Mật độ, nguồn gốc và chất lƣợng tái sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên, hướng phục hồi một số trạng thái thảm thực vật tại xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La (Trang 76 - 79)

Chương 1 ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CÁC DẠNG THẢM CÂY BỤI

2.2. Mật độ, nguồn gốc và chất lƣợng tái sinh

Để đánh giá một cách chính xác nhất mức độ triển vọng cũng như chiều hướng phát triển sau này của tầng cây tái sinh, chúng ta cần xác định được mật độ cây tái sinh và tỷ lệ cây triển vọng.

Nguồn gốc và chất lượng tái sinh có ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến chất lượng rừng sau này. Chất lượng, nguồn gốc cây tái sinh là kết quả tổng hợp các tác động qua lại giữa cây rừng với điều kiện lập địa. Để có lớp cây tái sinh tốt, cần phải có những cây mẹ gieo giống tại chỗ tốt, ngồi ra cịn phụ thuộc vào những yếu tố hoàn cảnh tác động đến quá trình ra hoa kết quả và phát tán hạt giống v.v… Khả năng hình thành rừng tốt phụ thuộc chặt chẽ vào

năng lực sinh trưởng, nguồn gốc và chất lượng cây tái sinh. Kết quả được ghi ở bảng 1.13 như sau:

Bảng 1.17. Mật độ, nguồn gốc và chất lượng cây tái sinh trong các dạng thảm cây bụi Các kiểu thảm Mật độ (cây/ha) Nguồn gốc (%) Chất lượng (%) Hạt Chồi Tốt TB Xấu TCB thấp sau NR 5624 92,1 7,9 49,5 31,9 18,6 TCB cao sau NR 4278 87,5 12,5 62,5 27,5 10,0 TCB cao sau KTK 3719 76,8 23,2 59,7 20,1 20,2 TCB cao sau TRKT 1893 80,9 19,1 38,9 26,8 24,3 TCB cao sau KTC 3250 83,6 16,4 67,4 23,5 9,1

Nhìn vào bảng số liệu cho thấy, mật độ cây tái sinh ở mỗi đai cao có sự sai khác. Ở những đai cao có độ tàn che lớn thì mật độ cây tái sinh thấp hơn như ở đai

Mật độ cây gỗ tái sinh: Kết quả định lượng cây gỗ tái sinh của các trạng thái

thảm thực vật với các mức độ thối hóa và tuổi phục hồi khác nhau rất biến động ( trung bình từ 1893 cây – 5624 cây/ha).

Mật độ cây gỗ tái sinh giảm dần theo thời gian phục hồi rừng, số lượng cá thể lớn nhất ở thảm cây bụi thấp sau nương rẫy (phục hồi 2 – 3 năm; mật độ: 5624 cây/ha), sau đó giảm dần ở các trạng thái thảm cây bụi cao. Nguyên nhân là khi độ che phủ tăng lên, không gian sinh trưởng ngày càng thu hẹp, quá trình cạnh tranh càng trở nên gay gắt hơn, dẫn đến số lượng cây chết tăng. Riêng thảm cây bụi cao sau trồng rừng khơng thành có mật độ cây tái sinh thấp nhất (1893 cây/ha) do đất bị thối hóa nặng, thực bì bị xử lý trước khi gieo bay nên nguồn hạt bị thiếu hụt nghiêm trọng, quá trình tái sinh bị gián đoạn.

Định lượng về số lượng cây gỗ tái sinh trong các trạng thái thảm cây bụi là rất cần thiết. Tuy nhiên, nghiên cứu về tái sinh nếu chỉ căn cứ vào các con số định lượng cây gỗ tái sinh thì chưa đủ. Muốn xác định được quy luật

diễn thế diễn ra theo hướng nào, tốc độ diễn thế nhanh hay chậm thì cịn phải căn cứ vào tổ thành loài cây gỗ tái sinh và một số đặc điểm sẽ xét sau đây.

* Nguồn gốc tái sinh: Tái sinh từ hạt chiếm tỷ lệ cao hơn, dao động

trong khoảng 76,8% đến 92,1%. Khả năng tái sinh từ hạt trên đất sau nương rẫy cao hơn đất sau trồng rừng không thành và sau khai thác kiệt. Theo Nguyễn Vạn Thường (1991) [59], trong cùng một lồi cây thì cây mọc từ hạt có đời sống dài hơn cây mọc từ chồi, khả năng chống chịu với điều kiện ngoài cảnh tốt hơn cây chồi. Số liệu trên cho phép chúng ta đánh giá khả quan triển vọng của rừng được phục hồi từ các thảm cây bụi này.

* Phẩm chất tái sinh: Thảm cây bụi cao sau trồng rừng khơng thành có

phẩm chất tái sinh thấp nhất, tỷ lệ cây tốt chỉ là 38,9% cịn tỷ lệ cây có phẩm chất xấu cao 24,3%. Thảm cây bụi cao sau khai thác chọn có phẩm chất cây tái sinh cao nhất, 90,9% cây có chất lượng tốt và trung bình, cây chất lượng xấu chỉ có 9,1% vì điều kiện ở thảm cây bụi cao sau khai thác chọn thuận lợi về nguồn gieo giống và điều kiện thổ nhưỡng. Tiếp đến thảm cây bụi cao sau nương rẫy, thảm cây bụi cao sau khai thác kiệt và thảm cây bụi thấp sau nương rẫy; nhưng do thành phần lớp cây tái sinh chủ yếu là cây bụi và cây gỗ nhỏ nên chất lượng của lớp cây tái sinh không cao.

Mật độ, nguồn gốc, chất lượng cây tái sinh ở các dạng thảm cây bụi khơng thuần nhất. Vì vậy, mỗi một kiểu thảm khi được khoanh nuôi tái sinh cần có sự tác động khác nhau để thúc đẩy quá trình phục hồi và nâng cao chất lượng tái sinh.

Ánh sáng là yếu tố chủ đạo, có vai trò quyết định khả năng và điều khiển quá trình tái sinh của thực vật. Nhìn chung, tất cả các điểm nghiên cứu trên đều có chế độ chiếu sáng tương đối tốt, đây là điểm thuận lợi cho sự tái sinh của cây. Nhưng giữa các dạng thảm cây bụi nghiên cứu lại có sự khác nhau về mật độ, nguồn gốc và phẩm chất tái sinh chứng tỏ quá trình tái sinh còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nữa: mức độ thối hóa của đất, độ che phủ, tổ thành loài trong tầng cây cao, phương thức và cường độ tác động của con người...

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên, hướng phục hồi một số trạng thái thảm thực vật tại xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)