Thảm cây bụi cao sau khai thác chọn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên, hướng phục hồi một số trạng thái thảm thực vật tại xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La (Trang 68 - 72)

Chương 1 ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CÁC DẠNG THẢM CÂY BỤI

1.2.4. Cấu trúc không gian của các dạng thảm cây bụi

1.2.4.4. Thảm cây bụi cao sau khai thác chọn

Nhìn chung, thảm cây bụi cao phục hồi tự nhiên sau trồng rừng không thành nghèo nàn cả về số lượng loài và số lượng cá thể trong loài. Tuy nhiên, với thời gian phục hồi 7 năm, cũng như các thảm cây bụi cao khác, thảm thực vật ở đây đã có sự phân hóa thành 2 tầng rõ rệt: tầng cây bụi, cây gỗ tái sinh (chiều cao trong khoảng 0,5 – 5,0 m) và thảm cỏ (chiều cao dưới 60 cm).

Tầng cây bụi, cây gỗ tái sinh có thành phần lồi nghèo nàn, chủ yếu là các lồi chịu hạn, có thời gian sống ngắn, cho gỗ không tốt như: hoắc quang (Wendlandia paniculata), thành ngạnh (Cratoxylum cochinchinense), thàu táu (Aporoda sphaerosperma), duối (Streblus aspera), dướng (Broussonetia

papyrifera), trôm lá mác (Streculia lanceolata)... Trong tầng cũng có sự phân

hóa thành 2 cấp chiều cao:

- Cấp chiều cao trên 2,0 m: Bao gồm những cây tái sinh phát triển tốt, DTB: 1,8 cm; HTB: 2,5 m; mật độ cây gỗ là 500 cây/ha. Độ tàn che của cây gỗ rất thấp (khoảng 10%).

- Cấp chiều cao 0,5 – 2,0 m: Gồm những cây bụi thấp và cây gỗ tái sinh có DTB: 1,2 cm; HTB: 1,6 m; mật độ cây gỗ tái sinh là 570 cây/ha. Các loài cây bụi thấp như: mua (Blastus cochinchinesis), sầm (Memecylon edule), vú bị (Ficus heterophyllus), đa lơng (F. hirta), đơn nem (Maesa perlarius), hu quả đỏ (Trema angustifolia)... có mật độ thấp hơn nhiều so với thảm cây bụi cao sau nương rẫy.

Đặc biệt trong kiểu thảm này là thảm cỏ được tạo nên phần lớn từ guột (Dicranopteris linearis). Số cá thể guột mọc dày đặc từ Cop3 đến Soc, khiến cho rất ít lồi có thể sinh trưởng, phát triển được. Ngồi ra cịn gặp một số loài trong Họ lúa (Poaceae), họ Cúc (Asteraceae) mọc rải rác; một số loài dây leo như: hà thủ ô trắng (Streptocaulon juventas), bìm bìm đỏ (Ipomoea

hederifolia), lá ngón (Gelsemium elegans)... mọc rải rác và phân tán với số

lượng cá thể rất ít.

1.2.4.5. Rừng thứ sinh

Hiện nay rừng đã được giao cho chính quyền và nhân dân địa phương kết hợp với cơ quan chức năng bảo vệ khá tốt. Rừng có cấu trúc khá ổn định với 4 tầng, độ che phủ chung là 90%.

Tầng trên cùng có độ che phủ khoảng 40% do tầng này trước đây bị khai thác mạnh mở ra khoảng trống trong rừng. Tầng này bao gồm những cây gỗ lớn cao từ 15 – 20 m, DTB: 35,8 cm; HTB: 16,7 m. Thành phần loài phần lớn là những cây có giá trị kinh tế và giá trị sử dụng gỗ cao, rất ít gặp trong các trạng thái thảm thực vật khác như: kẹn (Aesculus chinesis), đinh (Makhamia stipulata), nghiến (Excentrodendron tonkinense), giổi lông

(Michelia balansa), lát hoa (Chukrasia tabularis), chẹo (Engelhardtia

roxburghiana). Những lồi này thường có chiều cao dưới cành từ 10 – 15 m,

đường kính tán từ 5 – 8 m.

Tầng thứ hai có độ che phủ khoảng 70%, gồm những lồi cây gỗ có kích thước nhỏ hơn với chiều cao từ 10 – 15 m, DTB: 22,4 cm. Thành phần loài chủ yếu là các lồi chịu bóng và trưởng thành từ tầng tái sinh như: dẻ (Lithocarpus ducampi), xoan đào (Prunus arborea), ràng ràng (Ormosia

blansae), kháo vàng (Machilus bonii)... Chiều cao dưới cành của chúng

thường từ 8 – 12 m, đường kính tán từ 3 – 4 m. Các cây gỗ ở tầng này đang phát triển mạnh, chuẩn bị chiếm vị trí chính trong tán rừng.

Tầng thứ ba có độ che phủ thấp hơn các tầng trên (khoảng 30%), gồm chủ yếu là cây bụi và cây gỗ nhỏ (chiều cao dưới 8 m, đường kính phổ biến từ 6 – 10 cm, đường kính tán dao động từ 1,5 – 2,5 m). Ở tầng này, số loài cây gỗ khá phong phú, thường gặp các lồi thích nghi với điều kiện sinh thái khác nhau như: muối (Rhus javanica), ba soi (Macaranga denticulata), re trắng

(Phoebe cuneata), dạ hợp (Magnolia sp.), dọc khế (Cipadessa baccifera), găng lông (Randia tomemtosa)...

Lớp cỏ phần lớn tập trung ở độ cao từ 30 – 80 cm, chúng mọc khá thưa thớt, không tạo thành tầng liên tục. Độ nhiều của các loài thảo thường đạt từ mức Sol đến mức Sp.

Ở rừng thứ sinh phục hồi sau khai thác, các loài cây gỗ tạo ra độ che phủ lớn, ngăn cản sự chiếu sáng trực tiếp, làm tăng độ ẩm, giảm nhiệt độ trong rừng. Tầng cây bụi, cây gỗ con tái sinh kết hợp với các tầng trên đã làm hạn chế q trình xói mịn, rửa trơi và làm tăng độ phì nhiêu cho đất; ngồi ra, cây gỗ con trong tầng này còn là tiềm lực của rừng trong việc tái sinh lâu dài.

Nhận xét chung: Cấu trúc thảm cây bụi tại các điểm nghiên cứu trên

tương đối đơn giản, thường là 2 tầng chính: tầng cây gỗ tái sinh tự nhiên, cây bụi và thảm cỏ; ngồi ra, cịn có thêm tầng ngoại phiến dây leo; trong tầng

cây gỗ tái sinh tự nhiên và cây bụi có sự phân hóa theo các cấp chiều cao khác nhau, chủ yếu là tầng cây gỗ nhỡ và tầng cây bụi gỗ nhỏ và cây tái sinh. Quá trình phục hồi rừng ở đây khá nhanh, ln ln có sự thay thế ln phiên thực vật, những loài nào khơng thích nghi được sẽ bị đào thải khi độ che phủ của các tầng trên tăng lên. Khi so sánh với rừng thứ sinh, chúng tôi thấy các thảm cây bụi cao sau nương rẫy, sau khai thác kiệt và sau khai thác chọn có thể phục hồi cấu trúc phân tầng như rừng thứ sinh khi thời gian phục hồi tăng lên. Tuy nhiên, chất lượng gỗ trong các tầng cây cao sẽ không cao bằng rừng thứ sinh hiện nay.

Chƣơng 2.

KHẢ NĂNG TÁI SINH TỰ NHIÊN CỦA CÂY GỖ TRONG CÁC DẠNG THẢM CÂY BỤI

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên, hướng phục hồi một số trạng thái thảm thực vật tại xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)