Thảm cây bụi cao sau nương rẫy –5 năm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên, hướng phục hồi một số trạng thái thảm thực vật tại xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La (Trang 44 - 46)

Chương 1 ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CÁC DẠNG THẢM CÂY BỤI

1.2. Đặc điểm của thảm cây bụi

1.2.2.2. Thảm cây bụi cao sau nương rẫy –5 năm

Điểm nghiên cứu có điều kiện lập địa hồn tồn giống với thảm cây bụi thấp sau nương rẫy, chỉ khác nhau về thời gian đất bị bỏ hoang. Trạng thái này có thời gian phục hồi tự nhiên khoảng 5- 6 năm, tiếp giáp bên cạnh là rừng thứ sinh nên thành phần loài trong kiểu thảm cây bụi này phong phú và đa dạng nhất so với các điểm điều tra khác với 93 loài thuộc 84 chi và 47 họ của 4 ngành thực vật bậc cao có mạch.

Hình 1.3: Thảm cây bụi cao sau nương rẫy (thời gian phục hồi 4 – 5 năm) Bảng 1.12. Số lồi thực vật bậc cao có mạch ở thảm cây bụi cao sau nương rẫy

TT Ngành Họ Chi Lồi 1 Thơng đất (Lycopodiophyta) 2 2 2 2 Dương xỉ (Polypodiophyta) 2 2 3 3 Hạt trần (Gymnospermae) 1 1 1 4 Hạt kín (Angiospermae) - Lớp Hai lá mầm (Dicotyledones) - Lớp Một lá mầm (Monocotyledones) 42 33 9 79 65 14 87 73 14 Tổng 47 84 93

Thảm cây bụi này cũng có số họ giàu lồi đứng thứ 2 so với các trạng thái khác (6 họ): họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Long não (Lauraceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Bông (Malvaceac), họ lúa (Poaceae).

Thành phần cây gỗ phong phú với 45 loài thuộc 24 họ. Ngoài những loài cây gỗ tiên phong, ưa sáng giống với kiểu thảm cây bụi thấp sau nương rẫy, ở trạng thái này cịn có thêm nhiều lồi cây gỗ tiên phong, cây có sức sinh trưởng mạnh như: thâu lĩnh sơn la (Alphonsia sonlaensis), thừng mực

lông (Wrightia tomentosa), thành ngạnh (Cratoxylum cochinchinense), thàu

táu (Antidesea sphaerosperma), bùm bụp (Mallotus apelta), duối (Streblus aspera)... và một số lồi có giá trị kinh tế như: găng lông (Randia tomemtosa), găng gai (Randia spinosa), bứa (Garcinia oblongifolia), hu đen

(Commersonia bartramia), ngát (Gironniera subaequalis), chẹo tía

(Engelhardtia colebroockeana), trám trắng (Canarium album), ...

Trong nhóm cây bụi, lồi có số lượng nhiều nhất là: ba chạc (Euodia

lepta), thẩu mật (Bridelia balansae), hu quả đỏ (Trema angustifolia), trọng đũa

(Ardisia crenata), đơn nem (Maesa perlarius)... Một số loài như: mua thường

(Melastoma normale), trinh nữ (Urena loribata), ké hoa vàng (Sida rhombifolia)

xuất hiện nhiều trong thảm cây bụi thấp sau nương rẫy giảm hẳn ở đây.

Thảm cỏ có độ che phủ khoảng 50%, thành phần cây thân thảo cũng rất đa dạng, chủ yếu thuộc về các họ sau: họ Họ lúa (Poaceae), họ Cúc (Asteraceae) như: cỏ chè vè (Miscanthus floridulus), cỏ mần trầu (Eleusine indica), cỏ chân nhện (Digitaria timorensis), cúc dại (Crepit japolica)... Bên

cạnh đó, phải kể đến các loài dây leo trong họ Củ nâu (Dioscoreaceae), họ Nhài (Oleaceae), họ Rau răm (Polygonaceae), họ Đơn nem (Myrisinaceae).

Loài ưu thế: ba chạc (Euodia lepta), thẩu mật (Bridelia balansae), thành ngạnh (Cratoxylum cochinchinense), thàu táu (Antidesesa sphaerosperma).

Như vậy, so với thảm cây bụi thấp sau nương rẫy, khi thời gian phục hồi tăng lên, thành phần loài và số lượng cây gỗ phong phú hơn nhiều. So sánh với thảm cây bụi cao sau khai thác kiệt (cùng độ tuổi phục hồi từ 5 - 6 năm) và thảm cây bụi cao sau trồng rừng không thành (tuổi phục hồi là 7 năm) thì thảm cây bụi cao sau nương rẫy có thành phần lồi phong phú và đa dạng hơn rất nhiều do có điều kiện ngoại cảnh thuận lợi cho thảm cây bụi phát triển.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên, hướng phục hồi một số trạng thái thảm thực vật tại xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)