Biện pháp 3: Tổ chức hiệu quả công tác đào tạo, bồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 78 - 83)

3.2. Các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viênTHCS thành phố

3.2.3. Biện pháp 3: Tổ chức hiệu quả công tác đào tạo, bồ

giáo viên Trung học cơ sở theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp

* Ý nghĩa của biện pháp

Đây là biện pháp quan trọng hàng đầu, định hướng cho hoạt động quản lí phát triển đội ngũ và thực hiện mục đích của việc ban hành chuẩn nghề nghiệp GVTHCS của Bộg Giáo dục và Đào tạo

Việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên là vấn đề cấp bách, là yếu tố quyết định, tác động trực tiếp đến chất lượng đội ngũ giáo viên THCS. Đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực, phẩm chất của ĐNGV THCS trên địa bàn thành phố đối với các lĩnh vực: chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức, kỹ năng nhằm đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên.

* Nội dung và cách thức tiến hành biện pháp

Đào tạo và bồi dưỡng là hai quá trình tác động đến con người nhằm trang bị thêm những kiến thức, kỹ năng cho mỗi người để hoàn thiện và nâng cao kỹ năng hoạt động thực tiễn. Bồi dưỡng giáo viên phải gắn với các nội dung liên quan đến các tiêu chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS với 5 tiêu chuẩn 15 tiêu chí qui định tại Thơng tư số 20/2018 bao gồm: phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống và năng lực giảng dạy cũng như năng lực phát triển nghề nghiệp của bản thân. Đây chính là vấn đề cốt lõi để xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo trong bối cảnh đổi mới GD hiện nay. Với nội dung biện pháp nêu ra là những lĩnh vực nào đã đạt ở mức độ khá thì duy trì và phát huy, tập trung bồi dưỡng những lĩnh vực cịn hạn chế hoặc những tiêu chí mà đa số GV đạt ở mức thấp hoặc chưa đạt.

- Trước hết Phòng Giáo dục và Đào tạo phải xây dựng kế hoạch và thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng GVTHCS theo chuẩn nghề nghiệp, bao gồm kế hoạch dài hạn mang tính chiến lược và kế hoạch ngắn hạn giải quyết tính cấp thiết trước mắt của thực tiễn. Kế hoạch phải đảm bảo nội dung, phương pháp và hình thức bồi dưỡng dựa trên nhu cầu phát triển về số lượng, chất lượng GV, bao gồm: Chuẩn hóa giáo viên để đáp ứng tiêu chuẩn quy định; Đào tạo, bồi dưỡng để thay đồi và phát triển (đào tạo lại); Đào tạo, bồi dưỡng để thực hiện tốt nhiệm vụ hơn (nâng cao). Dựa vào điều tra, khảo sát, kết quả tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS mà xây dựng nội dung, hình thức tổ chức bồi dưỡng cho phù hợp.

- Nội dung bồi dưỡng và tự bồi dưỡng về kiến thức chuyên mơn tập trung vào những GV cịn hạn chế về áp dụng phương pháp giảng dạy, tin học, ngoại ngữ, sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học…..và các mặt còn tồn tại như chương 2 đã phân tích.

- Hình thức bồi dưỡng thường xun và tự bồi dưỡng là nhiệm vụ chiến lược lâu dài, biến quá trình đào tạo bồi dưỡng thành trình tự đào tạo bồi dưỡng, làm cho nhu cầu đào tạo bồi dưỡng trở thành nhu cầu tự thân của mỗi GV. Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THCS được hướng dẫn, bổ sung. Hằng năm mỗi giáo viên thực hiện chương trình bồi dưỡng 120 tiết/năm học. Giáo viên tự lựa chọn các mô đun cần bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu cá nhân và quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo về thời lượng thực hiện khối kiến thức này trong từng năm.

Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THCS được thực hiện trong năm học và thời gian bồi dưỡng hè hàng năm phù hợp với điều kiện thực tể của địa phương. Để việc tổ chức các lớp học có cùng một nội dung bồi dưỡng với nhiều đối tượng, cần phải phân loại đối tượng và lựa chọn nội dung trong chương trình bồi dưỡng cho giáo viên THCS cho phù họp, có thể phân loại theo các cách tiếp cận khác nhau: Phân loại theo mục tiêu bồi dương: bồi

dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, bồi dương năng lực, phương pháp sư phạm, bồi dưỡng thay sách, bồi dưỡng sử dụng phương tiện và thiết bị dạy học, bồi dưỡng nâng cao, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng thường xuyên, tự bồi dưỡng. Phân loại theo đối tượng bồi dưỡng: giáo viên mới ra trường, giáo viên lâu năm, giáo viên theo bộ môn và nhiệm vụ được phân công phụ trách. Phân loại theo tính chất, quy mơ: bồi dưỡng giáo viên giỏi, giáo viên cốt cán, giáo viên dạy theo phân môn, bồi dưỡng đại trà. Phân loại theo chuẩn nghề nghiệp: bồi dưỡng về lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, bồi dưỡng về lĩnh vực kiến thức, kĩ năng sư phạm. Phân loại bồi dưỡng càng cụ thể thì việc lựa chọn nội dung càng phù hợp; hình thức tổ chức bồi dưỡng sẽ phong phú, đa dạng và thu hút nhiều đối tượng tham gia.

Việc đánh giá kết quả thực hiện Chương trình bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên THCS được thực hiện hằng năm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, giúp giáo viên nâng cao năng lực, đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp.

- Bồi dưỡng tập trung là hình thức bồi dưỡng một cách có hệ thống để nâng cao trình độ cho đội ngũ GV THCS chưa được chuẩn hóa về trình độ đào tạo hay số giáo viên còn hạn chế về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm

Để triển khai các hình thức trên có hiệu quả thì phải nắm vững nội dung chương trình bồi dưỡng theo Thơng tư số 31/2011/TT- BGDĐT ngày 08/8/011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và ĐT với hình thức tổ chức phù hợp. Đổi mới phương pháp bồi dưỡng; tìm hiểu nhu cầu bồi dưỡng, kết hợp với khuyến khích động viên GVTHCS phấn đấu đạt chuẩn nghề nghiệp. Tăng cường giao lưu, tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa các trường trên địa bàn thành phố và các tỉnh bạn có điều kiện tương tự/

- Ngoài việc xây dựng kế hoạch chung cho tồn ngành, Phịng Giáo dục & ĐT còn phải tổ chức, chỉ đạo thực hiện:

+ Thành lập Hội đồng khoa học với các thành viên là CBQL và giáo viên giỏi xuất sắc để đánh giá xếp loại sáng kiến kinh nghiệm (SKKN). Đề tài

nghiên cứu khoa học, đổi mới phương pháp dạy học được nhân rộng đến các trường, nâng cao tay nghề cho GV THCS. Việc phát huy nghiên cứu, viết SKKN là cách thức tự bồi dưỡng mang lại hiệu quả cao.

+ Hàng năm xây dựng dự tốn kinh phí thực hiện kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cho toàn ngành và sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí này

+ Xây dựng củng cố phát huy mạng lưới chuyên môn cấp THCS làm nòng cốt cho các trường trong đào tạo bồi dưỡng.

+ Thực hiện tốt công tác quy hoạch ĐNGVTHCS; chủ động đáp ứng ĐNGV trước mắt và lâu dài, khắc phục tình trạng mất cân đối GV hiện nay

+ Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thư viện trường học được trang bị đầy đủ sách, báo, tài liệu tham khảo; có đầy đủ các phịng chức năng đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu bồi dưỡng của giáo viên.

+ Có kế hoạch kiểm tra, đánh giá thường xun cơng tác đào tạo, bồi dưỡng; qua đó kiểm tra trình độ thực tế của đội ngũ để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp.

+ Xây dựng nội dung bồi dưỡng đảm bảo tính thiết thực, cụ thể, bổ ích, chú trọng kỹ năng sư phạm, kiến thức chuyên ngành trực tiếp phục vụ việc đổi mới phương pháp dạy và học. Chú trọng nội dung sinh hoạt chuyên môn cần phải đi sâu thực chất, đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của giáo viên. Bên cạnh đó kết hợp với Ban tuyên giáo thành ủy quan tâm triển khai các nội dung bồi dưỡng mang tính thời sự, tính địa phương như: Nghị quyết của các cấp ủy Đảng, tình hình phát triển kinh tế - xã hội thành phố; lịch sử Đảng bộ và lịch sử truyền thống văn hóa địa phương...

+ Hàng năm tiến hành tổng kết, đánh giá để biểu dương, khen thưởng những đơn vị và cá nhân có nhiều thành tích, đồng thời tổ chức hội nghị để phổ biến, nhân rộng những cơng trình nghiên cứu có giá trị, đưa các kết quả nghiên cứu áp dụng vào thực tiễn các trường.

+ Xác định mục tiêu của công tác đào tạo, bồi dưỡng phải theo hướng cụ thể hóa, định lượng hóa và tiêu chuẩn hóa. Hiện tại giáo viên THCS đang trong giai đoạn đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục,hướng đến đổi mới chương trình, sách giáo khoa, đổi mới thi cử. Do vậy, nước mắt cần bồi dưỡng đáp ứng CNN và các kỹ năng mềm khác cho giáo viên THCS. Tạo điều kiện thuận lợi về vật chất và tinh thần cho giáo viên đạt chuẩn được tiếp tục học để nâng chuẩn.

+ Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho ĐNGV cho trường mình, đặc biệt là bồi dường, cập nhật những kĩ năng sư phạm hiện đại theo từng năm, từng học kỳ. Thường xuyên rà soát và phân loại giảo viên, trên cơ sở đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho đội ngũ. Các trường THCS là đơn vị nòng cốt trong việc tổ chức bồi dưỡng giáo viên theo hình thức cụm trường THCS, tự học cá nhân, học tập theo tổ chuyên mơn, học tập theo nhóm giáo viên….

+ Việc tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên được thể hiện qua kế hoạch cá nhân và qua các các hoạt động như: Tổ chức chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp, CBQL với các hình thức quan sát đồng nghiệp, dự giờ kiến tập; tự đọc các tài liệu liên quan đến giáo dục THCS tự học tập nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ. Khuyến khích ĐNGV tham gia các lớp đào tạo trên chuẩn để đáp ứng nhu cầu đổi mới. Kiểm tra thường xuyên việc thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng các chỉ tiêu thi đua cá nhân và tập thể gắn với việc tự học, tự bồi dưỡng của ĐNGV.

+ Hàng năm, tổ chức cho giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm, thông qua đó giáo viên phải nghiên cứu, phải học tập để áp dụng vào thực tiễn giảng dạy và giáo dục.

Tóm lại, cơng tác bồi dưỡng đào tạo phải trở thành nhu cầu tất yếu của ĐNGV THCS, mỗi cá nhân phải tự giác, tích cực tham gia nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ để đạt chuẩn theo qui định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)