Thảm cây bụi cao sau khai thác chọn phục hồi 8-9 năm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên, hướng phục hồi một số trạng thái thảm thực vật tại xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La (Trang 61 - 64)

Chương 1 ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CÁC DẠNG THẢM CÂY BỤI

1.2. Đặc điểm của thảm cây bụi

1.2.3.3. Thảm cây bụi cao sau khai thác chọn phục hồi 8-9 năm

Tại điểm nghiên cứu này, chúng tơi thấy có 54 lồi, phân bố trong 3 nhóm dạng sống (Ph, He, Cr).

Nhóm cây có chồi trên đất (MM) có tỷ lệ thấp hơn trong rừng thứ sinh (có 24 lồi, tương đương với 49% số lồi trong nhóm dạng sống Ph). Trong khi đó, kiểu dạng sống cây nhỏ có chồi trên đất (Mi) và cây lùn có chồi trên đất vẫn cịn chiếm tỉ lệ tương đối cao (20 lồi, 40,8%) bởi vì trong giai đoạn phục hồi cịn rất đơng số lồi cây gỗ có kích thước nhỏ, ưa sáng, sống tạm cư như: sơn rừng (Toxicondendron succedanea), ba soi (Macaranga denticulata), màng tang (Litsea cubeba), bời lời hoa tán (L.

umbrela), ngái (Ficus hispida), nhãn rừng (Dimocapus fumatus)... Ngoài ra,

trong thảm cây bụi cao sau khai thác kiệt, các loài cây bụi ưa sáng tuy đang bị đào thải dần do độ che phủ tăng lên, nhưng chúng vẫn còn chiếm một tỷ lệ đáng kể, làm tăng tỷ lệ kiểu dạng sống cây lùn có chồi trên mặt đất (Na) (5 lồi, 10,2%). Với những đặc điểm đó, thảm cây bụi cao sau khai thác kiệt có thể coi là dạng trung gian giữa thảm cây bụi và rừng thứ sinh nên độ đa dạng về kiểu dạng sống rất lớn. Điều đó thể hiện ở chỗ, chúng vừa gần như có đủ các kiểu dạng sống ở rừng thứ sinh và thảm cây bụi nhưng quan trọng hơn là kiểu dạng sống ở đây khơng chênh lệch về số lồi như các dạng thảm cây bụi khác và rừng thứ sinh.

Do điều kiện môi trường được cải thiện tốt hơn so với các dạng thảm cây bụi khác nên trong thảm cây bụi cao sau khai thác kiệt tỷ lệ các nhóm

dạng sống cây chồi nửa ẩn (He) và cây chồi ẩn (Cr) giảm đi đáng kể, đặc biệt khơng có sự xuất hiện của cây chồi sát mặt đất (Ch) và cây sống 1 năm (Th).

1.3.2.4. Rừng thứ sinh

Rừng thứ sinh có 81 lồi, phân bố trong cả 10 kiểu dạng sống thuộc 4 nhóm. Nhóm cây có chồi trên mặt đất (Ph) chiếm tỷ lệ cao nhất (66 loài, 81,5%). Trong nhóm này, các kiểu dạng sống cây lớn và nhỡ có chồi trên mặt đất (MM) chiếm tỷ trọng rất lớn (31 lồi, 47,0%), gồm nhiều cây gỗ có chiều cao lớn và trung bình như: dẻ (Lithocarpus tlubunosa), trám trắng, đinh, sòi trắng (Sapium

sebiferum), kháo vàng (Machilus bonii), xoan đào (Prunusyt arborea)... Kiểu

dạng sống cây nhỏ có chồi trên mặt đất (Mi) cũng chiếm tỷ lệ khá cao (15 loài, 22,7%), đa số là những loài sống tạm cư ở những khoảng trống trong rừng hay hay sống ở bìa rừng như: thâu lĩnh sơn la (Alphonsia sonlaensis), hồng liên ơ rơ (Mahonia nepalensis), phèn đen (Phyllanthus reticulatus), me rừng (P. emblica), bạc lá (Croton argyratus), so đũa (Sesbania grandiflora)...., một số loài sống chịu bóng dưới tán rừng như: bứa (Garcinia oblongifolia), ba soi (Macaranga

denticulata), ngái (Ficus hispida)....

Kiểu dạng sống cây có chồi trên mặt đất sống bì sinh (Ep) cũng chiếm tỷ lệ cao nhất so với các kiểu thảm thực vật khác (10,61%). Đây là kiểu dạng sống khá phổ biến ở rừng nhiệt đới, có nhiều cây to, môi trường ẩm ướt. Trong rừng thứ sinh có các lồi sống bì sinh như: thạch tùng sóng (Huperzia

carinata), ráng tơ tần (Vittaria flesuosa), dây tơ xanh (Cassytha filiformis) và

nhiều loài phong lan.

Các nhóm dạng sống cây có chồi sát mặt đất (Ch), cây có chồi ẩn (He), cây có chồi ẩn (Cr) và cây sống 1 năm (Th) không phổ biến. Cả 4 nhóm dạng sống này chỉ có 15 lồi, chiếm 18,5%.

*Nhận xét chung về dạng sống trong dạng thảm cây bụi

Thành phần nhóm dạng sống, kiểu dạng sống giữa các dạng thảm cây bụi, giữu thảm cây bụi và rừng thứ sinh có sự khác biệt lớn. Điều này có thể

giải thích bằng sự phân hóa về điều kiện sống, dẫn đến sự phân hóa về đặc điểm sinh thái học giữa các lồi.

Kiểu dạng sống cây nhỏ có chồi trên mặt đất (Mi) chiếm tỷ lệ khá cao ở các thảm cây bụi cao (19 - 38 loài; 48,7 – 58,9 %). Kiểu dạng sống cây lớn và nhỡ có chồi trên mặt đất (MM) có tỷ lệ giảm nhanh theo mức độ thối hóa và giảm độ che phủ của thảm thực vật. Ở rừng thứ sinh và rừng non, kiểu dạng sống này có 31 và 24 lồi, chiếm 47,0% và 49%; ở các thảm cây bụi cao chỉ có 2 – 7 lồi, chiếm 5,1 – 9,7% và đến thảm cây bụi thấp chỉ cịn 1 lồi với 2,2%. Trái lại, kiểu dạng sống cây lùn có chồi trên mặt đất (Na) ở các trạng thái rừng chỉ có 5 lồi, chiếm 8,8 – 10,2%, trong khi ở các thảm cây bụi, kiểu dạng sống này có tới 6 – 12 lồi, chiếm 10,7 – 26,7%. Có hiện tượng này là do cây lùn có chồi trên mặt đất (Na) chủ yếu bao gồm các loài cây bụi, chúng có tỷ lệ khá cao trong các thảm thực vật thối hóa. Kiểu dạng sống cây có chồi trên đất thân leo cuốn (Lp) ở thảm cây bụi có số lồi khá cao (7 – 13 lồi; 7,9 – 8,1%), đặc biệt là thảm cây bụi thấp (15 lồi; 33,3%).

Các nhóm dạng sống cây có chồi sát mặt đất (Ch), cây chồi nửa ẩn (He), cây chồi ẩn (Cr) và cây sống 1 năm (Th), nhìn chung đều có xu hướng tăng tỷ lệ về số lồi theo mức độ thối hóa của thảm thực vật.

Sự biến đổi về tỷ lệ thành phần các kiểu dạng sống trong các trạng thái thảm thực vật có tính quy luật như trên được biểu diễn bằng đồ thị sau đây (với một số kiểu dạng sống điển hình).

Hình 1.10 Tỷ lệ các kiểu dạng sống trong các dạng thảm cây bụi và rừng thứ sinh 0 10 20 30 40 50 60 70 TCB thấp sau NR TCB cao sau NR TCB cao sau KTK TCB cao sau TR KT TCB cao sau KTC Rừng thứ sinh Tỷ lệ (%) MM Mi Na

Từ hình 1.10 chúng ta có thể thấy thảm cây bụi sau khai thác chọn có tỷ lệ các kiểu dạng sống điển hình gần giống với rừng thứ sinh. Đó là do dạng thảm cây bụi này được hình thành từ rừng nghèo khai thác chọn, thời gian phục hồi lâu hơn các dạng thảm cây bụi khác nên các điều kiện sinh thái thuận lợi hơn cho khả năng phục hồi rừng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên, hướng phục hồi một số trạng thái thảm thực vật tại xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La (Trang 61 - 64)