Phương pháp phát vấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học tác phẩm đây thôn vĩ dạ của hàn mặc tử từ hướng tiếp cận lịch sử phát sinh và tâm lí học sáng tạo luận văn ths lí luận và phương pháp dạy học ( bộ môn ngữ văn) 60 14 10 (Trang 49 - 63)

2.4.2.1. Vai trò và yêu cầu của phương pháp phát vấn

Trong một giờ dạy học ln tồn tại nhiều điều để hỏi vì chân lí khoa học chỉ được tìm ra khi phát hiện và lí giải được các mâu thuẫn nảy sinh. Câu hỏi không phải được đặt ra một cách ngẫu hứng mà phải tính đến mục tiêu của giờ học, phải phát huy được tính tích cực linh hoạt của học sinh. Câu hỏi chính là sự trao đổi kiến thức giữa các nguồn thông tin, giữa giáo viên và học sinh. Câu hỏi là hoa tiêu định hướng thậm chí nhiều khi mở ra những con đường tiếp nhận mới mà chính giáo viên cũng bất ngờ.

Trong lĩnh vực tư tưởng tình cảm, nhất là trong văn học nghệ thuật, không thể áp đặt cảm thụ thay thế. Học sinh không phải bao giờ cũng đồng cảm theo cách cảm thụ của thầy. Sự tiếp nhận của học sinh về tác phẩm chịu tác động của nhiều yếu tố trực tiếp hoặc gián tiếp ở ngay trong giờ học nhưng cũng có thể là những kỉ niệm, kí ức sâu đậm. Trong văn chương, biết cách nêu câu hỏi sẽ cung cấp cho người đọc những kiến thức và khơi gợi rung cảm. Nếu khơng có câu hỏi, giờ học trở thành giờ độc thoại của giáo viên, khơng có sự gợi mở. Câu hỏi là cách giáo viên hướng dẫn học sinh đi tìm chân lí, đảm bảo cho giờ học tính dân chủ, bình đẳng, cơng khai.

Trong giờ dạy học văn, giáo viên cần chuẩn bị trước hệ thống câu hỏi ngoài những câu hỏi trong sách giáo khoa tránh sự đơn điệu, câu hỏi cần đa dạng, sinh động, làm nảy sinh những băn khoăn trí tuệ, địi hỏi tiếp tục tìm tịi. Câu hỏi có thể hướng tới nhiều mục đích khác nhau: Câu hỏi để trao đổi kiến thức giữa những nguồn thông tin liên quan đến tác phẩm. Câu hỏi để định hướng cho sự nhất quán, câu hỏi theo những hướng tiếp cận khác nhau khi cắt nghĩa văn bản. Có thể đặt câu

hỏi chưa có lời giải đáp để lại những dư ba và suy ngẫm kích thích học sinh tư duy khơng ngừng trong sự trải nghiệm cuộc sống.

Hệ thống câu hỏi đặt ra trong một giờ dạy tác phẩm phải dựa trên nội dung bài học, chuẩn kiến thức kĩ năng, trình độ của học sinh (phù hợp với khả năng của học sinh và tính đến khả năng phân hóa trình độ học sinh), khơi sâu vào chiều sâu tác phẩm,… Câu hỏi phải mang tính liên tục, khơi gợi hứng thú của học sinh. Câu hỏi phải thể hiện được mối quan hệ hữu cơ giữa những yếu tố cụ thể với những vấn đề tổng hợp của tác phẩm. Giáo sư Phan Trọng Luận đưa ra yêu cầu chung khi tiến hành xây dựng hệ thống câu hỏi: “Câu hỏi phải sát với tác phẩm, căn cứ vào nội

dung và nghệ thuật của tác phẩm và kích thích khả năng tư duy và hứng thú của học sinh. Câu hỏi phải có tính liên tục, phải định hướng vào mối quan hệ hữu cơ giữa yếu tố cụ thể với những vấn đề tổng hợp của bài học. Câu hỏi phải vừa sức với học sinh, phù hợp với thời lượng của bài học” [20, tr.102].

Câu hỏi trong giờ dạy tác phẩm văn chương cũng cần đảm bảo được tính sư phạm, không đối lập với thực tế. Câu hỏi cần có tư tưởng, kích thích hứng thú trong học tập. Câu hỏi cần có tính nghệ thuật tìm đến một cách diễn đạt văn chương.

2.4.2.2. Hệ thống câu hỏi làm rõ các yếu tố lịch sử phát sinh tác động lên bài thơ

Đối với bài thơ Đây thơn Vĩ Dạ, trong q trình dạy học bằng cách phát vấn thì bên cạnh những câu hỏi hướng về nội dung, về những cái mà học sinh đã biết thì cũng phải đặt ra những câu hỏi hướng học sinh vào cái mới, cái chưa biết. Đó là những câu hỏi hướng vào lịch sử phát sinh của bài thơ để học sinh suy nghĩ, phát hiện và làm rõ các yếu tố lịch sử phát sinh tác động đến việc cắt nghĩa nội dung và hình thức của bài thơ.

Việc đưa những câu hỏi hướng vào lịch sử phát sinh không phải là một việc làm dễ. Vì thế giáo viên cần phải định hướng, gợi mở cẩn thận và học sinh phải có sự chuẩn bị chu đáo trước khi bước vào giờ học. Những câu hỏi tìm hiểu yếu tố lịch sử phát sinh cần được đưa ra trong phần củng cố và hướng dẫn chuẩn bị bài ở nhà từ tiết học trước. Đây cũng là cách kích thích khả năng tư duy và sự chủ động tìm tịi, khai thác yếu tố ngồi văn bản của học sinh để trao đổi với các bạn trong giờ học bài mới. Từ kết quả làm việc và trao đổi của học sinh giáo viên sẽ chốt lại những yếu tố cơ bản nhất và có ý nghĩa trong việc cắt nghĩa tác phẩm.

Khi dạy học bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, giáo viên có thể đặt ra những câu hỏi theo hướng lịch sử phát sinh để tập trung làm rõ những yếu tố sau hoàn cảnh tác động đến sự ra đời của bài thơ:

- Cuộc đời và số phận của nhà thơ.

- Bức bưu ảnh và lời hỏi thăm của Hoàng Cúc.

- Hoàn cảnh của nhà thơ trong thời gian bài thơ ra đời. …

Sau đây là một số câu hỏi minh họa:

1) Chỉ ra những dấu ấn thời đại đặc biệt là ảnh hưởng của văn học phương Tây trong phong cách sáng tác của Hàn Mặc Tử?

2) Những dấu ấn của cuộc đời ảnh hưởng đến nội dung và phong cách sáng tác của Hàn Mặc Tử như thế nào?

3) Tìm hiểu những đặc điểm của ý thức Phật giáo và Thiên Chúa giáo được thể hiện trong thơ Hàn Mặc Tử?

4) Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” ra đời vào năm nào? Khi nhà thơ đang ở đâu? Trong hoàn cảnh như thế nào?

5) Tìm hiểu hồn cảnh sáng tác bài thơ và cho biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ thường gợi nhắc mọi người nhớ đến một con người, một vùng đất. Em biết gì về con người và vùng đất ấy?

6) Liệu có phải bức bưu ảnh của Hoàng Cúc và mối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử là nguyên nhân để nhà thơ sáng tác bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”?

Với câu hỏi 1) học sinh phải nhớ lại bài khái quát văn học giai đoạn 1930 – 1945 đã học, câu hỏi 3) học sinh phải được chuẩn bị bài trước ở nhà, câu hỏi 6) học sinh có thể trả lời được ngay hoặc không trả lời được ngay. Giáo viên coi đây là câu hỏi nêu vấn đề để dẫn dắt vào phần tìm hiểu chi tiết tác phẩm. Tác phẩm Đây

thôn Vĩ Dạ được sáng tác ngay sau khi Hàn Mặc Tử nhận được bức bưu ảnh của

huých” sáng tạo, một tác nhân đưa đến giây phút xuất thần của cảm xúc nơi Hàn Mặc Tử. Nhưng liệu duy nhất mối tình thầm kín đầu đời ấy có đủ sức mạnh để làm thành một thi phẩm tuyệt tác như Đây thơn Vĩ Dạ hay khơng thì chúng ta cần đi cắt nghĩa văn bản thơ để có câu trả lời cho câu hỏi đó.

2.4.2.3. Hệ thống câu hỏi cắt nghĩa bài thơ theo hướng tâm lí học sáng tạo

Khi tiếp xúc với văn bản thơ Đây thôn Vĩ Dạ để học sinh hiểu nội dung tư

tưởng cũng như giá trị nghệ thuật của bài thơ thì bên cạnh những câu hỏi hướng vào lịch sử phát sinh của bài thơ giáo viên cần chuẩn bị hệ thống câu hỏi cắt nghĩa các yếu tố tâm lí trong bài thơ.

Hệ thống câu hỏi theo hướng tiếp cận tâm lí học sáng tạo phải căn cứ vào sự vận động của hình tượng thơ được biểu hiện ở bề mặt ngôn từ, cấu tứ của bài thơ và mạch cảm xúc đau thương ngầm ẩn ở bên trong. Câu hỏi định hướng cho học sinh cắt nghĩa các biểu tượng, giải mã hệ thống thi ảnh để tìm ra các tầng ý nghĩa của bài thơ.

Khi dạy học bài thơ Đây thơn Vĩ Dạ, giáo viên có thể đặt ra hệ thống câu hỏi theo hướng tiếp cận tâm lí học sáng tạo để tập trung làm rõ những yếu tố sau:

- Không gian, thời gian nghệ thuật trong từng khổ thơ mang đặc điểm của giấc mơ.

- Ý nghĩa biểu tượng của hệ thống hình ảnh trong giấc mơ biểu hiện các sắc thái tâm lí của nhà thơ.

- Sự vận động của hình tượng thơ là các biểu hiện khác nhau của dòng cảm xúc đau thương và tình yêu tha thiết với đời, với người.

Như vậy những câu hỏi cắt nghĩa tác phẩm theo con đường tâm lí học sáng tạo nên được sử dụng trong phần đọc hiểu văn bản. Trước hết là hướng học sinh vào việc xác định bố cục của bài thơ ngay sau khi đọc tác phẩm từ hai đến ba lần. Dù mới dừng lại ở cảm nhận ban đầu nhưng độc giả có thể xác định được bài thơ với ba khổ thơ là ba khơng gian khác nhau. Ba khơng gian đó có sự biến đổi đột ngột, nhòe mờ. Nếu khổ thứ nhất tập trung vào hình ảnh khu vườn thơn Vĩ và hình ảnh con người thì khổ thứ hai là cõi huyền ảo, ở đó hệ thống hình ảnh biểu hiện nỗi đau li tán, cô đơn. Khép lại bài thơ là khổ ba vụt bay đến cõi mộng mà mọi thứ đều

“mờ mờ nhân ảnh”. Cảnh thực hòa lẫn vào cảnh ảo, cảnh mộng. Đem bố cục đó soi chiếu vào đặc điểm của giấc mơ sẽ thấy có sự trùng khớp về thuộc tính hỗn độn, xun thấu thời gian và khơng gian, chủ thể cùng một lúc có thể đi qua nhiều vùng khơng gian và thời gian khác nhau. Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ cùng nằm trong nguồn thơ Đau thương nên mang những biểu hiện rõ nét của thơ tượng trưng, những đặc điểm của giấc mơ vô thức. Vậy mạch luận lí nào kết nối các hình ảnh thơ ấy? Nguyên nhân nào lại có sự biến đổi như vậy? Giáo viên nên có định hướng làm cơ sở nhận thức cho học sinh cắt nghĩa cụ thể từng biểu tượng thơ khi đi vào phân tích bài thơ. Mối dây liên hệ các hình ảnh biểu tượng tưởng chừng khơng liên quan đó là dòng cảm xúc đau thương ngầm ẩn bên trong và các cung bậc cảm xúc của nguồn đau thương ấy biểu hiện không giống nhau. Chỉ sau khi phân tích tác phẩm đầy đủ, ta mới có một cách lí giải sâu sắc và hợp lí ranh giới từng khổ thơ khơng chỉ về hình thức mà cả về nội dung, tư tưởng. Ở phần xác định bố cục tác phẩm theo con đường tâm lí học sáng tạo như trên giáo viên có thể đặt ra hai câu hỏi:

1) Em hãy cho biết những giấc mơ mà em đã mơ có đặc điểm gì?

2) Xác định bố cục bài thơ (thời gian, không gian, cảnh vật) và nhận xét bố cục vừa xác định có đặc điểm nào giống với giấc mơ?

Sau khi xác định bố cục bài thơ, giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh phân tích tác phẩm theo bố cục, cắt nghĩa từng chi tiết gắn liền với chỉnh thể khổ thơ, tìm ra mối liên hệ trong cả bài thơ từ đó đi đến khái quát ý nghĩa, nội dung tư tưởng mà nhà thơ gửi gắm trong tác phẩm.

Khổ thứ nhất là cảnh Vĩ Dạ được dệt lên từ hồi ức. Hàn Mặc Tử đang “ở đây” mà mơ về thời gian tươi đẹp sống ở Huế, làm báo và quen Hoàng Cúc. Tấm

thiếp phong cảnh của Hoàng Cúc gửi vào lập tức đánh động khát vọng về “ngồi

kia” trong hồn nhà thơ thơng qua gương mặt của Vĩ Dạ. Trong ý thức sáng tạo của

Hàn Mặc Tử, Vĩ Dạ vừa là một địa danh cụ thể vừa được tượng trưng hóa.

Trong mơ tưởng của Hàn Mặc Tử, cơ gái ấy bng lời hỏi, trách móc dịu ngọt mà đầy mời mọc

Sao anh khơng về chơi thơn Vĩ Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

Âm điệu của lời hỏi khiến ta hình dung ra một giọng Huế dễ thương, nhỏ nhẹ, một tâm hồn Huế trầm mặc, kín đáo. Chờ mong người một lần trở về thăm Vĩ Dạ mà chờ hồi khơng thấy nên mới bng lời nhắc nhở, trách móc kín đáo bằng hình thức câu hỏi. Hỏi mang cả sắc thái mời mọc mà khơng cần phải nói lời mời. Nhưng lời hỏi của cô gái ấy cũng chỉ là trong tưởng tượng của nhà thơ mà thơi. Vì trong bức bưu ảnh mà Hồng Cúc gửi cho Hàn Mặc Tử chỉ có đơi dịng hỏi thăm sức khỏe, có lời hỏi, lời mời nào đâu. Cho nên đó phải chăng là nhà thơ phân thân, nhập thân để tự vấn lịng mình, để giãi bày tâm trạng khao khát về Vĩ Dạ, mong gặp lại cảnh cũ, người xưa. Từ nỗi lòng da diết với Huế của thi nhân mà vút lên câu hỏi tự vấn này.

Nhưng câu hỏi đó nghe sao mà khắc khoải. Phải thốt ra câu hỏi: “Sao khơng

về chơi thơn Vĩ?” có nghĩa là hiện thực đang khơng về được. Về được thì làm sao

phải hỏi? Về làm sao được nữa vì bệnh tật. Về làm sao được nữa vì những ruồng rẫy. Vì thế mà lời hỏi còn mang cả sự nuối tiếc và nỗi xót xa thân phận kín đáo dường như đã ăn sâu vào tiềm thức của thi nhân.

Vĩ Dạ là một thôn nhỏ nằm ở ngoại vi thành phố Huế. Phong cảnh chủ yếu ở nơi đây là những nhà vườn nhỏ nhắn. Vĩ Dạ vốn đã đẹp lại thêm cái tình thầm kín dành cho người Vĩ Dạ, niềm hồi nhớ sâu sắc của người từng chót nặng lịng gắn bó với nơi đây cộng hưởng cùng niềm thiết tha cuộc sống trong hoàn cảnh đau khổ đã khiến cho thế giới vườn tược mộng mơ ấy sáng rỡ lạ lùng trong thơ.

Trong miền tưởng tượng, hoài nhớ của Hàn Mặc Tử, đất trời Vĩ Dạ cứ vô thức hiện về, mở ra tràn đầy sức sống với ánh nắng ở tầng cao rồi trải dài trên màu xanh mướt của khu vườn tầng thấp. Nắng đã trở thành một ám ảnh nghệ thuật trong thơ Hàn Mặc Tử. Nắng trong thơ ông thường đẹp lạ và đầy ấn tượng: “nắng

ửng”, “nắng tươi”, “nắng chang chang”… và đến đây là “nắng hàng cau”, “nắng mới lên”. Đó là thứ ánh nắng mới hình dung đã thấy tinh khơi, trong trẻo,

thanh tân; nắng của buổi sớm mai ngời sáng những thân cau thanh mảnh và thẳng tắp, nắng cuốn riết lấy thân cau, đọt cau thành từng luồng sáng. Cây cau là những cây cao nhất trong vườn, nó vươn lên cao hơn những cây khác để đón được nhiều nắng mới – những tia nắng đầu tiên của một ngày. Nhà phê bình Chu Văn Sơn đã

có phát hiện: “Cau có dáng mảnh dẻ, bóng đổ xuống vườn trong nắng mai, in thành những đường tinh tế như kẻ chỉ xuống lối đi, xuống cảnh vật. Thân cau chia thành nhiều đốt đều đặn, cau khác nào như một cây thước mà thiên nhiên dựng sẵn trong vườn dùng để đo mực nắng. Nắng mai rót vào vườn cứ đầy dần theo từng đốt, từng đốt. Đến khi tràn đầy thì nó biến cả khu vườn xanh thành một viên ngọc lớn” [30, tr. 260-261]. Không chỉ vẻ thanh mảnh của cau được soi rọi dưới chuyển

động của nắng mà hương cau cũng nương theo sức ấm của nắng dần thơm ngát cả khu vườn. Điệp từ “nắng” luyến láy trong thơ chính là nắng trong trẻo, thanh tân kì diệu kia đang tràn trề cả khơng gian. Không gian ấy mới lộng lẫy và thơm tho, tinh sạch làm sao?

Cũng như nắng, khu vườn Vĩ Dạ trong thơ Hàn Mặc Tử mang một vẻ đẹp thật lạ. Ý xanh của câu thơ dưới đón đúng cái nắng của câu trên gợi cảm giác về ánh nắng chan hòa, phản chiếu nơi sắc lá đẫm sương đêm làm sáng lên sắc màu kì lạ: xanh “mướt”, “xanh như ngọc”. Cách tưởng tượng về màu xanh của Hàn Mặc Tử hệt như là sắc màu tồn tại trong giấc mơ diệu kì, khơng chỉ tả được sắc xanh mướt mát mà còn gợi được ánh xanh long lanh rười rượi. Đọc thơ Hàn Mặc Tử, Hồi Thanh có nhận xét: “có những câu thơ đẹp một cách lạ lùng, đọc lên như

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học tác phẩm đây thôn vĩ dạ của hàn mặc tử từ hướng tiếp cận lịch sử phát sinh và tâm lí học sáng tạo luận văn ths lí luận và phương pháp dạy học ( bộ môn ngữ văn) 60 14 10 (Trang 49 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)