Thực trạng về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên Trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 58 - 60)

2.4. Thực trạng về phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở

2.4.3. Thực trạng về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên Trung

theo chuẩn nghề nghiệp

Trong những năm qua, Phòng GD&ĐT thành phố Nha Trang phối hợp các trường THCS đã xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng GV cụ thể khoa học với nhiều biện pháp và hình thức chọn lọc, như: Tự học tự bồi dưỡng, bồi dưỡng tập trung, bồi dưỡng từ xa. Bên cạnh các hình thức trên, PGD chỉ đạo các trường THCS làm tốt công tác bồi dưỡng tại chỗ, bồi dưỡng thường xuyên lồng ghép các ngày lễ lớn, tổ chức hội thảo, sinh hoạt chuyên đề, dự giờ trao đổi kinh nghiệm của đồng nghiệp., xử lý tình huống sư phạm, đã góp phần làm chuyển biến chất lượng đội ngũ GV phát triển phù hợp với chuẩn nghề nghiệp..

Phòng GD&ĐT tổ chức cho ĐNGVTHCS học tập, quán triệt các chủ trương đường lối của Đảng và nhà nước. Đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Phối hợp với Đảng ủy các xã phường chọn cử GV tham gia học các lớp chính trị trung cấp, quản lý nhà nước, lớp đối tượng phát triển đảng viên và học tập các nghị quyết của đảng nâng cao nhận thức chính trị, quan điểm của đảng đối với sự nghiệp giáo dục.

Nội dung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp GV thường được thực hiện trong hè như: nội dung đổi mới phương pháp giảng dạy, năng lực tổ chức dạy học theo bộ môn, Ứng dụng công nghệ thông tin; sử dụng hiệu quả thiết bị đồ dùng dạy học. Sau tập huấn đều có thu hoạch, nhắc nhở và rút kinh nghiệm.

Tuy nhiên, trong công tác đào tạo, bồi dưỡng còn bộc lộ một số hạn chế nhất định: Chất lượng đào tạo chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu đổi mới,

cịn mang tính hình thực (chủ yếu có bằng cấp đạt chuẩn). Hiệu quả áp dụng bồi dưỡng trong đổi mới phương pháp dạy học chưa cao; một số tài liệu bồi dưỡng cịn mang tính lý luận; phương pháp bồi dưỡng nặng về hình thức; thiết bị dạy học phục vụ cơng tác bồi dưỡng cịn thiếu; thời gian bồi dưỡng hạn chế, sắp xếp bố trí các lớp bồi dưỡng chưa hợp lý. Công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chưa đồng bộ, một số giáo viên chưa thực sự có ý thức trong việc học tập, bồi dưỡng nên hiệu quả chưa cao.

Bảng 2.10: Tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về thực trạng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo chuẩn NN

1≤X≤ 4

TT Nội dung

Số lƣợng ngƣời cho điểm

theo từng tiêu chí Điểm TB X Thứ bậc Tốt Khá TB Yếu 4 3 2 1 1

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng bảo đảm tính khoa học, khả thi.

280/840 320/840 170/840 70/840 2.96 3

2

Đào tạo nâng cao trình độ chun mơn đạt chuẩn và trên chuẩn đáp ứng với yêu cầu giáo dục THCS.

352/840 235/840 198/840 55/840 3.05 2

3 Bồi dưỡng về lý luận chính trị 380/840 256/840 160/840 44/840 3.16 1

4

Bồi dưỡng các chuyên đề về đổi mới nội dung và phương pháp GD dạy học

250/840 300/840 200/840 90/840 2.85 4

5 Bồi dưỡng nâng cao trình độ

ngoại ngữ, tin học. 211/840 252/840 257/840

120/

840 2.66 6

6

Sử dụng các hình thức đào tạo, bồi dưỡng: tính linh hoạt, đa dạng, hợp lý

243/840 280/840 180/840 137/

840 2.75 5

Biểu đồ 2.4: Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo CNN

Kết quả khảo sát cho thấy, về nội dung thứ ba, bồi dưỡng về lý luận chính trị, chủ trương đường lối được đánh giá ở mức cao nhất (X = 3,16); đứng thứ hai là nội dung 2 về bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ (X = 3,05). Thực tế những năm qua, ngành GD&ĐT thành phố đã chú trọng làm tốt công tác bồi dưỡng ĐNGV THCS, những nội dung về đường lối và lý luận chính trị. Nhờ vậy, ĐNGV THCS thành phố những năm qua ln có bản lĩnh chính trị vững vàng, thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác giáo dục và đào tạo.

Nội dung được đánh giá mức thấp nhất là nội dung 5 Đào tạo, bồi dưỡng về ngoại ngữ, tin học (X = 2,66). Khi được hỏi, nhiều CBQL, GV cho rằng, nội dung này ít được tổ chức bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. Đây cũng là một trong những hạn chế của công tác đào tạo, bồi dưỡng GVTHCS theo chuẩn nghề nghiệp, nên cần phải có những biện pháp nỗ lực thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)