Thảm cây bụi cao sau nương rẫy, thảm cây bụi cao sau khai thác kiệt,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên, hướng phục hồi một số trạng thái thảm thực vật tại xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La (Trang 86 - 88)

Chương 1 ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CÁC DẠNG THẢM CÂY BỤI

2.6.1.Thảm cây bụi cao sau nương rẫy, thảm cây bụi cao sau khai thác kiệt,

2.6. Đề xuất một số giải pháp khoanh nuôi phục hồi rừng của các trạng

2.6.1.Thảm cây bụi cao sau nương rẫy, thảm cây bụi cao sau khai thác kiệt,

thảm cây bụi cao sau khai thác chọn

Đây là 3 trạng thái thảm cây bụi cao đủ mật độ cây tái sinh có triển vọng nên ta áp dụng biện pháp khoanh nuôi phục hồi tự nhiên kết hợp với biện pháp quản lý bảo vệ khoanh nuôi.

* Khoanh nuôi phục hồi tự nhiên:

- Thiết kế khoanh ni:

+ Đơn vị thiết kế là lơ có diện tích từ 01 – 50 ha. Cần tính tốn sơ bộ về thể tích cây đứng, trữ lượng gỗ trong lô, lượng tăng trưởng hàng năm, lập kế hoạch sử dụng...

+ Nội dung thiết kế: đối tượng, vị trí, đặc điểm, các biện pháp kỹ thuật và biện pháp kinh tế xã hội, dự toán đầu tư.

Thiết kế phải do cán bộ lâm sinh chịu trách nhiệm, bản thiết kế khoanh ni phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Bàn giao thực địa: Khu khoanh nuôi phải được ghi rõ ràng ranh giới các tiểu khu, khoảnh, lơ; có hồ sơ theo dõi quản lý chặt chẽ.

* Quản lý bảo vệ khoanh nuôi:

- Bảo vệ, không chặt phá cây mẹ gieo giống, cây tái sinh mục đích. - Quản lý nghiêm ngặt các khu cực khoanh nuôi, không cho người và gia súc vào tàn phá.

+ Lập phương hướng phòng chống cháy rừng cho cả giai đoạn và từng năm.

+ Thành lập tổ, đội phòng chống cháy rừng đến tận xã, bản.

+ Thường xuyên tuần tra phát hiện lửa rừng (đặc biệt là vào mùa khô hanh), những nơi dễ sảy ra cháy cần làm chòi quan sát và đường ranh giới cản lửa.

+ Làm giảm vật liệu cháy bằng cách phát dọn thủ cơng, áp dụng chủ yếu với những diện tích rừng đã quy hoạch thiết kế đưa vào trồng rừng, diện tích trồng rừng mới, diện tích khoanh ni phục hồi tái sinh ở nơi có điều kiện. Đốt trước vật liệu cháy có điều khiển: Biện pháp này áp dụng đốt sớm trước mùa khô hanh để giảm cường độ đám cháy. Đốt trước có điều khiển địi hỏi phải thiết kế cẩn thận nhằm giảm thiểu rủi ro đảm bảo mục đích đề ra; khi đốt phải lưu ý đến điều kiện thời tiết cho phép và có lực lược canh phịng, phải lập và duyệt phương án cụ thể trước khi tiến hành.

+ Ký kết hợp đồng với nhân dân bảo vệ phòng chống cháy rừng vào 5 tháng khô hanh.

+ Kết hợp với ngành Cơng an, Qn đội và các tổ chức đồn thể trong cơng tác phịng chống cháy rừng.

Bên cạnh cơng tác phịng chống cháy rừng, cần thành lập một lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp tại cấp huyện và cấp xã, lực lượng này cần được trang bị các phương tiện chữa cháy chuyên nghiệp, tập huấn nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy rừng và diện tích khoanh ni phục hồi tái sinh.

- Về chính sách:

+ Giao đất, giao rừng cho từng đối tượng cụ thể (hiện nay vùng đệm của khu Bảo tồn thiên nhiên Copia đã được giao đất lâm nghiệp và giao rừng xong, người dân có thể tự sản xuất trên mảnh rừng được giao với thời hạn 50 năm (cấp bìa đỏ)).

+ Cần có chính sách hỗ trợ, đảm bảo điều kiện sống cho người dân sống ở vùng khoanh nuôi để họ yên tâm chăm lo bảo vệ khu vực khoanh ni nói riêng và phát triển nguồn tài nguyên rừng nói chung.

- Giải pháp về tuyên truyền, giáo dục pháp luật quản lý bảo vệ rừng và xóa bỏ dần những tập qn khơng có lợi cho công tác quản lý bảo vệ khoanh nuôi.

Tập quán phát nương làm rẫy, sử dụng gỗ trái phép để làm nhà, dùng củi đun trong sinh hoạt...ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên rừng và công tác khoanh nuôi phục hồi rừng. Vì vậy, cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về quản lý bảo vệ rừng. Tuyên truyền bằng nhiều phương pháp, hình thức khác nhau vì mỗi đối tượng trong cộng đồng dân cư có trình độ nhận thức, hiểu biết khác nhau. Nội dung tuyên truyền phải ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu, lồng ghép các chương trình, cơng tác của ngành khác để phổ biến tuyên truyền giáo dục pháp luật. Hiện nay, trên địa bàn xã đã sử dụng một số hình thức như: thơng qua đài phát thanh của xã, bản, phát tờ rơi, pa nơ, áp phích...

Khuyến khích một số gia đình có số lượng gia súc lớn xây dựng và sử dụng bếp đun từ hầm Biogas theo “Dự án khí sinh học trung ương” của huyện Thuận Châu, nếu triển khai mở rộng sẽ làm giảm nguy cơ xâm hại khu vực khoanh nuôi và tài nguyên rừng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên, hướng phục hồi một số trạng thái thảm thực vật tại xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La (Trang 86 - 88)