2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và giáo dục đào
2.1.3. Nhận xét chung về những thuận lợi, khó khăn của điều kiện
kinh tế xã hội ảnh hưởng đến phát triển giáo dục của thành phố Nha Trang
2.1.3.1. Thuận lợi
- Thành phố Nha Trang có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, là trung tâm du lịch của cả nước nên thuận lợi trong giao lưu, trao đổi, hợp tác quốc tế trên lĩnh vực giáo dục.
- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố theo hướng: Dịch vụ - du lịch - công nghiệp dẫn tới dịch chuyển cơ cấu lao động làm cho ngành nghề phát triển đa dạng, áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ cao, tạo điều kiện cho việc phân luồng THCS và THPT đáp ứng yêu cầu lao động của thành phố.
- GDP thành phố tăng trưởng bình quân hàng năm, tăng đều, vững chắc, cùng với những chính sách xã hội phù hợp đã làm cho mức sống của người dân được cải thiện, có điều kiện học tập tốt hơn.
- Được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội nên các chương trình phát triển giáo dục đều đảm bảo tiến độ, từng bước đầu tư CSVC, thiết bị dạy học theo hướng chuẩn hóa và hiện đại.
2.1.3.2. Khó khăn
- Hình thành nhiều khu dân cư mới sẽ tạo ra sự biến động về dân số, trong khi đó đề án quy hoạch mạng lưới trường lớp đã được UBND Tỉnh phê duyệt ở một số vùng khơng cịn phù hợp.
- Công tác quản lý đô thị, vệ sinh mơi trường cịn nhiều bất cập, quản lý sử dụng đất đai chưa tốt, còn nhiều khu tái định cư và quy hoạch treo làm ảnh hưởng đến quy hoạch mạng lưới trường lớp và môi trường GD
- Một số chương trình kinh tế xã hội của thành phố triển khai thiếu đồng bộ, chưa hiệu quả. Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi chưa tốt đã làm cho một bộ phận lao động dư thừa, làm ảnh hưởng đến điều kiện học tập của một số học sinh ở các xã vùng ven thành phố.