Thảm cây bụi thấp sau nương rẫy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên, hướng phục hồi một số trạng thái thảm thực vật tại xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La (Trang 65 - 66)

Chương 1 ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CÁC DẠNG THẢM CÂY BỤI

1.2.4. Cấu trúc không gian của các dạng thảm cây bụi

1.2.4.1. Thảm cây bụi thấp sau nương rẫy

Kiểu thảm này có thời gian phục hồi 2 – 3 năm nên có cấu trúc hình thái tương đối đơn giản, có sự phân hóa thành 2 tầng chính: tầng cây bụi, cây gỗ tái sinh và thảm cỏ. Độ che phủ chung của thực vật tương đối thấp (khoảng 50%).

Tầng cây bụi có chiều cao 1 – 2 m. Tuy các lồi cây bụi có mật độ khá cao nhưng độ che phủ chỉ đạt khoảng 30%, chủ yếu là các loài cây bụi thấp và ưa sáng, thích hợp phát triển trong giai đoạn đầu của q trình phục hồi, các lồi có số lượng cá thể nhiều và độ gặp cao là: mua thường (Melastoma

normale), khổ sâm (Sophora flavescens), ké hoa vàng (Sida rhombifolia), ké hoa đào (Urena lobata), mò trắng (Clerodendrum chinensis), mâm xôi (Rubus

alceaefolius)..... Cây gỗ mọc rải rác, không tạo thành tầng riêng biệt. Mật độ

cây gỗ là 520 cây/ha, phần lớn là những lồi có kích thước nhỏ, DTB: 2,1 cm; HTB: 1,4 m. Ưu thế của cây gỗ thể hiện khá rõ ở một số loài: muối (Rhus

javanica), na rừng (Anomianthus dulcis), thẩu mật (Bridelia balansae), bùng

bục (Mallotus panculatus)...

Tầng cây thảo rất đa dạng về thành phần loài, phong phú về số lượng. Một số lồi có chiều cao từ 1 – 1,5 m như: cỏ lào (Eupatorium ordoratum) (họ Cúc – Asteraceae), cỏ tranh (Imperata cylindrica), cỏ chè vè (Miscanthus

floridulus), chít (Thysanolaena maxima), lau (Saccharum arundinaceum)...;

trong đó, cỏ tranh có mật độ lớn, với độ dày rậm Cop1. Bên cạnh đó, các lồi cây thân thảo có chiều cao từ 20 – 60 cm như: cỏ mần trầu (Eleusine indica), cỏ lá tre (Oplismenus compositus), cỏ chỉ (Eriachne chinensis)...; không thể thiếu sự góp mặt của các lồi Dương xỉ: guột (Dicranopteris ninearis), ráng tô tần (Vittaria flesuosa). Các lồi thân thảo ưa ẩm, chịu bóng thường gặp trong các trạng thái thảm thực vật rừng hồn tồn khơng gặp trong trạng thái này. Thực vật ngoại tầng khơng có dây leo thân gỗ mà chỉ gặp các loài dây leo thân thảo kích thước nhỏ: bìm bìm (Ipomoea hederifolia, lạc tiên (Passiflora

foetida), củ mài nếp (Dioscorea persimilis), bòng bong (Lygodium flexusum, L. japolicum)... Đánh giá độ dày rậm của thảm cỏ trong kiểu thảm thực vật

này từ Cop1 đến Soc.

Nhìn chung, cấu trúc của thảm cây bụi cao sau nương rẫy khá đồng nhất do thời gian bỏ hóa nương rẫy cịn ngắn nên các lồi cây gỗ ít có sự khác biệt về đường kính và chiều cao. Vả lại, trong thành phần cây gỗ chủ yếu là cây tiên phong, ưa sáng, có tốc độ sinh trưởng nhanh, điều kiện mơi trường ít phân hóa đã ảnh hưởng tới tốc độ sinh trưởng của các loài cây một cách đồng đều.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên, hướng phục hồi một số trạng thái thảm thực vật tại xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)