Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên, hướng phục hồi một số trạng thái thảm thực vật tại xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La (Trang 27 - 31)

IV. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN

4.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1. Vị trí địa lý, địa hình

* Vị trí địa lý: Xã Co Mạ là một xã trung tâm của 6 xã vùng cao của

huyện Thuận Châu, nằm ở phía Tây Bắc của huyện, cách trung tâm huyện Thuận Châu khoảng 45 km. Co Mạ thuộc xã vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn, thuộc chương trình 134, 135 của chính phủ với tổng diện tích khoảng 14.420 ha. Xã có vị trí địa lí từ 210

17’30’’ đến 210 21’30’’ vĩ độ Bắc và 1030 32’00’’ đến 1030

40’00’’ kinh Đơng. nằm ở phía Tây thành phố Sơn La (cách khoảng 70 km), phía Tây Nam thị trấn Thuận Châu (cách thị trấn Thuận Châu khoảng 20 km).

*Ranh giới:

- Phía Bắc: Giáp với xã Long Hẹ. - Phía Đơng: Giáp với xã Chiềng Bơm. - Phía Tây: Giáp với xã Mường Bám. - Phía Nam: Giáp với xã Co Tịng.

* Địa hình

Do cấu trúc địa chất phức tạp, địa hình trong khu vực nghiên cứu bị chia cắt mạnh do các dông núi phụ xen kẽ một số đỉnh núi cao đơn lẻ khá hiểm trở. Do độ chênh cao lớn (trên 1000 m) nên khu nghiên cứu có độ dốc trung bình từ 250

– 300, một số nơi có độ dốc trên 350

rất khó đi lại. Nhìn chung, địa hình ở đây thuộc loại địa hình núi cao, nhiều thung lũng sâu, sườn núi dốc.

4.1.2. Địa chất, thổ nhưỡng

Tổng diện tích tự nhiên của tồn xã khoảng 14.420 ha, cơ cấu các loại đất của xã thể hiện trong bảng 1.2

Bảng 1.2: Cơ cấu các loại đất khu vực nghiên cứu tại xã Co Mạ 2012

Stt Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu %

Tổng diện tích tự nhiên 14.715,00 100,00% 1 Đất NN 10.410,76 70,75% 1.1 Đất sản xuất NN 2.262,86 15,38% 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 2.231,24 15,16% 1.1.1.1 Đất trồng lúa 331,89 2,26% 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 1.899,35 12,91%

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 31,62 0,21%

1.2 Đất lâm nghiệp 8.143,57 55,34% 1.2.1 Đất rừng phòng hộ 4.978,27 33,83% 1.2.2 Đất rừng đặc dụng 3.165,30 21,51% 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 3,23 0,02% 1.4 Đất NN khác 1,10 0,01% 2 Đất phi NN 134,14 0,91% 3 Đất chưa sử dụng 4.170,10 28,34%

3.1 Đất đồi núi chưa sử dụng 3.855,72 26,20%

3.2 Núi đá khơng có rừng cây 314,38 2,14%

(Nguồn: Kiểm lâm huyện Thuận Châu, 6/2012)

Theo Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai năm 2009 của Ủy ban nhân dân xã Co Mạ, khu vực nghiên cứu có đặc điểm địa chất và thổ nhưỡng như sau:

- Nền địa chất của khu nghiên cứu có lịch sử kiến tạo thuộc kỷ Triat và chịu ảnh hưởng nhiều của hoạt động tạo sơn Indexin.

- Đá mẹ: Thuộc hai nhóm chính: Đá macma axit và đá biến chất với các loại chính như granit, amphibolit, đá diệp thạch, đơi chỗ cịn lẫn cả phiến thạch sét, sa thạch.

- Các loại đất chính trong khu vực nghiên cứu.

+ Đất mùn màu vàng xám trên núi cao, thành phần cơ giới nhẹ, thường ở độ cao 1600 – 1800 m. Loại đất này trong khu vực nghiên cứu chiếm diện tích nhỏ.

+ Đất feralit mùn vàng đỏ phát triển trên đá axit hoặc trên đá biến chất núi cao trung bình, thành phần cơ giới trung bình đến nhẹ, thường ở độ cao từ 700 – 1700 m.

+ Đất feralit màu xám biến đổi do trồng lúa, thành phần cơ giới trung bình. Phân bố ở quanh làng bản và trên các sườn núi có nguồn nước.

Nhìn chung, đất trong khu vực là đất thịt tới sét nhẹ, tơi xốp, có độ ẩm cao nơi cịn rừng, dễ bị khơ cứng nơi mất rừng. Thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình, kết cấu viên nhỏ; độ mùn từ trung bình đến khá. Tuy nhiên, trong điều kiện địa hình cao, độ chia cắt mạnh, độ dốc lớn, lượng mưa tập trung chủ yếu vào mùa hè đã làm tăng hiện tượng xói mịn, rửa trơi chất dinh dưỡng. Chính vì vậy, q trình thối hóa diễn ra rất nhanh khi thảm thực vật bị tàn phá.

4.1.3. Khí hậu, thủy văn

* Khí hậu

Khí hậu của khu vực nghiên cứu mang nét chung của khí hậu vùng Tây Bắc Việt Nam, thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi: Mùa hè nóng ẩm mưa nhiều; mùa đơng lạnh khơ, có sương muối và ít mưa; có sự trùng hợp mùa lạnh với mùa khô (từ tháng 10 – tháng 3 năm sau), mùa nóng với mùa mưa (từ tháng 4 – tháng 9).

- Chế độ nhiệt: Số liệu tổng hợp về chế độ nhiệt tại Trạm khí tượng

Thuận Châu được trình bày ở phụ lục 2. Nhiệt độ tối cao bình quân: 320

C Nhiệt độ tối thấp bình quân: 140

C Nhiệt độ bình quân: 190

C

Hàng năm, nhiệt độ thấp nhất xuất hiện trong tháng 1 – 3 do ảnh hưởng của gió mùa đơng bắc. Nhiệt độ tăng dần đến tháng 4 và tăng nhanh từ tháng 5 – 9, trong thời gian này khu vực chịu ảnh hưởng của gió Lào (Tây Nam) khơ hanh nên các người dân thường phát nương làm rẫy (vì đốt nương rất dễ cháy), do vậy thời gian này rất dễ xảy ra cháy rừng. Từ tháng 10 nhiệt độ giảm xuống rõ nét đến tháng 2 năm sau.

- Chế độ gió: Theo thống kê của Sở khoa học cơng nghệ và mơi trường

Sơn La [50], hướng gió thịnh hành ở khu vực nghiên cứu là hướng Đông Bắc, Tây Nam. Tốc độ gió nhẹ, trung bình là 2,7 m/s.

- Chế độ ẩm:

+ Lượng mưa trung bình hàng năm đạt 1500–1600 mm/năm. Mùa mưa trong năm chủ yếu tập trung vào tháng 6 - 8 (chiếm 70% lượng mưa cả năm), lượng mưa cao nhất vào tháng 8, thấp nhất vào tháng 12. Mưa tập trung vào các mùa canh tác nương rẫy nên càng ảnh hưởng đến xói mịn, rửa trơi đất mặt.

+ Độ ẩm khơng khí tương đối ổn định, khá thuận lợi cho sinh trưởng của thảm thực vật.

Độ ẩm tối thấp bình quân: 90% Độ ẩm tối cao bình quân: 70% Độ ẩm trung bình: 85%

- Các yếu tố cực đoan: Sương muối và sương giá xuất hiện vào cuối

mùa đông, nhiều nhất ở các thung lũng. Xuất hiện vào tháng 12 và tháng 1 hàng năm, sương muối có thể kéo dài 1- 4 ngày (có đợt kéo dài tới 11 ngày), gây thiệt hại lớn cho cây trồng và vật nuôi trong vụ đông xuân. Đôi khi xuất hiện mưa đá vào tháng 4 – 5.

Lượng mưa và sự thay đổi về nhiệt độ bình quân theo tháng thể hiện hình 1.3.

(Nguồn: Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Sơn La, 2012)

Hình 1.1: Biểu đồ phân bố lƣợng mƣa và nhiệt độ bình quân theo tháng tại khu vực xã Co Mạ

* Thủy văn

Trong khu vực nghiên cứu khơng có sơng. Chỉ có một số con suối chính như : Hua Ty, Hua Lương... có lưu lượng nước cao vào mùa mưa nhưng thường gây ra lũ qt, lũ ống do suối có độ dốc cao. Ngồi một số con suối chính nêu trên, xã Co Mạ cịn có nhiều con suối nhỏ nhiều nước trong những ngày mưa to nhưng chỉ vài ngày sau mưa thì nước cạn chỉ cịn là những rãnh nhỏ.

Tóm lại, với những dẫn liệu về điều kiện tự nhiên nêu trên, có thể thấy, xã Co Mạ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, là nhân tố thuận lợi cho cây rừng sinh trưởng, phát triển quanh năm. Nhưng mặt khác, do địa hình cao, đất dốc, lượng mưa lớn tập trung vào mùa hè nên thường xảy ra hiện tượng xói mịn, rửa trơi chất dinh dưỡng trong đất làm cho đất bị thối hóa khi rừng bị tàn phá. Đồng thời, mưa nhiều làm cuốn trơi hạt giống có trong đất hoặc hủy hoại cây non mới tái sinh, do đó làm giảm mật độ và thành phần lồi cây tái sinh. Vì vậy, trong chiến lược phục hồi rừng của địa phương, cần phải áp dụng các biện pháp lâm sinh phù hợp để rút ngắn thời gian diễn thế và nâng cao chất lượng của rừng phục hồi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên, hướng phục hồi một số trạng thái thảm thực vật tại xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La (Trang 27 - 31)