Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên, hướng phục hồi một số trạng thái thảm thực vật tại xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La (Trang 31 - 36)

IV. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN

4.2. Điều kiện kinh tế xã hội

4.2.1. Dân số, dân tộc, lao động

Theo Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng 9 tháng đầu năm 2012 của Ủy ban nhân dân xã Co Mạ, tồn xã có 5 605 người sinh sống trong 22 bản với 2 803 nhân khẩu. Như vậy, số nhân khẩu bình quân trong hộ là 6,1 người/hộ. Mật độ dân số trung bình khoảng 25 người/km2, tuy nhiên dân số phân bố không đều mà tập trung ở nơi có nước sinh hoạt và có đất phục vụ nơng nghiệp. Do tốc độ gia tăng dân số cịn khá cao (1,85%), tình trạng khơng có hoặc thiếu việc làm vẫn là vấn đề bức xúc cần được tập trung giải quyết.

Bảng 1.3 Các dân tộc trên địa bàn xã phân bố nhƣ sau

Thành phần dân tộc Thái H’mông Kháng Khơ Mú DT Khác

55 34 8 2 1

Lao động chính chiếm 39,9% nhân khẩu, trong khi diện tích đất canh tác chỉ chiếm 10,8% tổng diện tích đất tự nhiên. Điều này phần nào cho thấy nguồn lao động ở đây còn rất dồi dào và dư thừa. Đây là điều kiện thuận lợi để tổ chức họ tham gia làm nghề rừng, bảo vệ và xúc tiến tái sinh rừng. bảng 1.3.

Bảng 1.4: Dân số lao động xã Co Mạ

Tên xã Số

thôn Số hộ Nhân khẩu Lao động

Nam Nữ Tổng Nam Nữ Tổng

Co Mạ 22 918 2.902 2.703 5.605 1.600 1.203 2.803

Bản Co Mạ 66 183 175 358 128 107 235

Bản Hua Lương 31 99 91 190 56 47 103

(Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh tế xã hội xã Co Mạ năm 2012)

4.2.2. Sản xuất, đời sống

Canh tác nương rẫy là chính, với phương thức quảng canh, chưa thâm canh - đây là nguyên nhân của tình trạng xâm phạm làm mất đi nhiều diện tích rừng. Kỹ thuật chọc lỗ bỏ hạt, cuốc hố bỏ hạt; để cây phát triển tự nhiên dựa vào độ phì có sẵn của đất, ít sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu giúp nâng cao năng suất cây trồng. Không làm chủ mùa vụ, sản xuất bấp bênh, thiếu ổn định. Trồng cây công nghiệp, kinh tế đồi rừng hạn chế. Chăn nuôi gia súc, gia cầm ở qui mơ gia đình. Nhìn chung, kinh tế chậm phát triển, mang tính tự cung, tự cấp.

Thu nhập lương thực bình quân đầu người 180 kg/người/năm; trong đó, thóc chiếm 50%, cịn lại là các cây lương thực khác. Tỉ lệ hộ đói nghèo trong xã cao, hàng năm số hộ thiếu ăn 3 - 4 tháng chiếm tới 40%. Đây là ảnh hưởng bất lợi của nhân tố con người đến phục hồi rừng.

4.2.3. Y tế, giáo dục

Y tế: Trên địa bàn xã có 1 phịng khám đa khoa với quy mơ 20 giường

bệnh và 1 trạm y tế xã với 5 giường bệnh. Trong năm qua, xã đã triển khai tốt các chương trình y tế quốc gia như tiêm chủng mở rộng (bại liệt, ho gà, uốn ván, lao...) cho trẻ em dưới 1 tuổi. Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình cũng được quan tâm, đặc biệt là chiến dịch “Sức khỏe sinh sản” đã được triển khai tốt trong tồn xã. Tuy nhiên, cơng tác y tế của xã cịn gặp nhiều khó khăn: Cơ sở vật chất trang thiết bị thiếu thốn, chưa đồng bộ và đang trong tình trạng xuống cấp. Chất lượng cán bộ y tế cịn hạn chế, chưa có cán bộ có trình độ chun khoa, chun ngành cao. Do vậy, tỷ lệ tử vong của trẻ em trên địa bàn xã còn tương đối cao dẫn đến tư tưởng “sinh bù, sinh dự phòng”. Đây là một trong những nguyên nhân của tình trạng gia tăng dân số nhanh - một mối đe dọa đến thảm cây bụi và rừng trong khu vực.

Giáo dục: Cơng tác giáo dục cịn gặp những khó khăn nhất định như:

Số lượng giáo viên thiếu; cơ sở trang thiết bị, đồ dùng giảng dạy tuy đã có sự đầu tư song vẫn còn nhiều hạn chế; nhiều phòng học tạm và đang xuống cấp không đáp ứng được yêu cầu của ngành. Xã hội hóa cơng tác giáo dục vẫn cịn chưa sâu rộng, vẫn còn nhiều trẻ em trong độ tuổi đi học chưa được đến trường. Sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường cịn chưa chặt chẽ. Việc đào tạo ngành nghề chưa được quan tâm. Đa số thanh niên có học vấn tiểu học và trung học cơ sở, số người tốt nghiệp phổ thông trung học ít, người có trình độ đại học hiếm. Trình độ dân trí thấp nên kiến thức về các quy định của pháp luật về quản lý bảo vệ rừng rất hạn chế, do vậy, họ vẫn xâm hại trái phép tài nguyên rừng làm cho diện tích rừng nghèo, thảm cây bụi và thảm cỏ ngày càng tăng lên. Theo thống kê của Hạt kiểm lâm huyện Thuận Châu, trong số các vụ vi phạm lâm luật bị bắt giữ và xử lý trong giai đoạn 2005 – 2012, có đến 67% đối tượng vi phạm là người mù chữ hoặc ít hiểu biết quy định của pháp luật về quản lý bảo vệ rừng.

4.2.4. Phong tục và tín ngưỡng

Các dân tộc thiểu số ở đây đã tồn tại một hình thức quản lý bảo vệ “rừng thiêng”, “rừng ma” dựa vào phong tục và tín ngưỡng. Đặc biệt, đối với cộng đồng dân tộc Thái, rừng có một vị trí vơ cùng quan trọng trong đời sống và tâm linh. Những khu rừng thiêng còn là những khu rừng để cúng lễ (đông

xên), rừng nghĩa địa là nơi chôn cất những người quá cố (đông pá heo), rừng

thiêng chỉ để thờ cúng (đông căm)... Người Thái trên địa bàn huyện Thuận Châu nói chung và trên địa bàn xã Co Mạ nói riêng chủ yếu sống bằng canh tác nương rẫy và làm lúa nước, “kin khảu nha lưm xia na, kin pa nha lưm xia

huổi” có nghĩa là “ăn cơm đừng quên ruộng, ăn cá đừng quên suối đầu

nguồn”. Rừng trong tâm thức người Thái như trái tim của cộng đồng, thể hiện những quy ước, luật tục, những giá trị văn hóa truyền thống được tơn thờ, được sùng kính. Những khu rừng thiêng phải ở đầu bản, khu rừng này không được tác động, ý thức này đã được trở thành luật tục và rất kiêng kị, mọi công dân trong cộng đồng đều tự giác tuân thủ, chấp hành.

Những khu rừng thiêng của dân tộc Thái và cộng đồng dân tộc thiểu số khác tuy có mang những yếu tố huyền bí, tâm linh nhưng đằng sau sự thần thánh hóa ấy là lối sống biết trân trọng và bảo vệ rừng đã cụ thể bằng những luật tục bất di, bất dịch từ ngàn đời. Tuy nhiên, diện tích của những khu rừng thiêng này chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với toàn thảm thực vật ở khu vực nghiên cứu.

Tóm lại, trong khu vực nghiên cứu, dân số chủ yếu là người dân tộc thiểu số, sản xuất còn lạc hậu, kinh tế kém phát triển, tỉ lệ hộ đói nghèo cao, trình độ dân trí thấp, đẻ nhiều, Đây là những nguyên nhân cơ bản của tình trạng xâm lấn rừng nhằm đáp ứng nhu cầu của cuộc sống.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên, hướng phục hồi một số trạng thái thảm thực vật tại xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La (Trang 31 - 36)