Khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 91)

phát triển đội ngũ giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp Gíao viên Trung học cơ sở

3.3.1. Kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý quản lý

Để kiểm nghiệm tính cần thiết cũng như khả thi của các biện pháp quản lý ĐNGV được đề xuất ở trên chúng tôi tiến khảo sát bằng phiếu trưng cầu ý kiến gửi tới 840 người (64 phiếu cho cán bộ quản lý, chuyên viên Phòng Giáo dục và 776 phiếu cho giáo viên của trường THCS).

5 Phát triển ĐNGVTHCS theo chuẩn NN 3 2 4 1

Cách cho điểm: Rất cần thiết/Rất khả thi = 3 điểm;

Cần thiết/khả thi = 2 điểm; Không cần thiết/không khả thi = 1 điểm. Với cách cho điểm như trên thì điểm trung bình của các biện pháp là (3+2+1): 3 = 2,0. Qua khảo sát, kết quả thu được cụ thể như sau:

Bảng 3.1: Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp quản lý được đề xuất

NỘI DUNG BIỆN PHÁP

MỨC ĐỘ

Rất

cần thiết Cần thiết

Không

cần thiết X Thứ bậc

1. Nâng cao nhận thức cho CBQL và ĐNGVTHCS đối với công tác phát triển ĐNGV theo chuẩn nghề nghiệp

775/840 65/840 0/840 2.92 1

2. Xây dựng kế hoạch phát triển đội ĐNGVTHCS theo chuẩn nghề nghiệp

746/840 89/840 5/840 2.88 2

3. Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGVTHCS theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp

723/840 107/840 10/840 2.85 3

4. Thực hiện tốt công tác tuyển chọn, sử dụng luân chuyển ĐNGVTHCS theo chuẩn nghề nghiệp

714/840 117/840 9/840 2.84 4

5. Tăng cường, đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá ĐNGV theo chuẩn nghề nghiệp THCS

Bảng 3.2: Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp quản lý được đề xuất

NỘI DUNG BIỆN PHÁP

MỨC ĐỘ Rất khả thi Khả thi Không khả thi X Thứ bậc

1. Nâng cao nhận thức cho CBQL và ĐNGVTHCS đối với công tác phát triển ĐNGV theo chuẩn nghề nghiệp

720/840 120/840 0/840 2.86 1

2. Xây dựng kế hoạch phát triển đội ĐNGVTHCS theo chuẩn nghề nghiệp

570/840 180/840 90/840 2.57 5

3. Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGVTHCS theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp

600/840 220/840 20/840 2.69 2

4. Thực hiện tốt công tác tuyển chọn, sử dụng luân chuyển ĐNGVTHCS theo chuẩn nghề nghiệp

588/840 228/840 24/840 2.67 3

5. Tăng cường đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá ĐNGV theo chuẩn nghề nghiệp GVTHCS

580/840 218/840 42/840 2.64 4

Qua kết quả khảo sát ở bảng 3.1 và 3.2 cho ta thấy tất cả 5 biện pháp được đề xuất ở trên đều đạt điểm trung bình trên mức khá. Trong đó biện pháp 1 và 2 được cho là cần thiết nhất (2,92 và 2,88 điểm) và biện pháp 1 và 3 khả thi nhất (2,86 và 2,69 điểm); biện pháp có điểm trung bình thấp nhất cũng đạt điểm 2,69 đó là biện pháp 4 (đối với tính cần thiết) và biện pháp 2 (đối với tính khả thi) có điểm trung bình 2,57. Từ kết quả trên, có thể đưa ra kết luận tất cả cả biện pháp đề xuất của luận văn đều có tính cần thiết và tính khả thi cao.

Kết luận Chƣơng 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng của vấn đề nghiên cứu, luận văn đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên THCS thành phố Nha Trang theo CNN, tập trung vào các nội dung chính: nâng cao nhận thức cho CBQL, GV đổi với công tác phát triển đội ngũ; xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển đội ngũ; nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV; thực hiện công tác tuyển chọn, sử dụng, luân chuyển đội ngũ và tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp, đáp ứng được giả thuyết khoa học đã nêu trong luận văn, đồng thời góp phần định hướng cho công tác quản lý đội ngũ giáo viên theo hướng chuẩn hố.

Các biện pháp trên đây có mối quan hệ chặt chẽ, tác động biện chứng với nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất. Tác giả luận văn đã tiến hành khảo sát 5 biện pháp đã đề xuất đều thấy cấp thiết và có tính khả thi, phù hợp với điều kiện phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở theo chuẩn nghề nghiệp ở thành phố Nha trang.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Quản lý đội ngũ GVTHCS theo Chuẩn nghề nghiệp có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, nhằm đáp ứng những yêu cầu của đổi mới GD. Tuy nhiên hiệu quả của hoạt động quản lý GDTHCS phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng quản lý đội ngũ GVTHCS theo Chuẩn nghề nghiệp GV mà BGDĐT vừa ban hành và các cấp QLGD đang tích cực triển khai thực hiện. Khi phát triển đội ngũ GVTHCS của nhà trường cần dựa trên đặc thù của từng địa phương, từng cơ sở giáo dục mà tìm ra những biện pháp cụ thể, tuy nhiên có thể tham khảo những biện pháp do luận văn đề xuất đó là hệ thống 5 biện pháp:

1. Nâng cao nhận thức cho CBQL và ĐNGVTHCS đối với công tác phát triển ĐNGV theo chuẩn nghề nghiệp

2. Xây dựng kế hoạch phát triển đội ĐNGVTHCS theo chuẩn nghề nghiệp, phù hợp với điều kiện của thành phố

3. Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGVTHCS theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp

4. Thực hiện tốt công tác tuyển chọn, sử dụng luân chuyển ĐNGVTHCS theo chuẩn nghề nghiệp

5. Tăng cường, đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá ĐNGVTHCS theo chuẩn nghề nghiệp

Luận văn đã tập trung trình bày những cơ sở lý luận chung về quản lý, quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở theo chuẩn nghề nghiệp. Đồng thời chỉ rõ chức năng, nhiệm vụ của trường THCS, đặc điểm đội ngũ giáo viên THCS,… Phát triển đội ngũ giáo viên gắn với chuẩn nghề nghiệp GV thực chất là hiện thực hoá các nội dung và yêu cầu của 5 tiêu chuẩn, 15 tiêu chí theo Thơng tư 20/2018 của BGDĐT đối với mỗi giáo viên đang công tác tại các trường trung học cơ sở.

Qua nghiên cứu đánh giá thực trạng hoạt động quản lý phát triển đội ngũ GVTHCS thành phố Nha Trang theo chuẩn nghề nghiệp, nhận thấy: GVTHCS và CBQL đều thống nhất và thấy sự cần thiết, tầm quan trọng của việc quản lý GVTHCS theo chuẩn nghề nghiệp GVTHCS nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trung học cơ sở.

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và dựa vào kết quả khảo sát đánh giá thực trạng để thấy các hạn chế từ đó đề xuất hệ thống 5 biện pháp cho công tác phát triển đội ngũ GV THCS ở thành phố Nha Trang. Thực hiện tốt các biện pháp này sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc phấn đấu đạt chuẩn của giáo viên THCS góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của thành phố.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Ủy ban nhân dân thành phố Nha Trang

- Chỉ đạo các phòng ban liên quan và các tổ chức đồn thể phối hợp với Phịng Giáo dục & ĐT thực hiện các biện pháp, ưu tiên trong việc phát triển đội ngũ GVTHCS theo chuẩn nghề nghiệp GV có hiệu quả.

- Tăng cường đầu tư cơ sỏ vật chất, thư viện thiết bị cho các trường THCS đạt chuẩn theo hướng hiện đại. Đảm bảo xã phường nào cũng có trường THCS

- Hằng năm bố trí nguồn kinh phí đảm bảo cho cơng tác đào tạo bồi dưỡng và tham quan học tập trao đổi kinh nghiệm, nâng cao tay nghề cho GVTHCS

- Phân cấp triệt để cho Phòng Giáo dục ĐT trong việc điều động, luân chuyển bố trí GV trong nội bộ ngành để kịp thời đảm bảo số lượng, chất lượng, cơ cấu đội ngũ theo tình hình biến động của học sinh và tiết kiệm ngân sách khi phân cơng lao động hợp lý.

- Có cơ chế chính sách khuyến khích đãi ngộ thu hút giáo viên dạy giỏi, GV có nhiều cống hiến cho sự nghiệp GD của thành phố.

2.2. Đối với Phòng giáo dục và Đào tạo Nha Trang

- Xây dựng kế hoạch phát triển ĐNGVTHCS theo chuẩn NN trình thành phố phê duyệt. Tăng cường cơng tác quản lí sử dụng, đào tạo, bồi

dưỡng ĐNGV THCS Nghiên cứu và vận dụng các biện pháp do luận văn đề xuất trong công tác phát triển đội ngũ GV theo chuẩn nghề nghiệp GV trong giai đoạn hiện nay.

- Tham mưu với UBND thành phố ban hành một số chế độ chính sách ưu tiên trong việc phát triển đội ngũ GVTHCS theo chuẩn nghề nghiệp

- Phối hợp tốt với lãnh đạo Đảng ủy, UBND các xã phường thực hiên các nội dung cụ thể trong việc phát triển đội ngũ GVTHCS toàn diện về cả phẩm chất và năng lực theo chuẩn nghề nghiệp GV đối với các trường THCS trên địa bàn.

- Chỉ đạo cụ thể quy trình và cách thức đánh giá GVTHCS theo chuẩn nghề nghiệp một cách khách quan và nâng cao độ tin cậy của kết quả đánh giá.

- Thực hiện và chỉ đạo tốt công tác đào tạo bồi dưỡng GV. Liên kết với các cơ sở chất lượng để bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho GVTHCS

2.3. Đối với Hiệu trưởng các trường trực thuộc Phòng giáo dục và Đào tạo Nha Trang

- Triển khai và thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo của cấp trên để xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ GV của nhà trường theo chuẩn nghề nghiệp hiệu quả.

- Đảm bảo thông tin hai chiều, thường xuyên phản hồi về Phịng Giáo dục tình hình đội ngũ GV và mơi trường sư phạm để có hướng xử lý điều chỉnh kịp thời.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2004), Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư

Trung ương Đảng về việc xây dựng và nâng cao chất lượng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, ngày 15 tháng 6 năm 2004, Hà Nội.

2. Ban chấp hành Trung ương, Nghị quyết 29- Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Hà Nội.

3. Đặng Quốc Bảo, Đỗ Quốc Anh, Đinh Thị Kim Thoa (2007), Cẩm nang

nâng cao năng lực và phẩm chất đội ngũ giáo viên, Nxb Lý luận Chính

trị, Hà Nội.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Báo cáo phân tích số liệu đánh giá năng lực nghề nghiệp của giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học, Hà Nội.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Thông tư số 12/2009/TT- BGDĐT quy

định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường Trung học cơ sở do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, Hà Nội.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, Hà Nội.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư số 12/2011 ban hành Điều lệ

trường trung học cơ sở, trường Trung học phổ thơng có nhiều cấp học,

Hà Nội.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thơng và trường phổ thơng có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia, Ban hành kèm theo Thông tư số 47/2012/TT- BGDĐT, ngày 7/12/2012, Hà Nội.

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Thông tư số 12/2012/TT-BGDĐT ngày

03/4/2012 hướng dẫn công tác thi đua khen thưởng trong ngành giáo dục, Hà Nội.

10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT về việc ban hành tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, Hà Nội.

11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở (ban hành kèm Thông tư số 20/2018 ngày 22/8/2018), Hà Nội.

12. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ (2011), Quyết định Số 6639/QĐ- BGDĐT, ngày 29 tháng 12 năm 2011 về Phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực ngành giáo dục giai đoạn 2011-2020, Hà Nội.

13. Nguyễn Quốc Chí; Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương khoa học quản lý, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

14. Chính phủ (2018), Nghị định số 127/2018/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm

2018 của Chính phủ Qui định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục, Hà Nội.

15. Chính phủ, Chiến lược phát triển Giáo dục 2011-2020, Hà Nội.

16. Nguyễn Đức Chính (2008), Đánh giá chất lượng trong giáo dục, Khoa Sư phạm, ĐHQG Hà Nội.

17. Christian (Phạm Quỳnh Hoa dịch) (2002), Quản lý nguồn nhân lực trong khu vực Nhà nước, Nxb Chính trị Quốc gia.

18. Vũ Đình Chuẩn (2008), Phát triển đội ngũ giáo viên tin học trường trung học phổ thông theo quan điểm chuẩn hóa và xã hội hóa, Luận án

Tiến sĩ Quản lý giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia, Hà Nội.

19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Nghị quyết Hội nghị lần thứ II Ban chấp hành trung ương khóa XIII. Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội

20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011),Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ XII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

23. Harold Koontz- Cyril Odonell-Heiz Weihrich (2002), Essentials of management, (dịch giả Vũ thiếu, Mạnh Quân và Đăng Dậu), Nxb khoa

học kỹ thuật, Hà Nội.

24. Đặng Thành Hưng (2005), “Quan niệm về chuẩn và chuẩn hoá trong giáo dục”, Kỷ yếu hội thảo Viện chiến lược.

25. Trần Kiều (2003), “Chất lượng giáo dục: Thuật ngữ và quan niệm”,

Tạp chí Thơng tin Khoa học Giáo dục, (100), tr.55-57.

26. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2003), “Người giáo viên thế kỷ XXI: Sáng tạo - hiệu quả”, Tạp chí Dạy và Học ngày nay, (7), tr.35-37.

27. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2004), “Nghề và nghiệp của người giáo viên”,

Tạp chí Thơng tin Khoa học Giáo dục, (112), tr.67-69.

28. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Đức Chính (2005), Chuẩn và chuẩn hoá trong giáo dục - Những vấn đề lí luận và thực ti n, Tham luận Hội thảo

“Chuẩn và Chuẩn hoá trong giáo dục - Những vấn đề lí luận và thực tiễn”, Hà Nội.

29. Quốc Hội (2008), Luật Cán bộ Công chức năm 2008. Luật số 58/2008, Hà Nội.

30. Quốc Hội (2010), Luật Viên chức năm 2010. Luật số 58/2010, Hà Nội. 31. Quốc hội (2019), Luật Giáo dục năm 2019- Luật số: 43/2019/QH14

của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 14/6/2019,

32. Lê Khánh Tuấn (2005), Các biện pháp phát triển ĐNGV trung học cơ

sở trong giai đoạn CNH; HĐH đất nước, Luận án Tiến sĩ chuyên ngành

QLGD, Trường Đại học Sư phạm, Hà Nội.

33. Từ điển Giáo dục (2002), NXB Bách khoa, Hà Nội.

34. Thành phố Nha Trang (2016), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Nha Trang lần thứ IX, Nha Trang.

35. Viện ngôn ngữ học (2002), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng

36. White, M.E., Makkonen, R., and Stewart, K.B. (2009), “Multistate review of professional teaching standards (Issues & Answers Report”, REL 2009-No.75: Washington, D.C: U.S. Department of Education, Institute of Education Sciences, National Center for Education Evaluation and Regional Assistance, Regional Educational Laboratory West. Retrieved from http://ies.ed.gov/edlabs.

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 QUY ĐỊNH

CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THƠNG

(Ban hành kèm theo Thơng tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 08 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Chƣơng I. QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tƣợng áp dụng

1. Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông bao gồm: chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông (sau đây gọi là chuẩn nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)