Rừng thứ sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên, hướng phục hồi một số trạng thái thảm thực vật tại xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La (Trang 52 - 54)

Chương 1 ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CÁC DẠNG THẢM CÂY BỤI

1.2. Đặc điểm của thảm cây bụi

1.2.2.6. Rừng thứ sinh

Hình 1.7: Rừng thứ sinh (thời gian phục hồi 25 năm)

Hình 1.8: Cây pơmu (Fokienia hodginsii)

Do rừng ở đây đã phân hóa thành 3 tầng rõ rệt nên chế độ ánh sáng khơng đồng nhất đã dẫn đến sự phân hóa về thành phần thực vật. Nếu chia theo mức độ thích nghi với các chế độ ánh sáng thì ở đây có đầy đủ các nhóm sinh thái: nhóm ưa sáng tạm cư, nhóm ưa sáng có đời sống dài, nhóm trung sinh và nhóm cây chịu bóng. Tuy có số lượng lồi khơng phải là lớn nhất

trong các trạng thái đã xét ở trên nhưng ở rừng thứ sinh cây gỗ chiếm tỉ lệ cao nhất, trong khi tỉ lệ cây bụi và cỏ thấp; trong đó, khơng lồi nào chiếm ưu thế tuyệt đối. Đây là điểm khác biệt rất cơ bản giữa rừng thứ sinh và các đối tượng nghiên cứu khác.

Ở rừng thứ sinh, bên cạnh những lồi cây gỗ có kích thước lớn và có giá trị kinh tế cịn sót lại sau khai thác như: pơmu (Fokienia hodginsii)..., cịn gặp những lồi có kích thước nhỏ hoặc trung bình hay một số lồi cây thảo như: màng tang (Zanthoxylum avicenae), lá dong (Phrynium sp.), xú hương (Lansanthus syarocarpus)...

Ngồi ra, ở rừng thứ sinh cịn có nhiều giang (Dendrocalamus sp.) và rất nhiều loài phong lan: lan quế (Aerides rosea), lan kiếm xanh (Cymbidium

aloifoleum), lan đuôi cáo (Renanthera evradii), lan đuôi chồn (Thrixspermum centipeda), lan cau tím (Spatogolotis plicata),... Bên cạnh các loài dây leo thân cỏ, ở đây xuất hiện một số loài dây leo thân gỗ có kích thước khá lớn, chúng có thể bám vào những cây gỗ ở cây gỗ ở tầng 2 (thậm chí ở tầng 1): dây lơng chim (Parthenocissus landuk), dây quai ba lô (Tetrastigma

planicaule)... sự xuất hiện của những lồi này có liên quan đến các điều kiện

mơi trường (cả môi trường vô sinh và hữu sinh) đã tạo nên một sinh thái cảnh (Ecotop) đặc trưng.

*Nhận xét chung về thành phần loài của các trạng thái thảm cây bụi tái sinh tự nhiên.

Nhìn chung, các điểm nghiên cứu trên có thành phần lồi khá đa dạng và phong phú. Thông tin về thành phần thực vật trong mỗi kiểu thảm đã nói nên trạng thái và giai đoạn đang phục hồi của nó.

Điểm chung cho tất cả các trạng thái thảm thực vật nghiên cứu là cùng một điều kiện lập địa, đất bị bỏ hoang nhưng còn nguồn gieo giống.

Điểm khác biệt: Cùng với thời gian, nếu xét theo xu hướng phục hồi tự nhiên của mỗi trạng thái thì có sự khác biệt rõ ràng giữa thảm cây bụi thấp sau

nương rẫy, rừng thứ sinh với các trạng thái cịn lại vì khu vực nghiên cứu tuy khá đồng nhất về điều kiện địa lý nhưng lại phân hóa sâu sắc về mặt sinh thái. - Đối với thảm cây bụi cao sau nương rẫy: Thường có sự cư trú và chiếm lĩnh của các loài thực vật tiên phong thân cỏ. Chúng tạo nên một quần thể thực vật phong phú về số lượng lồi. Đó là những cây ưa sáng, đời sống ngắn, vòng đời của chúng thường là 1 năm một mùa hoặc vài tháng. Lớp cây cỏ chiếm ưu thế này làm nền cho các cây bụi, cây gỗ tái sinh khác phát triển.

- Đối với các trạng thái thảm cây bụi cao: Những quần hệ này thường có sự hỗn giao giữa cây tiên phong ưa sáng, có giá trị gỗ khơng cao với những lồi cây gỗ có giá trị kinh tế. Cây bụi và cây gỗ càng lớn lên thì các lồi cây thân cỏ bị loại dần do thiếu ánh sáng.

Trong khi đó, ở rừng thứ sinh, cây gỗ sinh trưởng, phát triển mạnh và chiếm ưu thế. Bên cạnh đó, ở tầng cây bụi và cây tái sinh vẫn có một số lồi cây bụi, cây gỗ nhỏ, hệ thống dây leo với mật độ không cao, xuất hiện nhiều dây leo thân gỗ. Tỷ lệ các lồi sống chịu bóng, sống bì sinh, sống nhờ và sống bám tăng mạnh. Điều này cho thấy khi các dạng thảm cây bụi trên phục hồi thành rừng thì chất lượng rừng được phục hồi cũng khơng cao. Vì vậy, cần có sức can thiệp tích cực của con người vào q trình phục hồi rừng.

Trong cùng một điều kiện lập địa nhưng mỗi trạng thái lại có sự phân bố khác nhau về thành phần loài, chứng tỏ hiện trạng thảm thực vật nói chung và thảm cây bụi nói riêng bị chi phối mạnh bởi lý tính của đất như: độ dốc, độ xói mịn, độ kết dính, độ ẩm, thành phần cơ giới đất... Ngồi ra, cịn phụ thuộc vào nguồn gieo giống xung quanh, khả năng tái sinh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên, hướng phục hồi một số trạng thái thảm thực vật tại xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)