Tăng cường, đổi mới công tác kiểm traỳ đánh giá ĐNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 86 - 90)

3.2. Các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viênTHCS thành phố

3.2.5. Tăng cường, đổi mới công tác kiểm traỳ đánh giá ĐNG

chuẩn nghề nghiệp

* Ý nghĩa của biện pháp

Công tác kiểm tra, đánh giá là một chức năng trong chu trình quản lý. Kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển ĐNGV theo các tiêu chuẩn, tiêu chí của chuẩn NNGVTHCS có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ GV, thẩm định về phẩm chất, năng lực, kỹ năng của đội ngũ. Thực hiện tốt biện pháp kiểm tra, đánh giá không những giúp đánh giá được thực chất đội ngũ GVTHCS mà kết quả đánh giá sẽ động viên khích lệ GV nỗ lực vươn lên, đồng thời giúp cơ quan quản lý đưa ra những phương hướng, biện pháp khắc phục những hạn chế yếu kém của đội ngũ, làm cơ sở xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, bố trí sử dụng GV... Biện pháp này

không chỉ định hướng cho việc thực hiện chức năng quản lí mà cịn chỉ ra cách thức thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá việc phát triển đội ngũ GVTHCS theo chuẩn nghề nghiệp.

* Nội dung và cách thức tổ chức thực hiện

Kiểm tra, đánh giá quy trình phát triển đội ngũ GV theo chuẩn nghề nghiệp GV theo tiếp cận phát triển nguồn nhân lực phải bám sát các nội dung sau:

+ Tạo mối liên kết chặt chẽ, bền vững giữa “phát triển đội ngũ giáo viên THCS” với việc “sử dụng giáo viên THCS” và “môi trường hoạt động của giáo viên THCS”.

+ Hồn thiện chính sách cho giáo viên THCS phù hợp với những yêu cầu đặt ra đối với đội ngũ giáo viên THCS trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước. Trong đánh giá phát triển đội ngũ GVTHCS theo chuẩn nghề nghiệp phải quán triệt mục đích của việc ban hành chuẩn, đặc biệt lưu ý mục đích để giáo viên THCS tự đánh giá phẩm chất, năng lực; xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện phẩm chất, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục cũng như định hướng cho việc xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên đáp ứng mục tiêu giáo dục của cấp THCS, địa phương và của ngành giáo dục.

Đồng thời bám sát 5 tiêu chuẩn và 15 tiêu chí theo quyết định ở thơng tư số 20/2018/TT-BGDĐT Chuẩn nghề nghiệp GVTHCS.

Trong công tác kiểm tra, đánh giá ĐNGV phải làm cho ĐNGV nhận thức được ý nghĩa của hoạt động kiểm tra, đánh giá. CBQL phải được bồi dưỡng kỹ năng đánh giá với thái độ công bằng, vô tư, khách quan, khoa học, tạo niềm tin cho ĐNGV, coi trọng việc mở rộng và dân chủ trong đánh giá; khuyến khích ĐNGV tự kiểm tra, đánh giá đối với bản thân.

Qua đánh giá thực trạng cho thấy cần phải đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá xếp loại ĐNGV THCS theo CNN. Thực tế, việc đánh giá còn mang

tính hình thức, thiếu tính đồng bộ, nặng về thành tích, nên hiệu quả chưa cao, nhất là việc xử lý sau kiểm tra. Để việc đánh giá mang lại hiệu quả phải đảm bảo các yêu cầu: Tìm minh chứng Xác định mức độ tiêu chí Xác định mức độ yêu cầu Xác định mức độ các lĩnh vực Xác định mức độ xếp loại chung. Cách đánh giá này sẽ đảm bảo tính khách quan, chính xác, phản ánh thực chất năng lực nghề nghiệp của giáo viên tại thời điểm đánh giá.

- Mục đích kiểm tra đánh giá phải rõ ràng, khuyến khích nhân rộng những điển hình tiên tiến, phát huy được mặt mạnh của đội ngũ giáo viên làm nịng cốt trong việc nâng cao chất lượng chun mơn của nhà trường, đồng thời phát hiện những tồn tại, yếu kém để kịp thời uốn nắn, điều chỉnh.

- Chức năng kiểm tra là “mối liên hệ ngược” trong chu trình quản lý. Vì vậy, thông qua kiểm tra, đánh giá, tạo cơ sở để mỗi giáo viên có thể tự đánh giá và tự điều chỉnh nội dung chưa hồn thiện. Đồng thời cung cấp thơng tin để lãnh đạo kịp thời điều chỉnh các quyết định quản lý cho phù hợp

- Xây dựng qui trình kiểm tra, đánh giá một cách hệ thống trên cơ sở dựa vào hành lang pháp lý như: Các quy định của các cấp quản lý về phát triển GDTHCS, Quy định về phát triển đội ngũ GVTHCS theo chuẩn nghề nghiệp; Qui chế dân chủ trường học, Qui chế nội bộ…

- Cơng tác kiểm tra, đánh giá cần có kế hoạch, phân cơng trách nhiệm rõ ràng. tiến độ thời gian thực hiện cụ thể. Có nhiều hình thức thanh tra, kiểm tra như: Thanh tra kiểm tra định kỳ, Thanh tra kiểm tra đột xuất không báo trước.

- Tổ chức hoạt động kiểm tra đánh giá thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau nhưng cần thống nhất quan điểm khơng ngừng nâng cao tính chính xác, khách quan trong đánh giá để có thể sử dụng kết quả đánh giá vào công tác phát triển đội ngũ

- Quản lý mà khơng kiểm tra thì mất chức năng quản lý, cho nên căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh những quyết định quản lý ĐNGV, đảm bảo để ĐNGV luôn vận động, phát triển đi lên theo đúng mục tiêu đã đề ra của chuẩn nghề nghiệp.

- Coi kiểm tra, đánh giá là qui định không thể thiếu được, là việc làm thường xuyên đối với từng giáo viên và hoạt động chuyên môn, trong nhà trường - Trên cơ sở kết quả kiểm tra, đánh giá phát hiện và ngăn chặn những sai phạm của ĐNGV, đồng thời nghiêm khắc phê bình, kiểm điểm, rút kinh nghiệm đối với những giáo viên vi phạm qui chế chuyên môn, thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, vi phạm đạo đức nhà giáo làm ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của nhà trường cũng như làm giảm uy tín và niềm tin đối với học sinh, phụ huynh và xã hội.

- Hiện nay cơng tác đánh giá có nhiều loại như đánh giá thi đua; đánh giá xếp loại viên chức theo mức độ hồn thành nhiệm vụ, vì vậy nên kết hợp với đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp để có độ tin cậy cao hơn; giảm bớt các quy định, thủ tục không cần thiết khi đánh giá, tránh gây áp lực cho GV.

* Các bước đánh giá giáo viên THCS theo CNN

Phòng Giáo dục & ĐT chỉ đạo các trường thực hiện đầy đủ các văn bản hướng dẫn công tác kiểm tra, đánh giá ĐNGV theo CNN. Đánh giá giáo viên theo CNN gồm 4 bước:

Bước 1: Giáo viên tự đánh giá, đây là khâu chủ yếu trong đánh giá giáo viên theo CNN. Giáo viên tự khẳng định năng lực của bản thân, tự tìm ra mặt mạnh, mặt yếu theo các yêu cầu của CNN, từ đó có kế hoạch tự bồi dưỡng, tham gia các lớp bồi dưỡng phấn đấu nâng cao năng lực chuẩn nghề nghiệp. Giáo viên có được minh chứng cụ thể để tự đánh giá, xếp loại theo mức điểm trong quy định.

Bước 2: Tổ chuyên môn và đồng nghiệp tham gia đánh giá. Tổ chuyên môn (đồng nghiệp) tham gia đánh giá thể hiện ở nhận xét, góp ý kiến (nhất trí hoặc chưa nhất trí với tự đánh giá của giáo viên). Thông thường là những góp ý trung thực, phân tích, động viên giúp đỡ giáo viên phát triển năng lực nghề nghiệp.

Sau thống nhất các ý kiến của người được đánh giá và các thành viên trong tổ rồi ghi kết quả đánh giá vào phiếu đánh giá

Bước 3: Hiệu trưởng thực hiện đánh giá. Hiệu trưởng giữ vai trò quyết định trong việc đánh giá giáo viên theo CNN. Chính vì vậy, bên cạnh phát huy tính dân chủ trong đánh giá, Hiệu trưởng còn phải tự chịu trách nhiệm trong việc đánh giá xếp loại giáo viên, đảm bảo tính chính xác, khách quan theo đúng quy định của chuẩn; từ đó, có hướng nâng cao năng lực nghề nghiệp cho ĐNGV nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.

Bước 4: Kết quả đánh giá xếp loại giáo viên theo chuẩn của Hiệu trưởng được công khai trước tập thể nhà trường; lưu kết quả và báo cáo về Phòng Giáo dục & ĐT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 86 - 90)