Thảm cây bụi cao phục hồi sau khai thác chọn 8-9 năm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên, hướng phục hồi một số trạng thái thảm thực vật tại xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La (Trang 50 - 52)

Chương 1 ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CÁC DẠNG THẢM CÂY BỤI

1.2. Đặc điểm của thảm cây bụi

1.2.2.5. Thảm cây bụi cao phục hồi sau khai thác chọn 8-9 năm

Thảm cây bụi cao phục hồi sau khai thác chọn ở xã Co Mạ có nguồn gốc từ rừng thứ sinh, lúc đầu bị khai thác theo phương thức chặt chọn, sau đó q trình này được lặp lại nhiều lần với cường độ cao đã dẫn đến hình thành thảm cây bụi.

Hình 1.6: Thảm cây bụi cao sau khai thác chọn (thời gian phục hồi 8 - 9 năm)

Chiếm phần lớn về số loài và số lượng là cây gỗ. Những loài cây gỗ tiên phong, ưa sáng, có thời gian sống ngắn, chất lượng gỗ khơng tốt (thành ngạnh, hoắc quang, ba soi...) giảm dần về số lượng, thay thế vào đó là các lồi ưa bóng, có giá trị kinh tế hơn: kẹn (Aesculus chinesis), hồng liên ơ rơ (Mahonia

nepalensis), bứa (Garcinia oblongifolia), ràng ràng (Ormosia blansae), sồi

trắng (Lithocarpus hemisphaerricus), tô hạp (Altingia chinensis), sau sau (Liquidambar formosana), tông dù (Toona sinesis), chay (Artocarpus

masticatus), đa búp đỏ (Ficus elastica), ngát (Gironniera subaequalis)...

Những loài cây bụi phổ biến ở thảm cây bụi thấp như: mua thường (Melastoma normale), khổ sâm (Sophora flavescens), ké hoa vàng (Sida

rhombifolia), ké hoa đào (Urena lobata), trinh nữ (Mymosoideae) hồn tồn

khơng gặp ở thảm cây bụi sau khai thác kiệt. Chỉ xuất hiện các cá thể của loài thẩu mật (Bridelia balansae), khổ sâm (Sophora flavescens), so đũa (Sesbania

grandiflora), trọng đũa (Ardisia crenata), cơm nguội (Ardisia florida)... với

Thảm tươi có độ che phủ thấp (10 – 15%), chủ yếu là vài loài cỏ như: cỏ chân nhện (Digitaria timorensis), cỏ chỉ (Digitaria timorensis), guột (Dicranopteris dochotoma)... mọc thành cụm hoặc rải rác một vài chỗ.

Thảm cây bụi sau khai thác kiệt có tổ thành phức tạp, khơng rõ ưu thế. Đó là do khi bị khai thác chọn nhiều lần, tán rừng bị vỡ, rất nhiều khoảng trống lớn được hình thành, tạo điều kiện cho nhiều loài ưa sáng phát triển mạnh. Bên cạnh đó, đất chưa bị thối hóa nhiều: độ ẩm đất và các chất dinh dưỡng bị giảm sút ít nên thành phần lồi cây gỗ khá phong phú.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên, hướng phục hồi một số trạng thái thảm thực vật tại xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La (Trang 50 - 52)