2.4. Thực trạng về phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở
2.4.4. Thực trạng về duy trì và phát triển đội ngũ giáo viên
theo chuẩn nghề nghiệp
Trong những năm qua, Phòng GD&ĐT thành phố Nha Trang và các trường vẫn tiến hành đánh giá mức độ đạt chuẩn nghề nghiệp GVTHCS theo
các tiêu chuẩn và tiêu chí quy định và làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến việc phấn đấu đạt chuẩn nghề nghiệp cho GV. Thực hiện Quy trình đánh giá, xếp loại ĐNGV theo chuẩn nghề nghiệp GV THCS được quy định tại Điều 10 của Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT và nội dung công văn hướng dẫn số 4530/BGDĐT-NGCBQLGD và các văn bản hướng dẫn của Phòng GD&ĐT.
Hiệu trưởng các trường THCS tổ chức chỉ đạo thực hiện việc đánh giá, xếp loại ĐNGV theo chuẩn nghề nghiệp GVTHCS. Kết quả khảo sát cho thấy việc đánh giá, xếp loại GV theo chuẩn nghề nghiệp GVTHCS cơ bản thực hiện đúng quy trình, đảm bảo tính dân chủ; hầu hết ĐNGV các trường THCS trên địa bàn thành phố đều tận tụy với nghề, có năng lực chun mơn và phẩm chất đạo đức tốt.
Sử dụng kết quả đánh giá mức độ đạt chuẩn nghề nghiệp GVTHCS để xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng hàng năm; điều hòa chất lượng đội ngũ; chuyển đổi, sắp xếp công việc phù hợp cho những GV không đạt chuẩn.
Bảng 2.11: Tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về thực trạng kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên theo chuẩn NN
1≤X≤ 4
TT Nội dung
Số lƣợng ngƣời cho điểm
theo từng tiêu chí Điểm TB X Thứ bậc Tốt Khá TB Yếu 4 3 2 1 1
Xây dựng Kế hoạch kiểm tra, đánh giá mức độ đạt tiêu chuẩn, tiêu chí theo chuẩn nghề nghiệp GV THCS.
325/840 256/840 188/840 71/840 2.99 3
2
Việc đánh giá, xếp loại được tiến hành theo đúng quy trình đã được hướng dẫn
TT Nội dung
Số lƣợng ngƣời cho điểm
theo từng tiêu chí Điểm TB X Thứ bậc Tốt Khá TB Yếu 4 3 2 1 3
Nội dung đánh giá, xếp loại bám sát các tiêu chuẩn, tiêu chí của chuẩn nghề nghiệp GV THCS.
352/840 256/840 189/840 43/840 2
4
Phương pháp đánh giá đa dạng, khoa học, phù hợp với thực tiễn cho kết quả tin cậy
256/840 294/840 201/840 89/840 2.85 5
5
Kết quả đánh giá, xếp loại dựa trên các nguồn minh chứng, đảm bảo tính khách quan
211/840 252/840 257/840 120/840 2.66 6
6
Kết quả đánh giá, xếp loại được sử dụng để tổ chức bồi dưỡng, sử dụng; khen thưởng ĐNGV.
255/840 321/840 180/840 84/840 2.89 4
Điểm bình qn của các tiêu chí 2.94
Biểu đồ 2.5: Thực trạng kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên theo CNN
Qua kết quả phiếu trưng cầu ý kiến về công tác đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp GV với 6 nội dung nêu trên cho thấy: nội dung đánh giá ĐNGVTHCS ở 26 trường thực hiện tương đối tốt, điểm trung bình các tiêu
chí là 2,94. Kết quả khảo sát cho thấy, tiêu chí 2 được đánh giá cao nhất là đánh giá xếp loại theo đúng quy trình (X = 3,13). Khi được hỏi, nhiều CBQL, GVTHCS cho rằng, hoạt động đánh giá ĐNGVTHCS trong những năm qua có tác dụng tốt trong việc duy trì nền nếp chun mơn và thúc đẩy sự phát triển của đội ngũ. Chất lượng và trình độ đội ngũ được nâng cao cả về chuyên môn, năng lực quản lý, nghiệp vụ sư phạm và phẩm chất đạo đức.
Tuy nhiên, nhiều đánh giá, báo cáo cũng chỉ ra hạn chế công tác này của giáo dục bậc THCS thành phố Nha Trang những năm qua là một số nội dung kiểm tra, đánh giá chưa hợp lý, cách tính điểm cịn có những bất cập, mang tính hình thức, khó vận dụng. Một số CBQL và GV chưa nhận thức, quán triệt đầy đủ nội dung yêu cầu đánh giá chuẩn nghề nghiệp GV; mức độ, thái độ đánh giá cịn có biểu hiện “nương nhẹ”, tỷ lệ xuất sắc, khá chưa phản ánh đúng thực chất. Phương pháp kiểm tra đánh giá cịn mang tính hành chính, chưa linh hoạt, mềm dẻo, chưa đưa ra hướng giải quyết hiệu quả những tồn tại, khuyết điểm của GV trong các hoạt động chuyên môn gắn với các yêu cầu của các tiêu chí trong chuẩn nghề nghiệp GVTHCS đã được ban hành. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, nội dung yếu nhất của cơng tác này đó là tiêu chí 5 và 4. Tính khách quan của kết quả đánh giá, xếp loại dựa trên các nguồn minh chứng (X = 2,66) là thấp nhất. Trên thực tế, nhiều GV chưa quan tâm lưu trữ các nguồn minh chứng, đây cũng là một trong những khó khăn trong đánh giá ĐNGVTHCS theo quan điểm chuẩn hóa.
Thực tiễn những năm qua cũng cho thấy: Việc đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp GVTHCS chưa thực sự đi vào nền nếp và phát huy được tác dụng, thiếu các nguồn minh chứng. Kết quả kiểm tra, đánh giá chưa thật sát với năng lực, trình độ thực tế của GV, chưa được sử dụng làm căn cứ bồi dưỡng, sử dụng, bổ nhiệm CBQL.