Phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở theo chuẩn nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 30 - 34)

trong giai đoạn hiện nay

1.6.1. Nội dung phát triển đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở theo chuẩn nghề nghiệp

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Trung học cơ sở các quy định, yêu cầu cơ bản về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, kiến thức và kỹ năng sư phạm đối với người giáo viên Trung học cơ sở nhằm đáp ứng được mục tiêu giáo dục Trung học cơ sở.

Phát triển đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở theo quan điểm chuẩn hóa chính là việc tiếp cận phát triển nguồn nhân lực nêu trên, kết hợp việc xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí cần đạt trên cơ sở chuẩn nghề nghiệp giáo viên Trung học cơ sở đã ban hành và thực hiện đúng quy trình gắn với các chuẩn

mực. Khi sử dụng tiếp cận phát triển nguồn nhân lực theo quan điểm chuẩn hóa cho phát triển đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở cần lưu ý:

- Xác lập các chuẩn mực, quy trình liên quan đến nội dung phát triển đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở, các chuẩn về quy hoạch, tuyển dụng, bồi dưỡng, đánh giá...

- Đối chiếu các hoạt động với các chuẩn, quy trình đã xác định và tổ chức triển khai các chuẩn. Đó chính là việc chỉ ra thủ tục, quy trình thực hiện các cơng việc.

- Kiểm tra việc thực hiện và đánh giá chất lượng đã đạt được so với các chuẩn đã định: Kiểm tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ đáp ứng các tiêu chuẩn, tiêu chí đã ban hành gắn với các minh chứng cụ thể; Kiểm tra việc thực hiện quy trình, thủ tục theo đúng quy định đã công bố; Kiểm tra kết quả thơng qua các minh chứng có được, khơng chỉ theo các báo cáo.

- Thực hiện quy trình đánh giá theo chuẩn: Tự đánh giá theo tiêu chuẩn, tiêu chí thơng qua minh chứng; Đánh giá của đồng nghiệp theo tiêu chuẩn, tiêu chí thơng qua minh chứng; Đánh giá của cấp trên theo tiêu chuẩn, tiêu chí thơng qua minh chứng.

Tóm lại: Phát triển đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở theo quan điểm chuẩn hóa là tổng thể các cách thức, phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm xây dựng, hoàn thiện đội ngũ giáo viên đủ về số lượng theo tỷ lệ quy định, phù hợp về cơ cấu, đạt các tiêu chuẩn, tiêu chí trong Chuẩn nghề nghiệp giáo viên theo quy định tại Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

1.6.2. Quy trình phát triển đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở theo chuẩn nghề nghiệp (ĐNGV THCS) nghiệp (ĐNGV THCS)

Phát triển ĐNGV THCS theo chuẩn nghề nghiệp chính là: Thu hút ĐNGV THCS bám sát yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp; Đào tạo và phát triển nghề nghiệp ĐNGV THCS theo quan điểm chuẩn hóa; Duy trì ĐNGV THCS bám sát các nội dung sau:

- Xây dựng đội ngũ đảm bảo về mặt số lượng, chất lượng đội ngũ, cơ cấu, kết hợp công tác đào tạo, bồi dưỡng và tự đào tạo, tự bồi dưỡng đội ngũ, làm cho khả năng chuyên mơn, phẩm chất đạo đức, chính trị của đội ngũ đạt được các tiêu chí của các lĩnh vực trong chuẩn nghề nghiệp. Trong đó, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để đạt mức cao của chuẩn đã quy định là quan trọng nhất.

- Phát triển bền vững: tăng cường khả năng tự phát triển của cá nhân, khả năng thích ứng tình huống của hệ thống, tính ln ln mới, tính cách mạng của mỗi cá nhân và của tồn thể ….Đó chính là xây dựng đội ngũ ln luôn học hỏi, luôn luôn tiềm ẩn các yếu tố thúc đẩy, tự tìm tịi để làm mới mình, đáp ứng được các yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp.

- Tạo mối liên kết chặt chẽ, bền vững giữa “phát triển đội ngũ giáo viên THCS” với việc “sử dụng giáo viên THCS” và “môi trường hoạt động của giáo viên THCS”.

- Hoàn thiện chính sách cho giáo viên THCS phù hợp với những yêu cầu đặt ra đối với đội ngũ giáo viên THCS trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước.

Quy trình phát triển đội ngũ GVTHCS theo quan điểm phát triển nguồn nhân lực dựa trên chuẩn hóa trải qua các bước sau:

1) Quy hoạch đội ngũ giáo viên THCS theo chuẩn nghề nghiệp Nội dung quy hoạch ĐNGV THCS bao gồm:

- Đánh giá thực trạng ĐNGV trường THCS theo Chuẩn GVTHCS: Tiến hành tổng kết, đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu của ĐNGV, những cơ hội và thách thức về số lượng, chất lượng và cơ cấu, việc bố trí sử dụng, chế độ đãi ngộ, sự chuyển tiếp giữa các thế hệ, các tiêu chí, tiêu chuẩn...

- Làm tốt cơng tác Dự báo quy mô phát triển GD trường THCS và đưa ra các quan điểm, mục tiêu, phương hướng, những biện pháp phát triển và quy mô cần đạt được.

nhưng đồng thời phải chuẩn bị ĐNGV kế cận để có một đội ngũ đủ về số lượng, mạnh về chất lượng và đồng bộ về cơ cấu.

- Có kế hoạch sử dụng hợp lý ĐNGV hiện có, vì nếu sử dụng khơng hợp lý sẽ không phát huy được sức mạnh và khả năng vốn có của mỗi GV.

2) Tuyển chọn giáo viên THCS theo chuẩn nghề nghiệp

Tuyển chọn GV là việc bổ sung vào đội ngũ những GV có đủ tiêu chuẩn theo quy định, công tác tuyển chọn GV cần phải căn cứ vào nhu cầu thực tế của đơn vị, nhu cầu này có thể về số lượng, về cơ cấu hoặc chất lượng. Công tác tuyển chọn thực hiện một quy trình nhất định, cần phải đảm bảo tính khách quan gồm các khâu có liên hệ mật thiết với nhau, cần đề ra những tiêu chuẩn cụ thể và tiến hành cơng khai với các các tiêu chí ưu tiên tuyển chọn các sinh viên thủ khoa xuất sắc hoặc các GV đạt nhiều thành tích và có kinh nghiệm trong cơng tác giảng dạy.

3) Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên THCS theo quan điểm chuẩn hóa

Đào tạo được hiểu là q trình trang bị có hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo theo một kế hoạch xác định nhằm giúp người học có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng theo quy định chuẩn.

Theo đó, các cấp quản lý cần nắm chắc và dự báo chính xác sự phát triển về số lượng học sinh ở các địa phương, xây dựng được đề án về nhu cầu sử dụng GV ở từng trường, từng địa bàn và dự báo nhu cầu trong khoảng thời gian xa hơn. Từ đó xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo GV THCS; đồng thời phải căn cứ vào trình độ thực tế của ĐNGV THCS để đề ra các cơ chế, chính sách khuyến khích GV đăng ký học nâng cao trình độ đào tạo.

Bồi dưỡng giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp theo quy định của ngành học, để nâng cao trình độ chun mơn, nâng chuẩn. Bồi dưỡng GV thường xuyên và bồi dưỡng định kỳ giúp GV được cập nhật thường xuyên, vượt qua sự lạc hậu về tri thức

- Cấp quản lý tổ chức diều hành, xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ trong việc triển khai, thực hiện chuẩn nghề nghiệp có hiệu quả tại cơ sở.

- Đánh giá kết quả áp dụng và hiệu lực của chuẩn hóa

Đánh giá là đối chiếu xem GV đã đạt mức độ nào so với chuẩn về các mặt như: năng lực, phẩm chất, chuyên môn nghiệp vụ, giúp họ nhận biết những điểm mạnh, điểm yếu và tồn tại cần khắc phục, qua đó giúp GV định hướng phấn đấu trong thời gian tới.

Mục đích của kiểm tra, đánh giá là phát hiện kịp thời những sai sót trong q trình thực hiện nhiệm vụ để có những biện pháp phịng ngừa, đồng thời biểu dương những điển hình tiên tiến, những gương tốt, những kinh nghiệm hay để khuyến khích, động viên, khen thưởng kịp thời.

5) Chính sách đãi ngộ và tạo động lực làm việc cho đội ngũ giáo viên THCS - Thực hiện tốt các chế độ, chính sách đãi ngộ đối với GV THCS; huy động hết các nguồn lực để tăng cường các điều kiện đảm bảo cho nhà trường và ĐNGV phát triển.

- Tạo môi trường sư phạm lành mạnh để GV yên tâm cống hiến, rèn luyện về phẩm chất chính trị, đạo đức, chun mơn nghiệp vụ; hết lịng vì học sinh, được xã hội tơn trọng và tin tưởng

Phát triển đội ĐNGV THCS theo quan điểm chuẩn nghề nghiệp là các khâu, các nội dung nêu ở trên được gắn với các chỉ báo, chỉ số thể hiện những minh chứng về kiến thức, kỹ năng, năng lực của đối tượng mà chuẩn hướng tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)