phương Tây
Chủ nghĩa tượng trưng xuất hiện vào cuối thế kỉ XIX với các tên tuổi tiêu biểu như Baudelaire (1821 – 1876), Arthur Rimbaud (1845 – 1891), Paul Verlaine (1844 – 1896), Mallarme (1842 – 1898), Valery (1871 – 1945)… Các nhà tượng trưng chủ nghĩa đề xuất quan niệm thẩm mĩ và nguyên tắc sáng tạo mới về nghệ thuật và thơ ca trong đó nhắc tới sự tương giao, tương hợp giữa con người và vũ trụ, coi vũ trụ là một thể thống nhất mà tất cả đều tương ứng với nhau (tương ứng giữa tự nhiên và siêu nhiên, tương ứng giữa con người và tự nhiên, tương ứng giữa các giác quan…), nhà thơ có sự giao cảm với thế giới vơ hình. Họ cịn cho rằng tính cách biểu trưng của các biểu tượng tạo nên sức mạnh liên tưởng, sức ám gợi của thơ và tính nhạc là năng lượng cơ bản của thơ. Theo P. Varlaine thì“thơ là sự
giao động giữa âm thanh và ý nghĩa”.
Không thể phủ nhận được sự ảnh hưởng của thơ Pháp và các nước phương Tây cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX đối với phong trào Thơ mới. Thơ mới chịu ảnh hưởng của ba trào lưu chính của phương Tây là Chủ nghĩa lãng mạn (Romanticism), Chủ nghĩa tượng trưng (Symbolism), Chủ nghĩa siêu thực (Surrealism). Các tác giả thơ tượng trưng như Baudelaire, Arthur Rimbaud, Paul Verlaine,… thậm chí cả nhà thơ lãng mạn và tượng trưng Mĩ Edgar Allan Poe đã để lại dấu ấn âm nhạc khác nhau trong sáng tác của các nhà Thơ mới nói chung và của Hàn Mặc Tử nói riêng. Trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh, Hoài Chân đã khẳng định: Các nhà Thơ mới khơng nhiều thì ít, ở mức độ đậm nhạt khác nhau, đều bị ám ảnh bởi Baudelaine, người đã khơi nguồn thơ ấy [35, tr. 37]. Trong lời tựa tập thơ Những bông hoa ác, giáo sư Đỗ Đức Hiểu đã phân biệt hai “làn sóng” thơ, trong đó làn sóng thứ nhất chịu ảnh hưởng nhiều ở thơ lãng mạn, cịn làn sóng
thứ hai với các nhà thơ Xuân Diệu, Bích Khê, Hàn Mặc Tử,… chịu ảnh hưởng của thơ tượng trưng.
Chủ nghĩa siêu thực với những tên tuổi tiêu biểu như Andre Breton, L. Aragon, P. Eluard,… ra đời ở Pháp trong những thập niên đầu của thế kỉ XX trên cơ sở học thuyết trực giác của H. Bergson (1859 – 1941) và Phân tâm học của S. Freud (1856 – 1939). Chủ nghĩa siêu thực đề ra nguyên tắc thẩm mĩ: coi giấc mơ là con đường mở ra sự huyền bí lớn lao, sự tồn tại và biến đổi của giấc mơ và hiện thực thành hiện thực tuyệt đối. Brenton định nghĩa “Siêu thực là thao tác tự động
thuần túy tâm linh, qua đó con người diễn tả bằng lời nói, bằng chữ viết hoặc bằng cách này hay cách khác, các hoạt động của tư tưởng. Siêu thực là bài chính tả mà tư tưởng đọc ra, vắng mọi kiểm sốt của lí trí và ở ngồi vịng quan tâm thẩm mĩ hoặc đạo đức” (Andre Breton, Tuyên ngôn thứ nhất của Chủ nghĩa siêu thực).
Chủ nghĩa siêu thực đề cao vẻ đẹp huyền ảo thậm chí cịn khẳng định một cách cực đoan: “Cái huyền ảo ln đẹp, bất kì cái huyền ảo nào cũng đẹp, thậm
chí chỉ cái huyền ảo mới đẹp”. (Andre Breton, Tuyên ngôn thứ nhất của Chủ nghĩa siêu thực). Họ đề cao lối viết tự động nhằm giải thoát khỏi sự ràng buộc của ý
thức. Bởi theo họ, trong trạng thái mơ màng, vô thức thi sĩ thể hiện thật nhất, trọn vẹn nhất cái tơi của mình. Do đó, tác phẩm nghệ thuật là sản phẩm của giấc mơ, là một giấc mơ. Phương pháp tạo hình của Chủ nghĩa siêu thực khác với Chủ nghĩa hiện thực và lãng mạn. Trong siêu thực, có hiện tượng “nhảy cóc” của hình ảnh, hình tượng. Những hình ảnh, hình tượng rất xa nhau như suối và bài hát, ban ngày và khăn bàn… lại cùng tồn tại trong một chỉnh thể tác phẩm. Sự xuất hiện đột ngột của các hình ảnh xa nhau theo kiểu lắp ghép ngẫu nhiên đã đưa lại hiệu ứng thẩm mĩ.
Thơ mới nói chung và thơ Hàn Mặc Tử nói riêng ít nhiều ảnh hưởng nhất định bởi những quan niệm thẩm mĩ của Chủ nghĩa tượng trưng và Chủ nghĩa siêu thực.
Người nghiên cứu có thể dễ dàng nhận thấy có sự tương đồng về ý thức thân phận của nhà thơ Hàn Mặc Tử với các nhà thơ tượng trưng phương Tây ở sự bất mãn với thời cuộc, nỗi đau buồn, u uất. Hàn Mặc Tử say sưa với Baudelaire và các tác giả tượng trưng còn ở một nghệ thuật mới tinh vi và quyến rũ: sự phát hiện mối tương hợp các giác quan, những tương quan huyền bí giữa con người và vũ trụ,
giữa hương thơm và màu sắc, thế giới thơ mộng của cảnh vật và giấc mộng của con người, hệ thống biểu tượng, ở những miền bí ẩn của tâm linh chưa ai khám phá, ở âm điệu du dương của nhạc diễn tả những giai điệu chủ quan của tâm hồn nghệ sĩ. Hàn Mặc Tử cùng với nhiều nhà thơ khác trong Trường thơ Loạn và nhóm Xuân Thu nhã tập đã đổi mới phương thức trữ tình bằng cách kéo gần thơ tới âm nhạc. Thi sĩ “dùng tiếng sáo của mình, chơi những điệu mình thích”, biến nhạc thơ thành một thứ nhạc chiêu hồn, gợi lên những sắc thái tinh tế nhất của tâm trạng và những cảm niệm mơ hồ, kì lạ. Quách Tấn đã nhận thấy ngay từ tập Thơ Điên,
“Hàn Mặc Tử đã đi từ lãng mạn đến tượng trưng”.
Thơ Hàn Mặc Tử không chỉ mới ở thi tứ và ngơn từ, mà cịn mới ở cách thức giải phóng yếu tố cá nhân trong vơ thức là giấc mơ, ở sự thể hiện “vũ trụ tinh thần” bí ẩn tồn siêu nghiệm, siêu linh. Cũng như Thơ mới, từ sau năm 1936 thơ Hàn Mặc Tử bắt đầu xuất hiện những quan niệm và những biểu hiện trong sáng tác có khuynh hướng siêu thực và càng gần về cuối đời thơ của thi sĩ họ Hàn càng nhuốm màu sắc siêu thực.
Tựa tập Thơ Điên của Hàn Mặc Tử, tựa tập thơ Điêu tàn của Chế Lan Viên, tuyên ngơn thơ của nhóm Xn Thu nhã tập đã thể hiện quan niệm về sáng tác trong vô thức “mơ”, “say”, “điên”. Trong lời tựa tập Điêu tàn, Chế Lan Viên đã
viết: “Hàn Mặc Tử nói: Làm thơ tức là điên. Tôi thêm: Làm thơ là sự phi thường.
Thi sĩ khơng phải là người. Nó là Người Mơ, Người Say, Người Điên. Nó là Tiên, là Ma, là Quỷ, là Tinh, là u. Nó thốt khỏi Hiện tại. Nó xáo trộn Dĩ vãng. Nó ơm trùm Tương lai. Người ta khơng hiểu được nó vì nó nói những điều vơ nghĩa, tuy rằng những cái vơ nghĩa hợp lí”. Đây là những quan niệm gần gũi với Freud khi kiến giải hoạt động vô thức của nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuật. Cũng cần phải nói thêm về tựa tập Thơ Điên của Hàn Mặc Tử mà trong đó có bài thơ Đây thơn Vĩ
Dạ. Ở đây, “điên” khơng phải là trạng thái bệnh lí mà điên là hình thức sáng tạo,
biểu hiện bằng bề mặt ngơn từ là những hình ảnh thơ lạ, cấu trúc bài thơ có vẻ lộn xộn, nhảy cóc nhưng thực chất cả bài thơ vẫn được liên kết với nhau bằng mạch cảm xúc ngầm ẩn ở bên trong và có thể lí giải bằng đời sống tâm lí của tác giả.
Trong thơ Hàn Mặc Tử từ sau 1936 ln có sự ám ảnh của vô thức và những giấc mơ. Giấc Mộng đan xen với thế giới Thực. Trong những ảo mộng của Hàn Mặc Tử thường xuyên xuất hiện hình ảnh Hồn và Trăng. Tập Thơ Điên có 46 bài, hồn chiếm 10 bài, trăng chiếm 10 bài, nỗi buồn chiếm 10 bài, Mai Đình chiếm 4
bài, các luận đề khác chiếm 13 bài. Điều đó cho thấy trăng, hồn và nỗi buồn là những đề tài chính của thi sĩ họ Hàn trong tập thơ. Nhà nghiên cứu Trần Thanh Mại trong cuốn Hàn Mặc Tử, thân thế và thi văn (1941) đã cho rằng: “Trăng ở đây
không phải là cái trăng tượng trưng cho sự đoàn viên, sự thề nguyền của thi sĩ Đông phương. Cũng khơng phải là cái trăng huy hồng lộng lẫy chúa tể ban đêm của thi sĩ Tây phương. Trăng ở đây là lấy về phương diện ám ảnh thần bí…”.
Bài thơ Đây thơn Vĩ Dạ, cũng xuất hiện hình ảnh trăng, là một giấc mơ với
nhiều sắc thái tâm trạng của cùng một mạch cảm xúc đau thương ngầm ẩn.