Chương 1 ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CÁC DẠNG THẢM CÂY BỤI
1.2. Đặc điểm của thảm cây bụi
1.2.3. Đa dạng về dạng sống thực vật
Một trong những nội dung quan trọng của việc nghiên cứu bất kì một hệ thực vật nào là phân tích phổ dạng sống. Vì dạng sống là một đặc điểm biểu hiện sự thích nghi của thực vật với điều kiện mơi trường. Cho nên, việc nghiên cứu dạng sống sẽ cho thấy mối quan hệ chặt chẽ của các dạng sống
với điều kiện tự nhiên từng vùng và biểu hiện sự tác động của các điều kiện sinh thái với từng loài thực vật.
Raunkiaer (1934) (theo Nguyễn Nghĩa Thìn, 2008) [52] đã xây dựng được một hệ thống phân loại các dạng sống bao quát và đã được rất nhiều nhà nghiên cứu thực vật áp dụng. Dựa theo thang phân loại của Raunkiaer, kết quả phân tích phổ dạng sống của hệ thực vật trong các trạng thái thảm cây bụi ở khu vực nghiên cứu được sắp xếp vào 5 dạng sống cơ bản sau:
1. Cây có chồi trên mặt đất (Phanerophytes) – Ph: Trong mùa không thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển thì chồi ngọn của cây vẫn nằm trên mặt đất khoảng 30 cm.
2. Cây có chồi sát mặt đất (Chamerophytes) – Ch: Trong mùa không thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển thì chồi ngọn của cây sẽ héo đến sát mặt đất hay trên mặt đất nhưng dưới 30 cm.
3. Cây có chồi nửa ẩn (Hemicryptophytes) – He: Trong mùa không thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển thì bộ phận trên mặt đất bị héo hết, chồi nhô ngang mặt đất.
4. Cây có chồi ẩn (Cryptophytes) – Cr: Trong mùa không thuận lợi, phần trên mặt đất chết hết, chồi mọc lên từ bộ phận nằm dưới đất.
5. Cây sống 1 năm (Therophytes) – Th: Trong mùa khơng thuận lợi, tồn bộ cơ thể bị chết đi, sự sống chỉ tồn tại trong hạt giống và bào tử, chờ mùa sinh trưởng thuận lợi sẽ mọc trở lại.
Trong nhóm cây có chồi trên mặt đất có các dạng phụ sau:
- Cây có chồi trên đất lớn và vừa (cao trên 8m) (Megaphane,rophytes và Mesophane,rophytes) – MM.
- Cây nhỏ có chồi trên đất (cao từ 2 – 8m) (Microphane,rophytes) – Mi. - Cây lùn có chồi trên đất (cao từ 0,25 – 2m) (Nanophane,rophytes) – Na. - Cây leo cuốn có chồi trên đất (Liane-phane,rophytes) – Lp.
- Cây sống nhờ và sống bám có chồi trên đất (Epiphytes-phane,rophytes) – Ep. - Cây thân thảo có chồi trên đất (Phane,rophytes-Herbaces) – Hp.
Bảng 1.14. Sự phân bố các kiểu dạng sống thực vật trong các dạng thảm cây bụi Các kiểu dạng sống TCB thấp sau NR TCB cao sau NR TCB cao sau KTK TCB cao sau TRKT TCB cao sau KTC Tính chung cho các dạng TCB Số lồi Tỷ lệ % loài Số Tỷ lệ % loài Số Tỷ lệ % Số loài Tỷ lệ % loài Số Tỷ lệ % Số loài Tỷ lệ %
1. Cây có chồi trên
mặt đất (Ph) 45 60 72 77,4 56 76,7 39 69,6 49 90,7 147 74,2
- Cây nhỡ và lớn
(MM) 1 2,2 7 9,7 4 7,1 2 5,1 24 49 28 20,1
- Cây nhỏ (Mi) 15 33,3 38 52,8 33 58,9 19 48,7 15 30,6 72 49,0 - Cây lùn (Na) 12 26,7 8 11,1 6 10,7 7 17,9 5 10,2 15 10,2 - Cây leo cuốn (Lp) 15 33,3 13 18,1 10 17,9 7 17,9 2 4,1 24 16,3 - Cây sống nhờ và
sống bám (Ep) 1 2,2 2 2,8 3 5,4 1 2,6 2 4,1 3 2,0
- Cây thân thảo
(Hp) 1 2,2 4 5,6 0 0 3 7,7 1 2 5 3,4
2. Cây có chồi sát
mặt đất (Ch) 3 4,0 1 1,1 1 1,4 3 5,4 0 0 5 2,5
3. Cây có chồi nửa
ẩn (He) 10 13,3 7 7,5 5 6,8 0 0 1 1,9 16 8,1 4. Cây có chồi ẩn (Cr) 12 16 11 11,8 10 13,7 7 12,5 4 7,4 24 12,1 5. Cây sống 1 năm (Th) 5 6,7 2 2,2 1 1,4 3 5,4 0 0 6 3,1 Tổng 75 100 93 100 73 100 52 100 54 100 198 100
Trong các dạng thảm cây bụi trên có tất cả 5 nhóm dạng sống thực vật. Trong đó, nhóm cây có chồi trên mặt đất (Ph) có số loài nhiều nhất (147 loài), chiếm 74,2% tổng số loài của hệ thực vật trong các dạng thảm cây bụi ở khu vực nghiên cứu. Các nhóm cịn lại chiếm tỷ lệ thấp hơn, dao động từ 2,5% - 12,1% tổng số lồi, cụ thể: có 5 lồi có chồi sát mặt đất (Ch), chiếm 2,5%; 16 lồi có chồi nửa ẩn (He), chiếm 8,1%; 24 lồi có chồi ẩn (Cr), chiếm 12,1%; 6 loài sống 1 năm (Th), chiếm 3,1%. Như vậy, dạng sống thực vật ở đây đã thể hiện tính chất nhiệt đới điển hình, trong đó nhóm cây có chồi trên mặt đất (Ph) đại diện cho vùng nhiệt đới chiếm ưu thế hoàn tồn so với các nhóm
dạng sống cịn lại (là những nhóm dạng sống đại diện cho các hệ thực vật vùng ôn đới, ôn đới bán hoang mạc).
Phổ dạng sống thực vật của hệ thực vật của các dạng thảm cây bụi ở khu vực nghiên cứu là:
SB = 74,2 Ph + 2,5 Ch + 8,1 He + 12,1 Cr + 3,1 Th 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Tỷ lệ (%) Ph Ch He Cr Th Nhóm dạng sống Hình 1.9. Phổ dạng sống thực vật trong các dạng thảm cây bụi
Nếu nhóm cây có chồi trên mặt đất (Ph) có nhiều loài thuộc lớp Hai lá mầm (Dicotyledones) của ngành Hạt kín (Angiospermae) thì các nhóm dạng sống cây có chồi sát mặt đất (Ch), cây có chồi nửa ẩn (He), cây chồi ẩn (Cr) và cây sống 1 năm (Th) lại phân bố nhiều ở các họ thuộc ngành Thông đất (Lycopodiophyta), ngành Dương xỉ (Polipodiophyta), ngành Hạt trần (Gymnospermae) và lớp Một lá mầm (Monocotyledones) của ngành Hạt kín (Angiospermae). Chỉ có một số ít lồi thuộc các kiểu dạng sống này ở một số họ thuộc lớp Hai lá mầm (Dicotyledones) của ngành Hạt kín (Angiospermae) như: họ Cúc (Asteraceae), họ Khoai lang (Convolvulaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Hoa môi (Lamiaceae)...
Tuy điều kiện lập địa, thời gian phục hồi của mỗi trạng thái nghiên cứu khác nhau nhưng nhóm cây có chồi trên mặt đất (Ph) trong mỗi kiểu thảm vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong mỗi nhóm dạng sống thực vật. Kiểu dạng sống cây nhỏ
có chồi trên đất (Mi) chiếm tỷ trọng lớn nhất (43,4% trong các kiểu dạng sống của nhóm Ph) chứng tỏ ở giai đoạn thảm cây bụi rất thích hợp cho các dạng cây gỗ nhỏ sinh trưởng và phát triển. Tỷ lệ các nhóm dạng sống của thảm cây bụi có sự chênh lệch rất lớn với rừng thứ sinh (hình 1.9). Tuy nhiên, sự khác nhau này không đồng đều ở đối với từng dạng thảm cây bụi (hình 1.10).
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Tỷ lệ (%) MM Mi Na Lp Ep Hp Kiểu dạng sống
Hình 1.9. Kiểu dạng sống cây chồi trên chi tiết của thảm cây bụi và rừng thứ sinh
Thảm cây bụi Rừng thứ sinh
Để thấy rõ ảnh hưởng qua lại giữa điều kiện tự nhiên với các nhóm dạng sống thực vật, chúng tơi sẽ đi sâu phân tích tính đa dạng lồi trong từng nhóm dạng sống, thể hiện khả năng thích nghi của chúng trong từng dạng thảm cây bụi.