3.2. Các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viênTHCS thành phố
3.2.1. Biện pháp 1: Tổ chức nhận thức cho CBQL và ĐNGVTHCS
công tác phát triển ĐNGV theo chuẩn nghề nghiệp
* Ý nghĩa của biện pháp
Qua phân tích ở trên ta thấy rằng việc quán triệt nâng cao nhận thức chuẩn nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên THCS có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó quyết định hiệu quả phát triển đội ngũ giáo viên trong các nhà trường đối với đổi mới căn bản toàn diện nền GD; cần phải định hướng nhận thức và tạo điều kiện cho nhận thức đi trước hành động
Giáo viên phải nhận thức được vai trò quan trọng của chuẩn nghề nghiệp để có thái độ hành vi đúng đắn, coi đó là một nhu cầu tất yếu để đạt chuẩn, dưới sự tổ chức thực hiện của các nhà quản lý GD
* Nội dung và cách thức tổ chức thực hiện biện pháp
- Hằng năm Phòng GD & ĐT kết hợp với Ban tuyên giáo thành ủy tổ chức lớp bồi dưỡng lý luận chính trị cho tồn thể CB, GV, CNV để phổ biến chỉ thị, nghị quyết, chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước. giúp GVTHCS nhận thức sâu sắc hơn nhiệm vụ được giao, nâng cao chất lượng cá nhân theo chuẩn nghề nghiệp, giữ gìn phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống.
- Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức tập huấn, triển khai chuẩn NN, tuyên truyền nêu rõ tầm quan trọng phấn đấu đạt chuẩn. Thông qua việc sơ kết, tổng kết, hội thảo, chuyên đề… phân tích đánh giá những bất cập yếu kém về chất lượng đội ngũ GVTHCS để chỉ đạo kịp thời theo chuẩn nghề nghiệp. Tham mưu với UBND thành phố, xây dựng qui chế phối hợp với các phòng ban, cấp ủy đảng các xã phường tập trung các nguồn lực tạo điều kiện cho GV tự học tự rèn luyện bồi dưỡng nâng cao nhận thức, phấn đấu đạt chuẩn; GV được tham gia học tập các lớp lý luận chính trị, phát triển đảng viên trong nhà trường, tạo nguồn cán bộ… . Các trường THCS được đầu tư cơ sở vật chất theo chuẩn, tạo điều kiện thực hiện các khâu trong quy trình đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp GVTHCS.
- Đối với CBQI các trường THCS phải đoàn kết, xác định xây dựng ĐNGV THCS theo chuẩn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường, tạo điều kiện để GV phát huy hết tài năng cống hiến, tránh việc cục bộ, cảm tính ảnh hưởng đến tư tưởng phấn đấu của GV. Triển khai đầy đủ nội dụng Phòng GD&ĐT tập huấn CNN đến hội đồng GV, như:
Tổ chức quán triệt cho giáo viên THCS các tiêu chuẩn, tiêu chí của chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS theo quy định; giáo viên được nhận phiếu đánh giá nhận thức đối với các yêu cầu và quy định trong chuẩn để tự đánh giá mức độ hiểu biết của bản thân và tự nhận xét xem tiêu chuẩn nào hoặc tiêu chí nào đã đạt chuẩn ở mức độ cao, lĩnh vực nào chưa đạt chuẩn hoặc mới đạt ở mức độ thấp, từ đó vạch kế hoạch phát đấu đạt chuẩn cho bản thân.
Để làm được điều đó ta có thể áp dụng nhiều biện pháp, nhiều hình thức như phổ biến chung cho toàn thể giáo viên của trường; yêu cầu nghiên cứu kỹ những tiêu chí khi đánh giá còn phân vân về nội hàm của tiêu chí. Hướng dẫn giáo viên tự đánh giá xếp loại bản thân mình theo chuẩn và yêu cầu từng cá nhân giáo viên xác định cho mình một kế hoạch phấn đấu đạt theo từng tiêu chuẩn, tiêu chí.
Khi đánh giá giáo viên theo chuẩn là quá trình thu thập các minh chứng thích hợp và đầy đủ nhằm xác định mức độ, năng lực nghề nghiệp của giáo viên, địi hỏi có sự thay đổi cơ bản trong suy nghĩ của cả giáo viên, hiệu trưởng và cán bộ quản lý giáo dục. Hiện nay bệnh thành tích trong bình xét thi đua hàng năm có thể ảnh hưởng đến công tác đánh giá GV theo chuẩn nghề nghiệp nên phải quán triệt tính khách quan, chính xác trong đánh giá dựa vào minh chứng.
Nguồn minh chứng được quy định chung cho từng tiêu chí vì vậy coi trọng công tác lưu giữ minh chứng và mọi hoạt động phải thể hiện thông qua minh chứng về mức độ đạt được các tiêu chí đã đề ra trong q trình áp dụng chuẩn nghề nghiệp GVTHCS.
Hướng dẫn giáo viên nhận biết các nguồn minh chứng lấy từ đâu, từ đó coi trọng, bảo quản các loại hồ sơ, sổ sách chuyên môn được quy định trong Điều lệ trường THCS hay Quy chế hoạt động của nhà trường.
Khi thảo luận về phương pháp đánh giá xếp loại, giáo viên phải hiểu rõ và thực hiện tốt quy trình đánh giá và tự đánh giá, vai trị của các khâu trong quy trình đánh giá đó…làm cho GV nhận thức được năng lực nghề nghiệp luôn gắn với các nội dung hoạt động nghề dạy học của mình, cần đảm bảo cho hoạt động này có kết quả.