Thảm cây bụi cao phục hồi tự nhiên sau trồng rừng không thành 7 năm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên, hướng phục hồi một số trạng thái thảm thực vật tại xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La (Trang 48 - 50)

Chương 1 ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CÁC DẠNG THẢM CÂY BỤI

1.2. Đặc điểm của thảm cây bụi

1.2.2.4. Thảm cây bụi cao phục hồi tự nhiên sau trồng rừng không thành 7 năm

Trong chương trình “Trồng mới 5 triệu ha rừng” (1999 - 2003), khu bảo tồn thiên nhiên Copia nằm trong chương trình trồng mới bằng phương pháp gieo bay. Kết quả là chỉ 20% diện tích được gieo bay thành rừng, 80% diện tích cịn lại hình thành nên thảm cây bụi (theo đánh giá của Hạt kiểm lâm huyện Thuận Châu).

Hình 1.5: Thảm cây bụi cao sau trồng rừng khơng thành (thời gian phục hồi 7 năm)

Hệ thực vật hiện nay có nhiều đặc điểm khác biệt, nổi bật nhất so với các trạng thái khác, đặc biệt là về thành phần loài của thảm tươi.

Độ che phủ của thảm tươi khoảng 90%, nhưng thành phần thực vật tạo nên thảm tươi rất nghèo nàn, hầu như chỉ có một lồi dương xỉ duy nhất là guột (Dicranopteris dochotoma) – đây là một trong những loài chỉ thị cho loại đất khơ, chua, bị rửa trơi nhiều. Ngồi ra, thỉnh thoảng gặp một vài loài dây leo của họ Thiên lý (Asclepiadaceae), họ Vang (Caesalpiniaceae), họ Khoai lang (Convolvulaceae), họ Mã tiền (Loganiaceae) như: hạt bí (Didschidia

acuminata), rau bướm (Bauhinia championii), bạc thau (Argyreia capitata), lá

ngón (Gelsemium elegans)...

Thảm cây bụi cũng được đặc trưng bởi tổ hợp các loài cây mọc phổ biến trên đất thối hóa kết hợp với cây gỗ tái sinh đang phát triển. Cây bụi vượt khỏi tầng thảm tươi của guột có mật độ nhiều nhất là sầm núi (Memecylon scutellatum).

Tuy thời gian phục hồi 7 năm nhưng thành phần cây gỗ chỉ có 21 lồi thuộc 16 họ. Cây tiên phong, ưa sáng, thích hợp với loại đất bị thối hóa nặng chiếm ưu thế trong điểm nghiên cứu. Những lồi có tần xuất gặp nhiều: thành ngạnh (Cratoxylum cochinchinense), thàu táu (Aporoda sphaerosperma), cánh kiến (Mallotus phillipensis), súm lông (Eurya acuminata), dẻ gai (Castanopsis sp.), bứa (Garcinia oblongifolia), bời lời hoa tán (Listera

umbrela), sầm núi (Memecyclon scutelatum)...

Loài ưu thế: guột (Dicranopteris dochotoma), sầm núi (Memecylon

scutellatum), thành ngạnh (Cratoxylum cochinchinense), thàu táu (Aporoda sphaerosperma), dẻ gai (Castanopsis sp.).

Nhìn chung, thảm cây bụi cao phục hồi tự nhiên sau trồng rừng không thành nghèo nàn cả về số lượng loài và số lượng cá thể trong loài. Mặc dù thời gian phục hồi lâu hơn so với thảm cây bụi cao sau nương rẫy và thảm cây bụi cao sau khai thác kiệt nhưng thành phần loài ở thản cây bụi cao sau trồng rừng không thành hạn chế hơn rất nhiều. Nguyên nhân là do cây gỗ tái sinh tự nhiên không cạnh tranh được với thảm cỏ (guột), nếu có thì sức sống khơng cao, chủ yếu là các loài cây chịu hạn. Do độ dốc của điểm nghiên cứu tương đối lớn (25-300), mặt khác trước khi tiến hành gieo bay thực bì đã bị phát quang hồn tồn nên đất bị bào mịn rửa trơi nghiêm trọng. Độ phì của đất giảm mạnh, độ kết dính của đất chặt, nhiều nơi bị bào mòn trơ sỏi đá.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên, hướng phục hồi một số trạng thái thảm thực vật tại xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)