Phân bố cây tái sinh theo mặt phẳng ngang

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên, hướng phục hồi một số trạng thái thảm thực vật tại xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La (Trang 83 - 84)

Chương 1 ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CÁC DẠNG THẢM CÂY BỤI

2.4.Phân bố cây tái sinh theo mặt phẳng ngang

Sự phân bố cây tái sinh theo mặt phẳng ngang phụ thuộc vào đặc tính sinh học của cây, nguồn gieo giống tự nhiên và không gian dinh dưỡng. Do vậy, nghiên cứu cây tái sinh theo mặt phẳng ngang là cơ sở đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm thúc đẩy tái sinh tự nhiên theo hướng có lợi cho mục đích sử dụng.

Bảng 1.20. Kết quả kiểm tra phân bố cây tái sinh theo mặt phẳng ngang của các dạng thảm cây bụi

Các dạng TCB U tính So với U0,5 Phân bố

TCB thấp sau NR - 2,4 < -1,96 Cụm

TCB cao sau NR -2,0 < -1,96 Cụm

TCB cao sau KTK - 2,1 < -1,96 Cụm

TCB cao sau TRKT -2,2 < -1,96 Cụm

TCB cao sau KTC 0,18 -1,96 <U tính < 1,96 Ngẫu nhiên

Phân bố cây tái sinh tự nhiên theo mặt phẳng ngang trong 4 kiểu thảm cây bụi thấp và cao sau nương rẫy, thảm cây bụi cao sau trồng rừng không thành và thảm cây bụi cao sau khai thác kiệt có dạng phân bố cụm; thảm cây bụi cao sau khai thác chọn có dạng phân bố ngẫu nhiên.

Q trình tái sinh là một quá trình diễn ra liên tục. Theo thời gian, trong quần xã một số loài cây thành thục, ra hoa, kết trái đã bổ sung thêm nguồn hạt mới cho q trình tái sinh. Những lồi cây có tuổi thọ ngắn dần dần bị chết đi; các lồi cây ưa sáng có tầm vóc nhỏ bị đào thải do sự che bóng của các lồi cây có tầm vóc lớn hơn; trong cùng một lồi, những cá thể có sức sống yếu khơng cạnh tranh được với những cá thể có sức sống mạnh hơn cũng bị loại trừ. Chính vì thế, ln có sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần hệ để điều tiết khơng gian dinh dưỡng nên ln có sự biến đổi về hình thức phân bố của cây từ phân bố cụm đến phân bố ngẫu nhiên và cuối cùng là phân bố đều.

Thời gian tồn tại của mỗi loại hình phân bố trên tùy thuộc vào hoàn cảnh sinh thái và tác động (trực tiếp hay gián tiếp) của con người.

Những loại rừng chuyển sang phân bố ngẫu nhiên hoặc phân bố đều nếu đạt tuổi thành thục thì có thể tiến hành khai thác, điều đó đồng nghĩa với việc chất lượng rừng đã được phục hồi. Vì vậy, khi tiến hành khoanh nuôi phục hồi các thảm cây bụi, dựa trên các số liệu đã xác định về tuổi phục hồi và sự phân bố cây tái sinh theo mặt phẳng ngang để điều chỉnh khoảng cách phân bố cây tái sinh cho phù hợp với phân bố ngẫu nhiên hay phân bố đều bằng cách trồng bổ sung cây mục đích, tỉa cây tái sinh từ nơi dày sang nơi thiếu. Đây là hình thức tạo ra khơng gian dinh dưỡng hợp lý giúp các cá thể trong quần thể rút ngắn thời gian phục hồi, nâng cao chất lượng rừng phục hồi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên, hướng phục hồi một số trạng thái thảm thực vật tại xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La (Trang 83 - 84)