3.2. Các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viênTHCS thành phố
3.2.4. Thực hiện tốt công tác tuyển chọn, sử dụng điều chuyển
THCS theo chuẩn nghề nghiệp
* Ý nghĩa, mục tiêu của biện pháp
Tuyển chọn đội ngũ giáo viên THCS nhằm lựa chọn được những người có đủ các tiêu chuẩn theo quy định chuẩn nghề nghiệp đối với giáo viên, mục tiêu đảm bảo về cơ cấu, đủ về sổ lượng, đáp ứng yêu cầu chất lượng.
Sử dụng, luân chuyền đội ngũ giáo viên THCS hợp lý sẽ phát huy tối đa năng lực, sở trường của từng người, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, quy tụ được sức mạnh tổng hợp thực hiện mục tiêu giáo dục của thành phố, giúp cho các nhà quản lý định hướng được việc xây dựng các chương trình hành động khác, như đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch, chế độ chính sách…..
* Nội dung và cách thực hiện biện pháp
a. Công tác tuyển chọn ĐNGV theo yêu cầu chuẩn nghề nghiệp
Trên cơ sở phân tích thực trạng cơng tác tuyển dụng ở Chương 2 luận văn, công tác tuyển dụng cần thực hiện các nội dung sau:
Thực hiện tuyển dụng phải đảm bảo đủ điều kiện qui đinh tại Nghi định số 29/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc đối với viên chức.
Duy trì hình thức tuyển dụng giáo viên kết họp hình thức xét tuyển và hình thức thi tuyến, đảm bảo ngay từ khâu tuyển dụng đã có sự sàng lọc để nâng cao chất lượng đội ngũ.
Thực hiện đảm bảo quy trình tuyển dụng: trên cơ sở biên chế được giao hàng năm, Phịng Gíao dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch tuyển dụng viên chức GV với chỉ tiêu còn thiếu, phối hợp với Phòng Nội vụ tham mưu cho UBND thành phố phê duyệt Kế hoạch tuyển dụng và ban hành quyết định thành lập Hội đồng tuyển dụng
Thực hiện quy trình tổ chức tuyển dụng, thông báo trên cổng thông tin điện tử của Phòng Giáo dục, Báo Khánh Hòa và niêm yết tại phòng:
- Kế hoạch tuyển dụng
- Tổ chức tiếp nhận hồ sơ đăng ký tuyển dụng theo đường bưu điện - Tổng hợp hồ sơ, lên danh sách đăng ký dự tuyển.
- Công bố danh sách những người đủ điều kiện thi tuyển - Công bố điểm đã dự thi
- Công bố danh sách trúng tuyển, sau khi thành phố phê duyệt - Giải quyết khiếu nại, tố cáo (nếu có)
- Ban hành Quyết định tuyển dụng và ký hợp đồng làm việc.
Công tác tuyển chọn GV hàng năm đi đôi với việc tinh giản biên chế theo qui định hiện hành của Chính phủ. Đối với GV không đáp ứng được năng lực chuyên môn, vi phạm đạo đức nhà giáo, khơng hồn thành nhiệm vụ được giao thì giải quyết cho nghỉ theo qui định
b. Bố trí, sử dụng, luân chuyển đội ngũ giáo viên
- Bố trí, sắp xếp, phân công lao động hợp lý để sử dụng có hiệu quả ĐNGV THCS theo hướng tinh gọn, khắc phục tình trạng gây lãng phí nhân lực. Việc bố trí, sắp xếp ĐNGV thuộc thầm quyền của Hiệu trưởng. Phòng Giáo đục và Đào tạo định hướng để các trường có kế hoạch bố trí, sắp xếp đội ngũ một cách hợp lý, khoa học, dân chủ phù hợp với yêu cầu của nhà trường và năng lực của mỗi người, khuyến khích GV n tâm tích cực phấn đấu hồn thành nhiệm vụ được giao.
- Thực hiện đúng theo Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT về chế độ làm việc đối với GV phổ thông và các văn bản hướng dẫn liên quan; đảm bảo cơ cấu giáo viên để thực hiện đúng mục tiêu, nội dung, chương trình và điều kiện khả năng lao động của giáo viên.
Để giải quyết tình trạng mất cân đối về cơ cấu như đã khảo sát ở Chương 2, đối với giáo viên mơn Ngữ văn và mơn Tốn cịn dư thừa, sau khi các giáo viên giảng dạy hai mơn trên nghỉ hưu thì Phịng Giáo dục và Đào tạo cân đối không tổ chức tuyển dụng giáo viên môn Ngữ Văn và mơn Tốn mà
tiếp nhận thuyên chuyển, đăng ký tuyển dụng môn Sinh, môn Nhạc, môn Tin, môn Giáo dục cơng dân. Khi sử dụng biện pháp này thì năm học 2020 - 2021 tỷ lệ giáo viên bị mất cân đối bộ môn sẽ được giải quyết.
Việc tiếp nhận thuyên chuyển GV huyện ngoài và tỉnh ngoài về thành phố với những tiêu chí cụ thể dựa trên chuẩn nghề nghiệp GV với mức độ cao hơn để có nguồn nhân lực chất lượng cao bổ sung cho các trường như ưu tiên tiếp nhận trước GV dạy giỏi cấp huyên, tỉnh….
- Đối với công tác quản lý ĐNGV của hiệu trưởng:
+ Bổ trí giáo viên có thâm niên cơng tác lâu năm, có năng lực, phẩm chất tốt giữ các vị trí tổ trưởng, tổ phó và các nhiệm vụ quan trọng khác. GV trẻ là lực lượng nịng cốt có tính năng động sáng tạo, tham gia cơng tác đồn – đội, câu lạc bộ, thể thao, văn nghệ… Kiên quyết khơng bố trí giáo viên có phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực kém đứng lớp.
+ Bố trí giáo viên phải hợp lý cơ cấu tuổi đời, tuổi nghề để có sự chuyển giao kinh nghiệm, đồng đều về năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm.
+ Trong công tác chủ nhiệm bố trí giáo viên có năng lực, tâm huyết, có khả năng thuyết phục và tổ chức quản lý lớp học làm chủ nhiệm các lớp đầu cấp và cuối cấp.
+ Cân đối hợp lý giáo viên theo chuẩn đào tạo và theo năng lực thực tế giữa các trường nhằm đảm bảo sự đồng đều giữa các trường, các xã phường về chất lượng đào tạo.
* Đồi mới cơ chế quản lý và sử dụng giáo viên
- Việc sử dụng ĐNGV vừa địi hỏi đảm bảo tính khoa học, vừa là nghệ thuật trong quan hệ ứng xử, trong phân công lao động sư phạm và đánh giá. Muốn vậy hiệu trưởng cần quan tâm bố trí, sử dụng giáo viên theo đúng chuyên ngành đào tạo, kết hợp theo dõi và phát hiện năng khiếu và khả năng về các lĩnh vực khác để khai thác tiềm lực của giáo viên đáp ứng hoạt động dạy và học trong nhà trường.
- Phịng Giáo dục cần tham mưu có những chính sách hợp lý, phù hợp với u cầu phát triển của ngành để thu hút giáo viên giỏi, giáo viên có trình độ cao; có biện pháp phát triển năng lực giáo viên, khai thác tối ưu tiềm năng của ĐNGV.
* Sử dụng kết quả phân loại giáo viên để sàng lọc đội ngũ GVTHCS
- Mục đích của việc đánh giá, xếp loại và phân loại giáo viên không chỉ dừng lại ở công tác thi đua mà còn để sàng lọc, xây dựng ĐNGV ngày càng có chất lượng hơn.
- Hàng năm, các trường thông qua kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên, lập danh sách giáo viên theo các mức độ: hoàn thành xuất sắc, tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn một số mặt cần phái bồi dưỡng thêm; chưa hoàn thành nhiệm vụ nhưng nếu được đảo tạo thi có thể đáp ứng yêu cầu; chưa hồn thành nhiệm vụ, khơng thể phát triển được. Từ kết quả phân loại, Phòng Giáo dục tổng họp và quy hoạch đào tạo theo chuẩn, định hướng các trường bố trí, sắp xếp cơng việc phù hợp hoặc giải quyết nghỉ chế độ đối với giáo viên không thể phát triển được.