi
phát điên”. Những biểu hiện chủ yếu của hình thức sáng tạo này trong thơ là mạch
liên kết siêu logic, là thế giới hình ảnh kì dị, lớp ngơn từ cực tả.
Nằm trong nguồn sáng tạo đó, bài thơ Đây thơn Vĩ Dạ dù khơng có những
hình ảnh kinh dị, ma qi nhưng lại có kiểu liên kết siêu logic của một giấc mơ. Rõ ràng mạch liên kết toàn bài đứt đoạn, nhảy cóc, phi trật tự của thời gian, khơng gian, cảnh thực hịa lẫn với cảnh mộng và ảo. Mạch thơ như một dòng tâm tư bất định, khước từ vai trị tổ chức của lí trí. Hàn Mặc Tử đã đưa độc giả ngược về quá khứ, xuôi về hiện tại và hướng đến tương lai của đời mình với bài thơ có kết cấu làm ba khổ thơ. Vừa mới ngoại cảnh ở phần đầu thoắt cái đã biến thành tâm cảnh ở phần sau, hãy còn tươi sáng (vườn thôn Vĩ) chợt đã âm u (cảnh sơng trăng ảo mộng) và sương khói (cảnh cõi mơ). Trong bài thơ rõ ràng có sự chuyển là nhanh chóng, đột ngột của các cảnh sắc, các miền khơng gian. Đột ngột đến phi lí. Nhưng chính cái âm điệu tự nhiên nhuần nhuyễn của mạch cảm xúc đau thương ngầm ẩn đã phủ kín các chỗ đứt nối ấy khiến độc giả mặc nhiên có cảm giác cả ba khổ chỉ là cùng một không gian xứ Huế mà khơng nhìn thấy được đó là khơng gian của “ngoài kia” và “trong này” trong tâm thức của Hàn Mặc Tử… Nhìn từ phía cảm xúc cũng thấy có sự gấp khúc, chợt sáng, chợt tối. Khổ đầu là một ước ao thầm kín ngấm ngầm, tâm trạng âm u mang gương mặt thế giới mộng mơ rực rỡ; khổ hai là một ước mong khẩn thiết dâng lên thoắt hóa thành hồi vọng chới với nhuốm màu ảo vọng; khổ ba là một niềm mong ngóng vừa ló rạng đã chợt biến thành nỗi hồi nghi.
Tóm lại nhìn về hình tượng sẽ thấy văn bản thơ có vẻ “đầu Ngơ mình Sở” nhưng dịng cảm xúc lại liền mạch. Từng khổ thơ sẽ được cắt nghĩa rõ hơn dưới đây để thấy được đặc điểm của giấc mơ mang tên Đây thôn Vĩ Dạ.
Rõ ràng nếu lí giải bài thơ Đây thơn Vĩ Dạ với những đặc điểm của giấc mơ ta sẽ nhận ra bài thơ khơng chỉ đơn thuần gửi gắm một tình u đơn phương mà nó
chứa đựng một ý nghĩa nhân sinh lớn hơn với những tín hiệu thẩm mĩ chứa đựng ý nguyện nuối đời, níu đời. Những tín hiệu tuy đứt nối, mơ hồ, vừa ngầm ẩn, vừa thoáng hiện mà thiết tha, thấm thía một tấm linh hồn bất hạnh. Sau mỗi hàng chữ như gấm vóc như thêu hoa ấy là cả một tâm hồn đau khổ của thi nhân tha thiết với cuộc đời mà sắp phải chia lìa tất cả. Càng khổ đau lại càng yêu cuộc đời, càng thấy cảnh đời, cảnh người đẹp hơn mà càng đẹp, càng yêu lại càng đau đớn.
2.2.3.3. Sự giao tranh giữa bản năng sống và bản năng chết
Nhìn từ khía cạnh Phân tâm học sẽ thấy bản năng chết (Thanatox) chi phối tồn bộ bài thơ Đây thơn Vĩ Dạ. Thanatox là thuật ngữ cơ bản do Freud đề xuất. Thanatox là thần chết trong thần thoại Hi Lạp. Bản năng chết Thanatox tượng trưng cho cái chết, sự lo âu, sợ hãi, khủng hoảng không thể cứu rỗi. Bản năng sống Eros và bản năng chết luôn tồn tại song song trong bản thân mỗi con người. Chúng ln đấu tranh với nhau, từ đó tạo ra những trạng huống, tình cảm khác nhau cho con người. Bài thơ được chia theo cấu trúc như sau:
Khổ 1 là biểu hiện của bản năng sống (Eros). Eros là thuật ngữ cơ bản do Freud đề xuất. Theo ông Eros tượng trưng cho tình yêu, sức sống… Eros tồn tại trong mỗi con người, xuất hiện trong thời điểm khác nhau của sự sống. Ở khổ 1 khi Eros xuất hiện, khung cảnh thiên nhiên hiện lên sáng rỡ, lung linh và ẩn chứa niềm thiết tha với cuộc đời.
Khổ 2, 3 là biểu hiện của bản năng chết. Khi bản năng chết chiếm hữu con người nhà thơ, bức tranh thiên nhiên lập tức đổi sang màu u tối, siêu linh.
Mặc dù bản năng chết biểu hiện rõ trong hai khổ thơ này nhưng khi bản năng chết xâm chiếm thì bản năng sống lại trỗi dậy, lịng tiếc đời và níu đời càng mãnh mẽ. Đằng sau dự cảm về sự chia lìa và hồi vọng chới với là một ước vọng khẩn thiết thoắt dâng lên, một thế sống gấp gáp, giục giã ở khổ 2. Quỹ thời gian càng ngắn ngủi thì càng mong được giao cảm với cuộc đời. Kết thúc bài thơ là một mối hoài nghi nhuốm màu tuyệt vọng nhưng vẫn ló rạng một niềm mong ngóng, vẫn khao khát một tình yêu trần thế. Khơng thấy một lời ốn than, bi lụy, rên xiết khổ đau.
Những câu thơ ra đời từ trong cõi giao tranh vô thức của bản năng sống và chết đã giúp độc giả hiểu rõ hoàn cảnh và thế giới tâm hồn của thi nhân trong
những ngày cuối đời. Ta chỉ càng thêm cảm phục và trân trọng một con người khát sống đến tuyệt vọng như vậy mà thôi.